https://kevesko.vn/20240108/nhung-nguoi-nga-dau-tien-day-tieng-nga-tai-viet-nam-27259841.html
Những người Nga đầu tiên dạy tiếng Nga tại Việt Nam
Những người Nga đầu tiên dạy tiếng Nga tại Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Sputnik tiếp tục chuỗi mạn đàm về những sự kiện đáng nhớ và những con người để lại dấu ấn trong biên niên sử về tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nga... 08.01.2024, Sputnik Việt Nam
2024-01-08T05:38+0700
2024-01-08T05:38+0700
2024-01-08T16:54+0700
những trang sử vàng
tác giả
quan điểm-ý kiến
tiếng nga
việt nam
hợp tác nga-việt
nga
văn hóa
dạy thêm
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/08/13/9378772_0:76:1200:751_1920x0_80_0_0_ec3c990168bc5bc51cbe94cb4f2fec65.jpg
Những bức ảnh độc đáo từ năm 1945 và 1954Có lẽ một số bạn đã từng xem hình ảnh người dân Hà Nội xuống đường chào đón Cách mạng tháng Tám năm 1945 và giải phóng thủ đô ngày 10/10/1954. Có rất nhiều bức ảnh như vậy. Nhưng cũng có những bức ảnh rất hiếm hoi, chụp người Hà Nội cầm trên tay biểu ngữ với dòng chữ chào mừng bằng tiếng Nga. Không chắc những biểu ngữ này được chuẩn bị bởi những người Việt Nam từng học trong hệ thống Quốc tế Cộng sản ở Moskva vào những năm 20-30 của thế kỷ trước - lúc đó họ đã thực hiện một cuộc cách mạng thành công, khôi phục chính quyền nhân dân và chắc rằng họ không có thời gian để vẽ khẩu hiệu bằng tiếng Nga. Rõ ràng là những biểu ngữ đó được viết bởi những người dân thường quan tâm đến tiếng Nga ở Hà Nội. Trên thực tế có thể đáp ứng sự quan tâm này: cuối những năm 30 đầu 40, quảng cáo “Tôi nhận dạy tiếng Nga” đã nhiều lần được đăng trên báo chí Hà Nội.Ai là người đầu tiên dạy tiếng Nga ở Việt Nam?Có thông tin về viên sĩ quan Nga hoàng Lerner, là người sau cách mạng ở Nga thành công đã đến Việt Nam qua Trung Quốc và định cư ở đây. Ông ta không thể tìm được công việc được trả lương cao nên đã kiếm sống bằng nghề dạy tiếng Nga.Thông tin chính xác hơn nhiều liên quan đến bà Olga Ilyina, một phụ nữ đến Thượng Hải sau cách mạng Nga, và từ đó đến thành phố Huế của Việt Nam vào năm 1942. Tuy nhiên, trong cuộc đảo chính của Nhật Bản vào tháng 3 năm 1945, người chồng Pháp của bà đã bị giết và ngôi nhà của bà bị phá hủy. Olga chuyển đến Hà Nội. Với một đứa con trong tay và không có chồng, bà lâm vào tình thế rất chật chội. Bà đã tìm ra cách thoát khỏi khó khăn tài chính bằng việc dạy tiếng Nga cho người Việt. Nhân tiện nói thêm, vào cuối những năm 40, khi đang ở Pháp, bà Olga Ilyina đã viết cuốn hồi ký, “Sợi dây phương Đông”. Một trong bốn chương của hồi ký này viết về Việt Nam. Các chương này được viết với sự đồng cảm rõ rệt đối với con người Việt Nam, với nền văn hóa và lịch sử, truyền thống và lối sống của họ.Và ba tháng sau ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập, tháng 12 năm 1945, khoa chính trị - xã hội được khai trương tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trưởng khoa của nó là ông Hồ Chí Minh. Chính tại khoa này, lần đầu tiên ở Việt Nam việc giảng dạy chính thức tiếng Nga đã bắt đầu, dù chỉ trong một thời gian ngắn, cho đến mùa xuân năm 1946. Theo hồi ức của cựu nhân viên Bộ Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Trọng Phan, sáng kiến đưa tiếng Nga vào chương trình thuộc về nhà khoa học Nguyễn Văn Huyên, người lúc đó đứng đầu một trong các Vụ của Bộ Giáo dục. Việc giảng dạy tiếng Nga được giao cho giáo viên Nga Orest Pletner.Chín năm sống và làm việc tại Việt NamÔng Orest Pletner sinh năm 1892, tốt nghiệp Khoa phương Đông của Đại học St. Petersburg, nơi ông học tiếng Nhật. Năm 1916, ông Orest Pletner được cử làm phiên dịch cho Đại sứ quán Đế quốc Nga ở Tokyo. Vào mùa hè năm 1917, sau khi lật đổ Sa hoàng Nga, ông trở về nước, nhưng ngay sau đó Chính phủ lâm thời Nga, chính phủ bị lật đổ. Sau Cách mạng Tháng Mười 1917, ông lại cử ông đến Nhật Bản với tư cách là tùy viên.Sau khi chuyển giao công việc của đại sứ quán cho các nhà ngoại giao Nga Xô Viết mới đến Nhật Bản, Orest Pletner chuyển đến châu Âu, sống ở Anh, Đức và Pháp, tiến hành các hoạt động khoa học và giảng dạy. Năm 1923, ông lại đến Nhật Bản và dạy tiếng Nga và tiếng Pháp tại một số trường đại học nổi tiếng. Ông kết hôn với một phụ nữ Nhật Bản và họ có một cô con gái. Vào cuối những năm 30, cuộc sống ở Nhật Bản trở nên rất căng thẳng đối với người nước ngoài, nên Orest Pletner đã nhận lời mời của chính phủ Pháp đến làm việc tại Hà Nội, nơi ông chuyển đến vào tháng 4 năm 1941. Mùa thu năm đó, vợ và con gái ông từ Nhật Bản cũng đến đây. Orest Pletner bắt đầu giảng dạy tiếng Nhật tại Đại học Hà Nội cho sinh viên Việt Nam và Pháp. Gia đình ông sống trên phố Quang Trung. Mùa hè năm 1945, họ chuyển đến khách sạn Metropol, sống ở đó cho đến khi rời Việt Nam.Trước Cách mạng Tháng Tám, Orest Pletner dạy tiếng Nhật. Từ ngày 17 tháng 12 năm 1945, ông bắt đầu dạy tiếng Nga cho một nhóm gồm bốn mươi người. Trong số những người nghe bài giảng của Orest Pletner có Nguyễn Thụy Ứng. Ông Nguyễn Thụy Ứng kể lại rằng lúc đầu học viên gọi Pletner là “Giáo sư”, nhưng thầy giáo người Nga yêu cầu đơn giản gọi ông bằng tên. Xin nói thêm rằng sau này Nguyễn Thụy Ứng trở thành một trong những dịch giả tiếng Nga nổi tiếng nhất. Ông đã dịch các tác phẩm của Lev Tolstoy, Maxim Gorky, Alexander Tvardovsky, Nikolai Ostrovsky và Mikhail Sholokhov sang tiếng Việt.Thầy giáo người Nga đã dạy cả học viên và nhân viên của chính quyền cách mạng. Ông không biết tiếng Việt nên dạy tiếng Nga bằng tiếng Pháp, là ngôn ngữ mà học viên khá thông thạo. Và những cuốn sách giáo khoa tiếng Nga mà ông sử dụng đều bằng tiếng Trung Quốc. Vì vậy, như ông Nguyễn Thụy Ứng lưu ý, học viên cũng đã có thể đồng thời học tiếng Trung Quốc.Năm 1950, Orest Pletner cùng gia đình trở về Nhật Bản, ông tiếp tục hoạt động giảng dạy tại đó cho đến khi qua đời năm 1970, thọ 77 tuổi. Orest Pletner chưa bao giờ có cơ hội trở lại thăm Việt Nam lần nữa, nhưng theo hồi ức của người con gái, ông vẫn giữ được những kỷ niệm đẹp về Việt Nam cho đến cuối đời.
https://kevesko.vn/20231218/nam-1954-cuoc-giai-phong-ha-noi-qua-con-mat-cac-nha-lam-phim-nga-27024951.html
https://kevesko.vn/20231211/nhung-nguoi-nga-dau-tien-den-viet-nam-sau-chien-thang-dien-bien-phu-26864582.html
https://kevesko.vn/20231204/dai-matxcova-phat-thanh-bang-tieng-viet-phu-song-toan-cau-26777953.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/08/13/9378772_50:0:1151:826_1920x0_80_0_0_fef6112e68bb81051017b233c6c867b6.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tác giả, quan điểm-ý kiến, tiếng nga, việt nam, hợp tác nga-việt, nga, văn hóa, dạy thêm
tác giả, quan điểm-ý kiến, tiếng nga, việt nam, hợp tác nga-việt, nga, văn hóa, dạy thêm
Những người Nga đầu tiên dạy tiếng Nga tại Việt Nam
05:38 08.01.2024 (Đã cập nhật: 16:54 08.01.2024) Sputnik tiếp tục chuỗi mạn đàm về những sự kiện đáng nhớ và những con người để lại dấu ấn trong biên niên sử về tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nga và Việt Nam.
Những bức ảnh độc đáo từ năm 1945 và 1954
Có lẽ một số bạn đã từng xem hình ảnh người dân Hà Nội xuống đường chào đón Cách mạng tháng Tám năm 1945 và giải phóng thủ đô ngày 10/10/1954. Có rất nhiều bức ảnh như vậy. Nhưng cũng có những bức ảnh rất hiếm hoi, chụp người Hà Nội cầm trên tay biểu ngữ với dòng chữ chào mừng bằng tiếng Nga. Không chắc những biểu ngữ này được chuẩn bị bởi những người Việt Nam từng học trong hệ thống Quốc tế Cộng sản ở Moskva vào những năm 20-30 của thế kỷ trước - lúc đó họ đã thực hiện một cuộc cách mạng thành công, khôi phục chính quyền nhân dân và chắc rằng họ không có thời gian để vẽ khẩu hiệu bằng
tiếng Nga. Rõ ràng là những biểu ngữ đó được viết bởi những người dân thường quan tâm đến tiếng Nga ở Hà Nội. Trên thực tế có thể đáp ứng sự quan tâm này: cuối những năm 30 đầu 40, quảng cáo “Tôi nhận dạy tiếng Nga” đã nhiều lần được đăng trên báo chí Hà Nội.
Ai là người đầu tiên dạy tiếng Nga ở Việt Nam?
Có thông tin về viên sĩ quan Nga hoàng Lerner, là người sau cách mạng ở Nga thành công đã đến Việt Nam qua Trung Quốc và định cư ở đây. Ông ta không thể tìm được công việc được trả lương cao nên đã kiếm sống bằng nghề dạy tiếng Nga.
18 Tháng Mười Hai 2023, 09:20
Thông tin chính xác hơn nhiều liên quan đến bà Olga Ilyina, một phụ nữ đến Thượng Hải sau cách mạng Nga, và từ đó đến thành phố Huế của Việt Nam vào năm 1942. Tuy nhiên, trong cuộc đảo chính của Nhật Bản vào tháng 3 năm 1945, người chồng Pháp của bà đã bị giết và ngôi nhà của bà bị phá hủy. Olga chuyển đến Hà Nội. Với một đứa con trong tay và không có chồng, bà lâm vào tình thế rất chật chội. Bà đã tìm ra cách thoát khỏi khó khăn tài chính bằng việc dạy tiếng Nga cho người Việt. Nhân tiện nói thêm, vào cuối những năm 40, khi đang
ở Pháp, bà Olga Ilyina đã viết cuốn hồi ký, “Sợi dây phương Đông”. Một trong bốn chương của hồi ký này viết về Việt Nam. Các chương này được viết với sự đồng cảm rõ rệt đối với con người Việt Nam, với nền văn hóa và lịch sử, truyền thống và lối sống của họ.
Và ba tháng sau ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập, tháng 12 năm 1945, khoa chính trị - xã hội được khai trương tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trưởng khoa của nó là ông Hồ Chí Minh. Chính tại khoa này, lần đầu tiên ở Việt Nam việc giảng dạy chính thức tiếng Nga đã bắt đầu, dù chỉ trong một thời gian ngắn, cho đến mùa xuân năm 1946. Theo hồi ức của cựu nhân viên Bộ Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Trọng Phan, sáng kiến đưa tiếng Nga vào chương trình thuộc về nhà khoa học Nguyễn Văn Huyên, người lúc đó đứng đầu một trong các Vụ của Bộ Giáo dục. Việc giảng dạy tiếng Nga được giao cho giáo viên Nga Orest Pletner.
11 Tháng Mười Hai 2023, 09:53
Chín năm sống và làm việc tại Việt Nam
Ông Orest Pletner sinh năm 1892, tốt nghiệp Khoa phương Đông của Đại học St. Petersburg, nơi ông học tiếng Nhật. Năm 1916, ông Orest Pletner được cử làm phiên dịch cho Đại sứ quán Đế quốc Nga ở Tokyo. Vào mùa hè năm 1917, sau khi lật đổ Sa hoàng Nga, ông trở về nước, nhưng ngay sau đó Chính phủ lâm thời Nga, chính phủ bị lật đổ. Sau Cách mạng Tháng Mười 1917, ông lại cử ông đến Nhật Bản với tư cách là tùy viên.
Sau khi chuyển giao công việc của đại sứ quán cho các nhà ngoại giao Nga Xô Viết mới đến Nhật Bản, Orest Pletner chuyển đến
châu Âu, sống ở Anh, Đức và Pháp, tiến hành các hoạt động khoa học và giảng dạy. Năm 1923, ông lại đến Nhật Bản và dạy tiếng Nga và tiếng Pháp tại một số trường đại học nổi tiếng. Ông kết hôn với một phụ nữ Nhật Bản và họ có một cô con gái. Vào cuối những năm 30, cuộc sống ở Nhật Bản trở nên rất căng thẳng đối với người nước ngoài, nên Orest Pletner đã nhận lời mời của chính phủ Pháp đến làm việc tại Hà Nội, nơi ông chuyển đến vào tháng 4 năm 1941. Mùa thu năm đó, vợ và con gái ông từ Nhật Bản cũng đến đây. Orest Pletner bắt đầu giảng dạy tiếng Nhật tại Đại học Hà Nội cho sinh viên Việt Nam và Pháp. Gia đình ông sống trên phố Quang Trung. Mùa hè năm 1945, họ chuyển đến khách sạn Metropol, sống ở đó cho đến khi rời Việt Nam.
4 Tháng Mười Hai 2023, 05:06
Trước Cách mạng Tháng Tám, Orest Pletner dạy tiếng Nhật. Từ ngày 17 tháng 12 năm 1945, ông bắt đầu dạy tiếng Nga cho một nhóm gồm bốn mươi người. Trong số những người nghe bài giảng của Orest Pletner có Nguyễn Thụy Ứng. Ông Nguyễn Thụy Ứng kể lại rằng lúc đầu học viên gọi Pletner là “Giáo sư”, nhưng thầy giáo người Nga yêu cầu đơn giản gọi ông bằng tên. Xin nói thêm rằng sau này Nguyễn Thụy Ứng trở thành một trong những dịch giả tiếng Nga nổi tiếng nhất. Ông đã dịch các tác phẩm của Lev Tolstoy, Maxim Gorky, Alexander Tvardovsky, Nikolai Ostrovsky và Mikhail Sholokhov sang
tiếng Việt.
Thầy giáo người Nga đã dạy cả học viên và nhân viên của chính quyền cách mạng. Ông không biết tiếng Việt nên dạy tiếng Nga bằng tiếng Pháp, là ngôn ngữ mà học viên khá thông thạo. Và những cuốn sách giáo khoa tiếng Nga mà ông sử dụng đều bằng tiếng Trung Quốc. Vì vậy, như ông Nguyễn Thụy Ứng lưu ý, học viên cũng đã có thể đồng thời học tiếng Trung Quốc.
Năm 1950, Orest Pletner cùng gia đình trở về Nhật Bản, ông tiếp tục hoạt động giảng dạy tại đó cho đến khi qua đời năm 1970, thọ 77 tuổi. Orest Pletner chưa bao giờ có cơ hội trở lại thăm Việt Nam lần nữa, nhưng theo hồi ức của người con gái, ông vẫn giữ được những kỷ niệm đẹp về Việt Nam cho đến cuối đời.