Gác lại giấc mơ, VNG từ chối tiết lộ lý do rút đơn IPO tại Mỹ

© Ảnh : VNG CorporationTập đoàn VNG tại Việt Nam
Tập đoàn VNG tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2024
Đăng ký
Kỳ lân công nghệ Việt Nam VNG đã quyết định rút đơn xin IPO tại Mỹ, website SEC - Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ cho biết.
Lý do VNG rút đơn, tạm gác lại giấc mơ IPO trên sàn chứng khoán Mỹ của CEO Lê Hồng Minh không được tiết lộ, đồng thời kế hoạch nộp đơn đăng ký mới trong tương lai của VNG cũng chưa rõ ràng.

VNG xin rút đơn IPO trên sàn chứng khoán Mỹ

Kỳ lân công nghệ Việt Nam VNG, doanh nghiệp từng được Forbes đánh giá xứng đáng là bản sao gã khổng lồ Tencent (Đằng Tấn) Trung Quốc, đã quyết định rút đơn xin IPO tại Mỹ.
Một tuyên bố trên trang web của Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) xác nhận việc VNG Limited của Việt Nam đã có thông báo gửi SEC ngày 19/1/2024, đề nghị chấp thuận việc rút lại hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 đã nộp.
VNG Limited cho biết trong bản thông báo gửi Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ hôm 19/1, đề nghị SEC chấp thuận việc rút lại hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 đã nộp, bởi quyết định chưa chào bán ra công chúng (IPO) ở thời điểm hiện tại.
Doanh nghiệp của Việt Nam cũng khẳng định chưa có cổ phiếu nào đã hoặc sẽ được phát hành hay bán theo hồ sơ đã nộp.
Thực tế, việc niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán quốc tế là một trong những kế hoạch VNG giữ từ rất lâu.
Giấc mơ niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ của VNG được CEO Lê Hồng Minh chia sẻ với Forbes từ năm 2010.
Đồng thời, ngay từ tăm 2017, VNG đã ký kết một biên bản ghi nhớ về việc niêm yết trên sàn Nasdaq, Hoa Kỳ.
Doanh nhân Lê Hồng Minh, đồng sáng lập kiêm CEO của Công ty cổ phần VNG (VNG Corporation) - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2023
CEO Lê Hồng Minh muốn VNG thành công ty game tầm cỡ thế giới

Chưa sẵn sàng?

Theo Vnexpress, ngày hôm qua 23/1, đại diện VNG từ chối bình luận về thông tin xin rút hồ sơ IPO trên sàn chứng khoán Mỹ.
Thông báo hôm 19/1 cũng cho biết, VNG vẫn có ý định nộp lại hồ sơ đăng ký IPO trong tương lai.
Đồng thời, do những khoản phí đã nộp sẽ không được hoàn lại, VNG Limited đề nghị SEC cho sử dụng trong trường hợp tiếp tục nộp hồ sơ xin IPO, căn cứ theo điều 457 của Luật Chứng khoán Mỹ.
Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) sau đó đã cho rút hồ sơ IPO. Tech in Asia cho hay, nhà sáng lập Lê Hồng Minh cho biết trong cuộc họp nội bộ là các nhà đầu tư chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho các đợt IPO công nghệ từ châu Á.
Trước đó, để chuẩn bị cho đợt IPO của kỳ lân công nghệ Việt Nam VNG tại thị trường Mỹ, vào tháng 8/2023, công ty đã thông báo việc VNG Limited nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên SEC. Thông tin VNG nộp đơn xin IPO lên sàn chứng khoán Mỹ khiến giới đầu tư xôn xao.
Theo kế hoạch công bố trước đó, VNG Limited cổ đông lớn nhất của VNG dự kiến sẽ chào bán cổ phiếu phổ thông loại A trên sàn Nasdaq với mã VNG.
Nếu phương án phát hành thành công, 21,7 triệu cổ phiếu sẽ được niêm yết trên Nasdaq. Tuy nhiên, giá niêm yết của cổ phiếu vẫn chưa được tiết lộ.
DealStreetAsia cho biết hồi năm ngoái rằng, VNG dự định chào bán 12,5% cổ phần khi ra mắt thị trường đại chúng. Cổ phiếu phổ thông loại B (Class B) thuộc sở hữu của đồng sáng lập Lê Hồng Minh - Tổng giám đốc và Vương Quang Khải - Phó tổng giám đốc thường trực của VNG sẽ không được chào bán trong đợt IPO dự kiến.
Tuy nhiên sau đó, VNG đã hoãn kế hoạch IPO vào tháng 9/2023 do điều kiện thị trường không ổn định.
Minh họa vệ tinh LOTUSat-1 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2024
Việt Nam sắp phóng vệ tinh công nghệ radar đầu tiên lên quỹ đạo

VNG đang thua lỗ

VNG có tiền thân là một công ty game, được thành lập năm 2004, tên ban đầu là Công ty cổ phần trò chơi Vi Na (Vinagame), vốn điều lệ 15 tỷ đồng.
Sau thời gian dài phát triển, VNG đã lấn sân sang cả các lĩnh vực như chia sẻ nhạc, phát video, nhắn tin, cổng tin tức, thanh toán di động...
Đáng chú ý, trong hồ sơ gửi Ủy ban chứng khoán Mỹ, VNG Limited, cổ đông lớn nhất, pháp nhân kiểm soát VNG Việt Nam đã công bố danh tính cổ đông ngoại Tencent (Đằng Tấn - Trung Quốc), Ant Group và GIC - quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore.
Theo kế hoạch bị trì hoãn nhiều lần, thì lẽ ra, sau khi hoàn tất giao dịch IPO, Tencent sẽ là cổ đông lớn nhất tại VNG khi nắm giữ 47,4% cổ phiếu loại A, trong khi quỹ đầu tư quốc gia GIC của Singapore nắm giữ 11,1%, Temasek 6,9% và Ant Group 5,7%.
Hồi năm ngoái, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần VNG do không công bố trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và của công ty này các tài liệu gồm báo cáo tài chính riêng và hợp nhất bán niên năm 2023 đã được soát xét; báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2022 đã được kiểm toán, báo cáo thường niên năm 2022. VNG bị phạt 85 triệu đồng.
Báo cáo tài chính được công bố cho thấy, luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, Công ty VNG ghi nhận doanh thu đạt 4.098,37 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ ghi nhận lỗ 193,39 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 281,41 tỷ đồng.
Theo chuyên trang Đầu tư chứng khoán của báo Đầu tư, năm 2023, VNG đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 9.281 tỷ đồng, tăng 19% so với thực hiện 2022 và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là âm 378 tỷ đồng (năm 2022 lỗ 1.077,1 tỷ đồng).
Luỹ kế doanh thu 9 tháng của VNG đạt 6.431,3 tỷ đồng. Công ty lỗ luỹ kế 465,1 tỷ đồng. So sánh với kế hoạch năm 2023 thì hiện tại VNG đã lỗ 82,2% so với kế hoạch đề ra.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала