Lenin từng viết gì về Việt Nam

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhVladimir Lenin
Vladimir Lenin  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2024
Đăng ký
Ngày 21 tháng 1 đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày mất của người sáng lập nhà nước Xô Viết, một trong những người sáng lập hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác, lãnh đạo giai cấp vô sản thế giới Vladimir Ilyich Lenin, nhà báo Pyotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.

Hồi đó chưa có ai biết đến từ “Việt Nam”

Tôi phải nói ngay rằng tìm chữ “Việt Nam” trong các trước tác của Lenin là vô ích. Mặc dù có trình độ học vấn cao, hiểu nhiều biết rộng nhưng Vladimir Ilyich Lenin không thể biết từ “Việt Nam”, vì vào thời của ông, từ này không được sử dụng trên báo chí của Nga cũng như nước ngoài như Anh, Pháp, Đức. Thay vào đó, từ “An Nam” được sử dụng và người Việt được gọi là “Annamites”. Chính người Việt Nam theo học ở Moskva Đại học Cộng sản lao động Phương Đông vào những năm 1920 hình như cũng không nhất quyết bắt người Nga gọi họ là “người Việt Nam”. Trong các tài liệu của cơ sở giáo dục này chỉ tìm thấy hai từ “Annamite” và “Indochina”.
Một trong những người Việt Nam sống và làm việc ở Moskva lúc bấy giờ là ông Nguyễn Khánh Toàn đã biên soạn cuốn sách giáo khoa tiếng Việt đầu tiên ở Nga vào năm 1933. Cuốn sách đó có tên là “Sách giáo khoa tiếng An Nam”.
Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2017
Ban lãnh đạo Việt Nam sẽ khai trương tượng đài Hồ Chí Minh ở quê hương Lenin
Lần đầu tiên trong tiếng Nga, từ “Việt Nam” được nhân viên Quốc tế Cộng sản Vera Vasilyeva năm 1941 sử dụng trong bài viết đăng trên Tạp chí Lịch sử. Nhưng từ “Việt Nam” chỉ trở nên phổ biến trong văn học Liên Xô sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập.

Lenin đặc biệt chú trọng đến cuộc đấu tranh giải phóng giành độc lập dân tộc

Nhiều tác phẩm của Lenin đầu thế kỷ 20 có nội dung phân tích về chính sách thuộc địa của các nước đế quốc, trong đó có Pháp, và phản ứng trước chính sách này của các dân tộc bị áp bức ở Đông Dương. Tác phẩm đầu tiên Lênin đề cập đến Đông Dương là bài viết năm 1908 với tựa đề “Vật liệu dễ cháy trong chính trị thế giới”. Trong tác phẩm này, như một ví dụ về chính sách đàn áp của thực dân, Lenin đã nhắc đến hành động của chính quyền Pháp ở Đông Dương, những người, như ông lưu ý, “lo sợ cho sự toàn vẹn của tài sản châu Á của họ”.
Tình hình Đông Dương đã được thảo luận chi tiết hơn trong tác phẩm lớn của Lenin, nhan đề là “Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa tư bản” xuất bản mùa xuân năm 1917.
Đề cập đến sự phân chia thế giới giữa các nước đế quốc, Lenin viết:
“Chúng ta hãy lấy ví dụ Ấn Độ, Đông Dương và Trung Quốc. Được biết, ba nước thuộc địa và bán thuộc địa này với dân số từ 600-700 triệu người đang bị tư bản tài chính của nhiều cường quốc đế quốc: Anh, Pháp, Nhật, Mỹ bóc lột.”
Khi biên soạn các công trình khoa học của mình, Lenin đã cẩn thận sưu tầm tài liệu thực tế. “Sổ tay về chủ nghĩa đế quốc” và “Kinh nghiệm tóm tắt các sự kiện chính của lịch sử thế giới” của ông vẫn được bảo tồn, nhờ đó chúng ta biết được nhà tư tưởng vĩ đại đặc biệt chú ý đến những thực tế nào. Chẳng hạn, trong ghi chép của Lenin về năm 1885 có ghi: “Chiến tranh giữa Pháp và Trung Quốc (tại Bắc Kỳ)”. Ông lưu ý thêm rằng diện tích thuộc địa Pháp trong giai đoạn từ 1876 đến 1900 đã tăng từ 160 000 km2 lên tới 663 000 km2.
Tuy nhiên, cùng với việc bộc lộ bản chất hung hãn của chủ nghĩa đế quốc, vào đầu thế kỷ 20 Lenin ngày càng chú ý đến các phong trào đòi giải phóng của quần chúng. Trong tác phẩm “Kết quả thảo luận về quyền tự quyết”, Lenin nêu tên An Nam, cùng với Singapore và Cameroon, về nỗ lực nổi dậy của các dân tộc bị áp bức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.11.2023
Những trang sử vàng
Hồ Chí Minh ở Matxcơva: các cuộc gặp với Stalin
Tóm tắt sự thật về cuộc đấu tranh chống đế quốc, Lenin viết: “Phong trào cách mạng ở nhiều nước châu Âu và châu Á gần đây đã gây ấn tượng sâu sắc đến mức một giai đoạn mới và cao hơn không thể so sánh được của cuộc đấu tranh quốc tế của giai cấp vô sản hiện ra khá rõ ràng trước mắt chúng ta”.
Chúng ta cần nhớ rằng Lenin đã viết điều này trong bối cảnh cuộc nổi dậy cách mạng bắt đầu trên hành tinh sau Cách mạng Nga lần thứ nhất. Lenin gọi các cuộc biểu tình phản đối ở các nước châu Á là “sự thức tỉnh của châu Á”.
Dù các phong trào này kết thúc trong thất bại, nhà lãnh đạo giai cấp vô sản thế giới coi đó là bài học hết sức quan trọng làm cơ sở cho các cuộc cách mạng giải phóng sau này: “Chỉ có các phong trào cách mạng còn non trẻ, cục bộ, manh mún, không thành công mới giúp quần chúng rút kinh nghiệm, học hỏi, tập hợp sức mạnh, nhận ra những người lãnh đạo thực sự của họ, những người vô sản xã hội chủ nghĩa, từ đó chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công”, Lenin viết trong bài báo tháng 7 năm 1916 “Kết quả thảo luận về quyền tự quyết”.
Theo Lenin, phong trào giải phóng dân tộc ngay cả ở các nước nhỏ như Việt Nam, cùng với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản các nước tư bản lớn, chắc chắn sẽ làm suy yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa. Lenin tin tưởng chắc chắn vào tương lai xã hội chủ nghĩa của những nước như Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала