https://kevesko.vn/20240203/35-nam-hut-fdi-vi-sao-viet-nam-mai-let-det-o-top-duoi-27980684.html
35 năm hút FDI, vì sao Việt Nam mãi ‘lẹt đẹt’ ở top dưới?
35 năm hút FDI, vì sao Việt Nam mãi ‘lẹt đẹt’ ở top dưới?
Sputnik Việt Nam
Sau hơn 30 năm thu hút FDI, đến nay Việt Nam hầu như vẫn chỉ tham gia vào những mắt xích có giá trị gia tăng vào loại thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu... 03.02.2024, Sputnik Việt Nam
2024-02-03T21:36+0700
2024-02-03T21:36+0700
2024-02-03T21:36+0700
việt nam
fdi
kinh tế
tăng trưởng kinh tế
xuất khẩu
doanh nghiệp
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/08/12407718_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_356d332dc7e6141a20285bca8770d357.jpg
Trong báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, nổi bật lên 2 nội dung là vấn đề chuyển giao công nghệ còn hạn chế và “liên kết ngược” vẫn là hình thức phổ biến trong chuỗi giá trị.Vấn đề chuyển giao công nghệ còn hạn chếHơn 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Từ sau khi Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua năm 1987, đặc biệt là sau gia nhập WTO và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, FDI đã không ngừng gia tăng. Tính chung sau 35 năm, Việt Nam đã thu hút gần 438,7 tỉ USD vốn FDI.Tạp chí Một thế giới dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, nâng cao năng lực sản xuất.Các tập đoàn đa quốc gia trong khu vực đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, nâng cao trình độ công nghệ của người Việt, gia tăng tăng năng suất lao động và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.Bên cạnh đó, khu vực FDI cũng trở thành đầu tàu dẫn dắt xuất khẩu của Việt Nam, với tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu.Giai đoạn 2011 - 2020, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam là 35,9%; tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng đáng kể. Đây là tín hiệu tích cực, cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.Dù vậy, theo báo cáo, mặc cho việc thu hút FDI đạt kết quả tích cực, nhưng công tác chuyển giao công nghệ giữa các danh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước vẫn còn yếu. Đa số doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là 100% vốn nước ngoài, chủ yếu là nhằm tận dụng chi phí về nhà xưởng, lao động và các ưu đãi về thuế thay vì phát triển chuỗi cung ứng.Số lượng doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trong lớn trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Các hợp đồng chuyển giao công nghệ chủ yếu đến từ công ty mẹ tại nước ngoài cho công ty con tại Việt Nam. Doanh nghiệp Việt trực tiếp ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ với đối tác nước ngoài không nhiều.Một số ngành công nghiệp Việt Nam vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, trong khi chỉ một số ngành như da giày chiếm tỷ trọng công nghệ cao cấp hơn.Về trình độ công nghệ và đổi mới sáng tạo, Việt Nam đứng ở vị trí thấp (thứ 90/100), trong đó công nghệ nền tảng thứ 92/100, năng lực đổi mới sáng tạo thứ 77/100, FDI và chuyển giao công nghệ xếp thứ 73/100, theo số liệu công bố tại World Economic Forum 2019.Do đó, tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ trung bình và cao cấp của Việt Nam chỉ chiếm 30% trong tổng giá trị xuất khẩu, trong khi các nước trong khu vực là 80%, hoặc thấp như Philippines cũng chiếm 50%. Như vậy, Việt Nam rõ ràng cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao trình độ công nghiệp hóa và chuyển giao công nghệ.Chủ yếu vẫn là liên kết ngượcĐến nay, khả năng cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp FDI của các doanh nghiệp nội địa Việt Nam vẫn hạn chế, nhất là cung ứng cho các tập đoàn lớn. Trong khi 90% doanh nghiệp FDI tại các nước Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan sử dụng nguồn đầu vào trong nước thì ở Việt Nam, con số này chỉ chiếm khoảng 60%.Sau nhiều năm đẩy mạnh thu hút FDI, Việt Nam vẫn chủ yếu tham gia vào những mắt xích có giá trị gia tăng vào loại thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu, hầu hết đều thâm dụng lao động và yêu cầu kỹ thuật thấp. Do đó, “liên kết ngược” vẫn là hình thức phổ biến trong chuỗi giá trị.Theo đó, Việt Nam chưa tham gia được vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của các doanh nghiệp đầu chuỗi và doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao có xu hướng nhập hàng hóa đầu vào từ nước xuất xứ của mình hơn là các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thấp, cũng như có xu hướng sử dụng nhà cung cấp tư nhân trong nước ít hơn.Chẳng hạn, các doanh nghiệp Nhật Bản mua khoảng 32,6% các dịch vụ và sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp địa phương. Con số này thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp FDI của Nhật tại các nước láng giềng, ví dụ như ở Trung Quốc là 67,8%, ở Thái Lan là 57,1% và ở Indonesia đạt 40,5%.So với liên kết ngược, khả năng hình thành các liên kết xuôi sẽ cao hơn vì tỷ lệ doanhg nghiệp FDI mua đầu vào trong nước nhiều hơn là cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp trong nước.Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam mua đầu vào từ các doanh nghiệp trong nước là khá cao. Chỉ có gần 3% doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp đầu vào từ nước ngoài, còn lại là mua từ các doanh nghiệp Việt Nam hoặc FDI. Như vậy, mức độ liên kết xuôi vẫn khá ít và lỏng lẻo.
https://kevesko.vn/20240129/fdi-don-dap-ve-viet-nam-tien-vao-bat-dong-san-tang-gap-doi-27853717.html
https://kevesko.vn/20230927/dong-von-fdi-do-manh-vao-viet-nam-25521168.html
https://kevesko.vn/20231027/hang-chuc-ty-usd-fdi-do-vao-viet-nam-26118807.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/08/12407718_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_e972cc4f94bcf7606976a4f931adf4ff.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, fdi, kinh tế, tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, doanh nghiệp
việt nam, fdi, kinh tế, tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, doanh nghiệp
35 năm hút FDI, vì sao Việt Nam mãi ‘lẹt đẹt’ ở top dưới?
Sau hơn 30 năm thu hút FDI, đến nay Việt Nam hầu như vẫn chỉ tham gia vào những mắt xích có giá trị gia tăng vào loại thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu, chủ yếu thâm dụng lao động và đòi hỏi kỹ thuật thấp.
Trong báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, nổi bật lên 2 nội dung là vấn đề chuyển giao công nghệ còn hạn chế và “liên kết ngược” vẫn là hình thức phổ biến trong chuỗi giá trị.
Vấn đề chuyển giao công nghệ còn hạn chế
Hơn 30 năm thu hút
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Từ sau khi Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua năm 1987, đặc biệt là sau gia nhập WTO và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, FDI đã không ngừng gia tăng. Tính chung sau 35 năm, Việt Nam đã thu hút gần 438,7 tỉ USD vốn FDI.
Tạp chí Một thế giới dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, nâng cao năng lực sản xuất.
Các tập đoàn đa quốc gia trong khu vực đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, nâng cao trình độ công nghệ của người Việt, gia tăng tăng năng suất lao động và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Bên cạnh đó, khu vực FDI cũng trở thành đầu tàu dẫn dắt xuất khẩu của Việt Nam, với tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Giai đoạn 2011 - 2020, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam là 35,9%; tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng đáng kể. Đây là tín hiệu tích cực, cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.
Dù vậy, theo báo cáo, mặc cho việc thu hút FDI đạt kết quả tích cực, nhưng công tác chuyển giao công nghệ giữa các danh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước vẫn còn yếu. Đa số doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là 100% vốn nước ngoài, chủ yếu là nhằm tận dụng chi phí về nhà xưởng, lao động và các ưu đãi về thuế thay vì phát triển chuỗi cung ứng.
Số lượng doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trong lớn trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Các hợp đồng chuyển giao công nghệ chủ yếu đến từ công ty mẹ tại nước ngoài cho công ty con tại Việt Nam. Doanh nghiệp Việt trực tiếp ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ với đối tác nước ngoài không nhiều.
Một số ngành công nghiệp Việt Nam vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, trong khi chỉ một số ngành như da giày chiếm tỷ trọng công nghệ cao cấp hơn.
Về trình độ công nghệ và đổi mới sáng tạo, Việt Nam đứng ở vị trí thấp (thứ 90/100), trong đó công nghệ nền tảng thứ 92/100, năng lực đổi mới sáng tạo thứ 77/100, FDI và chuyển giao công nghệ xếp thứ 73/100, theo số liệu công bố tại World Economic Forum 2019.
Do đó, tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ trung bình và cao cấp của Việt Nam chỉ chiếm 30% trong tổng giá trị xuất khẩu, trong khi các nước trong khu vực là 80%, hoặc thấp như Philippines cũng chiếm 50%. Như vậy, Việt Nam rõ ràng cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao trình độ công nghiệp hóa và chuyển giao công nghệ.
Chủ yếu vẫn là liên kết ngược
Đến nay, khả năng cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp FDI của các doanh nghiệp nội địa Việt Nam vẫn hạn chế, nhất là cung ứng cho các tập đoàn lớn. Trong khi 90% doanh nghiệp FDI tại các nước Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan sử dụng nguồn đầu vào trong nước thì ở Việt Nam, con số này chỉ chiếm khoảng 60%.
Sau nhiều năm đẩy mạnh thu hút FDI, Việt Nam vẫn chủ yếu tham gia vào những mắt xích có giá trị gia tăng vào loại thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu, hầu hết đều thâm dụng lao động và yêu cầu kỹ thuật thấp. Do đó, “liên kết ngược” vẫn là hình thức phổ biến trong chuỗi giá trị.
Theo đó, Việt Nam chưa tham gia được vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của các doanh nghiệp đầu chuỗi và doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao có xu hướng nhập hàng hóa đầu vào từ nước xuất xứ của mình hơn là các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thấp, cũng như có xu hướng sử dụng nhà cung cấp tư nhân trong nước ít hơn.
27 Tháng Chín 2023, 20:38
Chẳng hạn, các doanh nghiệp Nhật Bản mua khoảng 32,6% các dịch vụ và sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp địa phương. Con số này thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp FDI của Nhật tại các nước láng giềng, ví dụ như ở Trung Quốc là 67,8%, ở Thái Lan là 57,1% và ở Indonesia đạt 40,5%.
So với liên kết ngược, khả năng hình thành các liên kết xuôi sẽ cao hơn vì tỷ lệ doanhg nghiệp FDI mua đầu vào trong nước nhiều hơn là cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp trong nước.
“Có tới gần 30% các doanh nghiệp FDI hoàn toàn xuất khẩu, không cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước vì thế không có bất kỳ một cơ sở nào để hình thành liên kết xuôi trong nước. Và trong số gần 70% doanh nghiệp FDI có cung ứng sản phẩm cho thị trường trong nước thì chưa đến 20% DN hoàn toàn không có hoạt động xuất khẩu”, - tạp chí Một thế giới dẫn báo cáo.
27 Tháng Mười 2023, 15:44
Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam mua đầu vào từ các doanh nghiệp trong nước là khá cao. Chỉ có gần 3% doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp đầu vào từ nước ngoài, còn lại là mua từ các doanh nghiệp Việt Nam hoặc FDI. Như vậy, mức độ liên kết xuôi vẫn khá ít và lỏng lẻo.