Bộ Công an sẽ thu thập mống mắt, ADN, giọng nói làm thẻ căn cước từ 1-7-2024

© Ảnh : Cong An Nhan DanDự thảo Luật Căn cước đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước của công dân.
Dự thảo Luật Căn cước đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước của công dân.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2024
Đăng ký
Kể từ ngày 1-7-2024, Luật Căn cước sẽ chính thức có hiệu lực. Bộ Công an sẽ thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt, ADN, giọng nói để tích hợp làm căn cước.
Luật Căn cước đã được Quốc hội thông qua sáng 27/11/2023, gồm 7 chương, 46 điều, trong đó chốt việc đổi tên Luật Căn cước và thẻ căn cước. Luật Căn cước chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/7.

Thu thập mống mắt, ADN, giọng nói

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Căn cước, được Quốc hội thông qua ngày 27-11-2023 và có hiệu lực thi hành từ 1-7-2024.
Trong quyết định, Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì đề xuất các giải pháp về công nghệ, đầu tư trang thiết bị, nâng cấp hệ thống lưu trữ, xử lý để triển khai thu nhận mống mắt; tích hợp thông tin vào thẻ căn cước, căn cước điện tử và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp.
Cùng với đó,Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an thu thập, khai thác, sử dụng thông tin sinh trắc học về mống mắt, ADN, giọng nói theo quy định của Luật.
Đồng thời, mở rộng việc kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.
Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và địa phương kịp thời phản ánh về Bộ Công an để tổng hợp, hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trước đó, theo Bộ Công an cũng như báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Căn cước, Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho biết, thực tiễn khoa học hiện nay đã chứng minh, cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất đối với mỗi người, không thay đổi nhiều theo thời gian.
Theo dự thảo Luật Căn cước, nhiều thông tin trên mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip được Bộ Công an đề xuất sửa đổi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2023
Tại sao phải thu thập thông tin mống mắt vào cơ sở dữ liệu căn cước?
Công nghệ nhận diện mống mắt (hay còn gọi là công nghệ cảm biến mống mắt) là phương pháp sử dụng thuật toán, hình ảnh để nhận dạng một người dựa vào cấu trúc các đường vân phức tạp và duy nhất của mống mắt (nơi xác định màu mắt của con người) và hiện đã được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực.
Cùng với đó, nhiều quốc gia đã áp dụng công nghệ này để phục vụ nhận diện công dân, xác thực hộ chiếu, điền thông tin xác thực qua website... Do đây là công nghệ này có độ chính xác cao, đơn giản, dễ sử dụng, không cần thao tác phức tạp.
Việc thu thập mống mắt là biện pháp tốt, hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người (với các trường hợp khuyết tật hoặc vân tay bị biến dạng do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan…).
Hồi năm ngoái, phát biểu trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới cho biết, việc thu thập, cập nhật thông tin về ADN, giọng nói chỉ áp dụng đối với những người có tiền án, tiền sự để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
DNA - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2023
Bộ Công an đề xuất thêm dữ liệu ADN, giọng nói vào căn cước công dân
Những thông tin này được lấy thông qua hoạt động tố tụng hoặc xử lý vi phạm hành chính, cơ quan quản lý căn cước không thu thập trực tiếp từ người dân.
Trả lời về những lo ngại về an ninh thông tin khi cơ sở dữ liệu căn cước đều là bí mật đời tư, Chủ nhiệm Uỷ ban QPAN cho rằng, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được kiểm soát an ninh mạng, bảo vệ ở mức cao nhất và hạn chế thấp nhất sự cố ngoài ý muốn.

Đảm bảo an ninh, an toàn thông tin

Trong quyết định mới, theo kế hoạch triển khai, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Căn cước, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu, nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm, vai trò chủ trì của Bộ Công an trong việc phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Căn cước.
Để thi hành Luật Căn cước, Bộ Công an tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về căn cước; tổ chức tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo cơ quan, tổ chức và người trực tiếp làm công tác quản lý căn cước; biên soạn tài liệu phục vụ công tác phổ biến Luật Căn cước và các văn bản hướng dẫn thi hành…
Trong đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Căn cước thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố cũng được giao rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Căn cước thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý Nhà nước được phân công và gửi kết quả về Bộ Công an trong tháng 6, để tổng hợp báo cáo Thủ tướng.
Hộ chiếu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.06.2022
Việt Nam: Căn cước công dân gắn chip sẽ có cả dữ liệu ADN, giọng nói?
Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết nội dung trong Luật Căn cước, gồm Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước, được giao hoàn thành để ban hành trước 1/7, theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử; Thông tư của Bộ trưởng Công an quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Căn cước; Thông tư của Bộ trưởng Công an quy định mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình cấp, quản lý thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước… cũng được yêu cầu ban hành trước thời điểm Luật có hiệu lực thi hành (1/7).
Để triển khai việc kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác.
Yêu cầu đề ra là bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала