Phương Tây đưa các nhà khoa học Đức về nước mình sau Thế chiến thứ hai

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhCựu nhà tù pháo đài của Đức Quốc xã ở Terezín, trại tập trung người Do Thái trong Thế chiến thứ hai, năm 1944
Cựu nhà tù pháo đài của Đức Quốc xã ở Terezín, trại tập trung người Do Thái trong Thế chiến thứ hai, năm 1944 - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2024
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Hoa Kỳ đã đưa các nhà khoa học Đức về nước mình sau khi CTTG II kết thúc như một phần của Chiến dịch Kẹp giấy (Operation Paperclip), còn việc truy tìm những kẻ sát nhân của Đức Quốc xã không phải là ưu tiên hàng đầu, các tài liệu lưu trữ của Canada cho biết.
Thư viện Canada và Cơ quan Lưu trữ nước này hôm thứ Sáu đã công bố trên mạng Internet một báo cáo dài 600 trang của nhà sử học Alti Rodal, người đã điều tra việc nhập cư của các cựu thành viên Đức Quốc xã đến Canada vào giữa thập niên 1980.
Trong báo cáo của mình bà Rodal ghi nhận sự thành công trong Chiến dịch Kẹp giấy của Mỹ để đưa các nhà khoa học Đức sang Hoa Kỳ sau Thế chiến thứ hai. Hầu hết các chuyên gia đều được tái định cư ở Anh và Mỹ, một nhóm nhỏ cũng đến Canada theo cách tương tự.
Trại tập trung của Đức Quốc xã - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2023
Nam Mỹ đã trở thành nơi trú ẩn của những kẻ phát xít Đức chạy trốn sau Thế chiến thứ hai
Nhà sử học cho biết thêm, khác với Chiến dịch Kẹp giấy và các dự án khác nhằm tuyển dụng người Đức và cộng tác viên của Đức Quốc xã, đối với việc “săn lùng những kẻ đã sát hại hơn 12 triệu người lại không hề có nhân sự được đào tạo, không có trụ sở” cũng như các kế hoạch tương ứng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала