“Giới thượng lưu Mỹ bài Nga” tìm cách làm suy yếu Nga bằng Euromaidan “nhưng thất bại”
© Sputnik / Andrej SteninQuảng trường Độc lập (Maidan) tại Kiep
© Sputnik / Andrej Stenin
Đăng ký
Cựu nghị sĩ châu Âu Javier Couso cho biết sau cuộc đảo chính ở Kiev năm 2014, "giới tinh hoa công khai bài Nga" ở phương Tây tìm cách làm suy yếu nước Nga nhưng thất bại.
Chính trị gia Tây Ban Nha chia sẻ quan điểm của mình về việc EU làm suy yếu quyền lực của chính mình vì Ukraina và để mình bị lôi kéo vào cuộc khủng hoảng hiện tại vì lợi ích của Mỹ.
Sputnik đăng bài phỏng vấn với Javier Couso nhân kỷ niệm 10 năm diễn ra Euromaidan.
Sputnik: Thưa ông, tại sao EU tìm kiếm thỏa thuận liên kết giữa Ukraina và các nước châu Âu? Điểm nào trong đó đặc biệt quan trọng? Nếu được ký ngay lập tức, liệu chúng ta có thể tin tưởng vào một diễn biến khác của tình hình không?
Chính trị gia Tây Ban Nha Javier Couso: Bạn không thể tách những gì xảy ra mười năm trước ra khỏi bối cảnh mà không nhắc đến nỗ lực can thiệp [vào công việc nội bộ] năm 2004, còn được gọi là Cách mạng Cam. Hiện diện ở đó có tất cả các yếu tố kết hợp với nhau sau này và ở quy mô lớn hơn khi diễn ra cuộc đảo chính ở Euromaidan. Có sự can thiệp rõ ràng của chính quyền Hoa Kỳ ở mọi cấp độ: từ chính trị, với các tuyên bố của các quan chức hàng đầu, đến tài chính, khi theo một số điều luật nhất định, các quỹ chính phủ Hoa Kỳ được phân bổ dường như là để thúc đẩy dân chủ trong không gian hậu Xô Viết.
Kiev, Ukraina
© Sputnik / Andrey Stenin
/ Trên thực tế, thỏa thuận liên kết giữa Ukraina và Liên minh châu Âu, giống như tất cả các hiệp định khác mà Liên minh châu Âu tham gia, liên quan đến sự can thiệp đáng kể vào công việc nội bộ. Nói cách khác, tài liệu luôn buộc phải cải cách chính trị, nhưng trên thực tế, nếu không đi sâu vào các quy tắc hay điều khoản cụ thể, thì đó chỉ đơn giản là đòn bẩy để phá hủy mối quan hệ tốt đẹp giữa Ukraina và Nga. Và điều này được thực hiện trên khắp không gian hậu Xô Viết, với các thỏa thuận liên kết hoặc thông qua việc định dạng lại không gian này thông qua can thiệp vào công việc nội bộ và đảo chính, hay được gọi là cách mạng màu.
Nếu thoả thuận được ký kết ngay lập tức và rõ ràng sẽ không quan tâm về việc cân bằng các mối quan hệ trong lòng một quốc gia như Ukraina, như phía tây đất nước với Liên minh Châu Âu và phần phía đông với không gian Nga - có tính đến đặc thù văn hóa của đất nước ở phần gần với phương Tây hơn thổi phồng chủ nghĩa dân tộc Ukraina với sắc thái phát xít... Nhưng còn đó một phần phía đông rộng lớn của đất nước, nơi mọi người muốn duy trì mối quan hệ rõ ràng với người hàng xóm của mình, bởi vì ngôn ngữ, văn hóa và dân tộc như một phần của nền văn hóa chung này.
Và sau này, chúng ta thấy rõ việc các chính phủ nổi lên sau cuộc đảo chính, đầu tiên là do Poroshenko lãnh đạo và sau đó là ông Zelensky, ra những điều luật vốn sẽ không thể được thông qua trong Liên minh Châu Âu trong bất kỳ trường hợp nào. Và tôi đang nói về luật ngôn ngữ hoặc những luật nhằm thay đổi lịch sử đất nước, chẳng hạn như phi Xô Viết hóa hoặc luật dân tộc chia người Ukraina thành công dân hạng nhất và hạng hai, bởi vì chúng cho thấy rõ điều gì đằng sau nỗ lực gây áp lực cùng với thỏa thuận liên kết, khi phần lớn đất nước và chính phủ hợp pháp cố gắng thực hiện một thỏa thuận có lợi cho tất cả các bên, nhằm đa dạng hóa thương mại của Ukraina với cả EU và Nga cũng như không gian địa chính trị của nước này.
Sputnik: 10 năm trôi qua kể từ cuộc đảo chính đẫm máu ở Kiev. Vào thời điểm đó, phương Tây muốn giải quyết vấn đề một lần và mãi mãi với sự giúp đỡ của cuộc đảo chính đó, nhưng không đạt được mục tiêu của mình. Ông nghĩ điều gì đã xảy ra, thưa ông?
Chính trị gia Tây Ban Nha Javier Couso: Câu trả lời cho câu hỏi này rất rõ ràng: chúng ta có thể nói đây là ước mơ của một bộ phận nhất định giới tinh hoa Hoa Kỳ - những người công khai bài Nga, và giới tinh hoa châu Âu phụ thuộc, những người đang cố gắng xây dựng hiện thực dựa trên quan điểm, hệ tư tưởng của họ. Cơ sở của việc này không chỉ là mong muốn kiềm chế, làm suy yếu nước Nga mà còn là chia cắt nước này, bởi vì nước Nga quá rộng lớn, có nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, và cơ sở lý thuyết cho điều này đã được tạo ra trong nhiều thập kỷ qua.
© Sputnik / Andrey Stenin / Chuyển đến kho ảnhNhững người ủng hộ phe đối lập đụng độ với nhân viên thực thi pháp luật trên Quảng trường Độc lập ở Kiev, năm 2014.
Những người ủng hộ phe đối lập đụng độ với nhân viên thực thi pháp luật trên Quảng trường Độc lập ở Kiev, năm 2014.
© Sputnik / Andrey Stenin
/ Ý tưởng này hiện diện xuyên suốt trong lý thuyết quyền lực Anh-Mỹ, bắt đầu từ Đế quốc Anh, sau đó là Hoa Kỳ, theo hình thức đơn cực và lưỡng cực, và kết thúc với Liên minh châu Âu. Cách đây không lâu, dưới sự bảo trợ của Nghị viện Châu Âu và với sự hỗ trợ của các cơ cấu Liên minh Châu Âu, một số hội nghị được tổ chức tại đó người ta nói về sự cần thiết phải phân chia và giành độc lập cho một số nước cộng hòa và khu vực của Nga.
Nếu nói về những gì đã xảy ra không theo dự tính, người ta không hiểu Ukraina là một quốc gia đa dạng, nơi sinh sống của nhiều nhóm thiểu số về văn hóa và ngôn ngữ, bao gồm cả người Romania, Hungary và những người yêu nước Nga, tuy nhiên họ vẫn có mong muốn áp đặt chủ nghĩa dân tộc Ukraina thân phương Tây, thật kỳ lạ khi chẳng hạn, có những cơ sở hay yếu tố phát xít mới để biện minh cho quá khứ khủng khiếp của tội phạm chiến tranh Ukraina như Stepan Bandera.
Rõ ràng là họ đã thất bại hoàn toàn. Không thể đạt được sự thống nhất về sắc tộc, ngôn ngữ và văn hóa của đất nước ngoại trừ thông qua hành động quân sự, trong đó một nỗ lực như vậy đã được thực hiện, điều mà chúng ta quan sát thấy trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Từ năm 2014 đến năm 2022, hơn 14 nghìn người là nạn nhân của các cuộc tấn công trực tiếp bởi lực lượng vũ trang do các nhóm phát xít mới này lãnh đạo ở vùng Donbass, nhằm vào những người phản đối cuộc đảo chính, bảo vệ quyền tham gia vào cuộc sống của một nước Ukraina đa dạng và để bảo tồn tiếng Nga bản địa của mình.
Sputnik: Những sự kiện trong những năm gần đây cho chúng ta thấy rõ các thỏa thuận với các chính trị gia châu Âu là vô giá trị. Chẳng hạn, các thỏa thuận Minsk chỉ đơn thuần là một màn khói để tránh thất bại sắp xảy ra của Ukraina vào năm 2014 và đảm bảo việc tái vũ trang nước này nhằm kéo dài và làm sâu sắc thêm cuộc xung đột hơn là chấm dứt. Làm thế nào có thể đảm bảo việc tuân thủ các thỏa thuận giữa Nga và EU trong tương lai, trước tính đạo đức giả vốn có của các chính trị gia châu Âu hiện đại, thưa ông?
Chính trị gia Tây Ban Nha Javier Couso: Liên minh châu Âu, và trên hết là các nước lớn từ bỏ một phần lịch sử của họ, và tôi ở đây đang nói về Đức và Pháp, đã gây ra thiệt hại to lớn cho uy tín của ngoại giao và trong lĩnh vực chính trị quốc tế. Tại sao tôi lại nói về hai quốc gia này? Bởi vì trong các thỏa thuận Minsk, cả trong bộ tài liệu đầu tiên và trong bộ tài liệu thứ hai, bắt đầu từ bộ thứ hai, tạo ra cái được gọi là “Bộ tứ Normandy”, trong đó, ngoài Ukraina và Nga, còn có Đức, Pháp. Và rõ ràng là các cuộc đàm phán đang diễn ra về mặt lý thuyết là để tìm ra giải pháp, và đây là điều mà một trong các bên tin tưởng.
Ngoài ra, theo tôi, các thỏa thuận Minsk tạo cơ hội rõ ràng để đạt được hòa bình và sự hội nhập ở Ukraina mới, tìm chỗ đứng cho một bộ phận dân số bị ném bom và các hành động thù địch. Nhưng có bên hành động thiếu thiện chí, bởi vì sau đó mọi người nghe được những tuyên bố khủng khiếp, làm xói mòn uy tín chúng tôi với tư cách là công dân Liên minh Châu Âu, từ Merkel và Hollande, rõ ràng là các thỏa thuận Minsk sẽ không được thực hiện, và mục tiêu của họ là đánh lừa Nga để có cơ hội tiếp tục tái vũ trang cho quân đội Ukraina cho đến khi nước này trở thành đội quân hùng mạnh nhất châu Âu.
© Sputnik / Andrey Stenin / Chuyển đến kho ảnhPhái ủng hộ đối lập dựng chướng ngại vật trên phố Institutskaya ở Kiev.
Phái ủng hộ đối lập dựng chướng ngại vật trên phố Institutskaya ở Kiev.
© Sputnik / Andrey Stenin
/ Và chúng ta đã chứng kiến điều này. Chiến tranh vẫn đang tiếp diễn. Theo một số ước tính, hơn 200 tỷ euro được đầu tư vào đội quân này, và hiển nhiên là sẽ phải nhiều năm trôi qua trước khi niềm tin được khôi phục.
May mắn thay, ngoại giao có cơ hội khôi phục, thông qua sự kiểm soát chung của cả hai bên và tuân thủ [với các thỏa thuận đạt được], nhưng tôi nghĩ sẽ rất khó khăn. Chúng ta hãy hy vọng một ngày nào đó vào sự tỉnh táo và cách cư xử đứng đắn trong ngoại giao sẽ quay trở lại và châu Âu một lần nữa sẽ trở thành đối tác đáng tin cậy của Nga, một trong những nước láng giềng mà chúng tôi phải duy trì quan hệ trong mọi trường hợp.
Sputnik: Tại sao phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev mà không nghĩ đến hậu quả hành động của mình? Ông không nghĩ rằng EU chắc chắn sẽ phải trả giá đắt cho những sai lầm của mình, thưa ông?
Chính trị gia Tây Ban Nha Javier Couso: Đối với cái gọi là tập thể phương Tây, hay nói cách khác là Mỹ, EU, Canada, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc, tức là đối với tất cả các nước nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ, rõ ràng là họ phải tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev nhằm làm suy yếu và kiềm chế Nga. Họ nói về điều này cả trực tiếp và gián tiếp.
Một chính trị gia đương nhiệm của Mỹ thậm chí còn cho đây là khoản đầu tư tốt nhất cho Mỹ và châu Âu vì họ đầu tư nhưng không mất người. Ngược lại, hành động của họ dẫn đến cái chết của binh lính và sự kiệt quệ về mặt quân sự của Nga. Về vấn đề này, điều tồi tệ nhất là trong hai năm này họ hơn một hoặc hai lần đã vượt qua “ranh giới đỏ” do Nga vạch ra, và tôi đang nói về các cuộc tấn công vào Crưm, việc sử dụng vũ khí tầm xa bắn phá lãnh thổ Nga hoặc cung cấp ngày càng nhiều vũ khí hủy diệt vốn không làm thay đổi cục diện cuộc chiến mà còn khiến nó kéo dài và khó khăn hơn.
Bất kỳ sự leo thang nào kiểu này đều có thể dẫn đến một ranh giới đỏ khiến Nga cảm thấy sự tồn tại của mình bị đe dọa và có thể buộc nước này phải sử dụng học thuyết phòng thủ hạt nhân của mình, và điều này (hành động của phương Tây) tỏ ra hoàn toàn vô trách nhiệm. Do đó, người ta phải khen ngợi - và rất ít người ở phương Tây làm điều này, nhưng tôi nằm trong số đó - sự kiên nhẫn chiến lược của tổng thống Nga và các cơ cấu chính trị quân sự của ông ta khi không chú ý đến những hành động khiêu khích cũng như không gia tăng cường độ và quy mô của các hoạt động quân sự.
Và ông [Tổng thống Liên bang Nga] vạch ra sự khác biệt này rất rõ ràng - nếu so sánh số thương vong dân sự, vốn rất khủng khiếp trong bất kỳ cuộc chiến nào, với con số ở nơi khác, chẳng hạn như ở Gaza. Hành động của các lực lượng vũ trang Nga không thể sánh với những gì Hoa Kỳ đã làm hoặc với những gì Israel hiện đang làm. Hãy so sánh những gì đang xảy ra [trong chiến dịch quân sự đặc biệt] với những gì xảy ra ở Iraq. Cuộc xâm lược Iraq khiến tổng cộng một triệu người thiệt mạng. Và hiện tại con số thương vong của dân thường ở Gaza lên tới 100 nghìn người thiệt mạng và bị thương.
Tôi tin Liên minh châu Âu đang phải trả giá rất đắt cho điều mà tôi không gọi là sai lầm. Chúng ta đang nói về một chính sách tích cực đối đầu với Nga, một cuộc chiến tranh ủy nhiệm thông qua nhiều thế hệ người Ukraina. Sẽ phải trả giá cho điều này và việc này đang diễn ra, các công dân (EU) rõ ràng đang phải trả giá. Về mặt chính trị, trả giá cho việc thiếu niềm tin và thiệt hại kinh tế to lớn. Nhưng điều tồi tệ nhất là lại xảy ra chiến tranh châu Âu.
© Sputnik / Andrey Stenin / Chuyển đến kho ảnhNhững người ủng hộ phe đối lập đụng độ với nhân viên thực thi pháp luật trên Quảng trường Độc lập ở Kiev, năm 2014.
Những người ủng hộ phe đối lập đụng độ với nhân viên thực thi pháp luật trên Quảng trường Độc lập ở Kiev, năm 2014.
© Sputnik / Andrey Stenin
/ Sputnik: Năm 2006, chính phủ của Fidel Castro gọi Liên minh châu Âu là “chư hầu của Hoa Kỳ”, nhưng kể từ đó tình hình chỉ trở nên tồi tệ hơn. Hiện tại, chúng ta có thể nói về sự phụ thuộc tuyệt đối của EU đối với Washington và cuộc khủng hoảng ở Ukraina xác nhận điều này. Tại sao lợi ích chính trị và kinh tế của Hoa Kỳ vẫn tỏ ra quan trọng đối với châu Âu hơn của chính mình vậy, thưa ông?
Chính trị gia Tây Ban Nha Javier Couso: Những lời này của Fidel Castro, một nhân vật lịch sử nổi bật bởi tính chuyên nghiệp cao, những phẩm chất chính trị, luân lý và đạo đức hoàn hảo, và trên hết là khả năng phân tích địa chính trị sâu sắc, là hoàn toàn công bằng: Liên minh Châu Âu là chư hầu của Hoa Kỳ, tôi sẽ gọi đó là một khu vực ngoại vi nằm trong sự phục tùng. Trên thực tế, Liên minh Châu Âu, như một số nhà sử học và phân tích tin tưởng, là một dự án thành công của Hoa Kỳ.
© Sputnik / Alexey Phurman / Chuyển đến kho ảnhĐốt lửa và dựng lều trên quảng trường Maidan ở Kiev, nơi xảy ra xung đột giữa phái đối lập và cảnh sát.
Đốt lửa và dựng lều trên quảng trường Maidan ở Kiev, nơi xảy ra xung đột giữa phái đối lập và cảnh sát.
© Sputnik / Alexey Phurman
/ Giống như NATO, vốn đặt khả năng quân sự của chúng tôi phụ thuộc vào Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu nằm dưới sự lãnh đạo địa chính trị của Washington. Điều này là do giới tinh hoa nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong Liên minh châu Âu và có thể thuyết phục người dân bỏ phiếu cho mình dường như đồng ý tuân theo Hoa Kỳ miễn là họ có thể làm những gì mình muốn trong nền chính trị nội bộ.
Thực tế là họ chia sẻ những cách tiếp cận lý thuyết và đạo đức tồn tại ở Hoa Kỳ. Họ thực hiện chính sách kinh tế này, nền dân chủ tự do này, chủ nghĩa tân tự do này, cùng với chủ nghĩa toàn cầu hóa, hiển nhiên để nhằm mục đích chinh phục các quốc gia dân tộc, tước đoạt chủ quyền và sự phát triển liên tục của các cấu trúc, và không thể giải trình được trước cử tri việc đặt lợi ích của các đế chế như tài chính, công nghiệp quốc phòng, lên trên lợi ích của chính các quốc gia.