HRW lại dối trá về Việt Nam

© AFP 2023 / John MacdougallHuman Rights Watch logo.
Human Rights Watch logo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2024
Đăng ký
Vì sao HRW tiếp tục bịa đặt dối trá, vu cáo tình hình nhân quyền ở Việt Nam, phớt lờ sự thật về nỗ lực của Hà Nội trong việc quan tâm bảo vệ, thực thi quyền con người?
Trong các tuyên bố chính thức của mình, Việt Nam đã lên án và bác bỏ những luận điệu vu cáo với ý đồ xấu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

Lời dối trá của HRW

Như đã biết, được thành lập năm 1988, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) là tổ chức phi chính phủ bị chi phối bởi sự bảo trợ, nguồn kinh phí hoạt động của nhiều nước phương Tây luôn tự do mình là dân chủ với thói đạo đức giả điển hình.
Tiêu chuẩn đánh giá về nhân quyền của HRW phù hợp với các chính sách và lợi ích của những chính phủ phương Tây đã chi tiền để HRW hoạt động.
Chính điều đó gây nên bản chất thiếu tính độc lập và không thể thoát khỏi quan điểm chính trị và lập trường của nhiều nước phương Tây của HRW. Có nhiều ý kiến cho rằng, HRW đã không sở hữu những sự thật, mang nặng tính suy đoán và nhiều sai sót.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tập trung vào việc điều tra và tường thuật về những hành động họ cho là vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, các báo cáo, phúc trình về nhân quyền của tổ chức này thường bị Chính phủ, Bộ ngoại giao của nhiều nước tố cáo là sai sự thật, mang màu sắc chính trị và chủ quan áp đặt, gây ra phản ứng tiêu cực tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Không khí Giáng sinh 2023 ngập tràn đường phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2024
HRW âm mưu phá hoại sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
Đã có nhiều ý kiến kêu gọi đóng cửa tổ chức này. Năm 2014, một lá thư kêu gọi đóng cửa HRW bởi hơn 130 học giả, hầu hết từ Mỹ đã chỉ trích rằng:
“HRW thường đưa ra những báo cáo chứa đầy quan điểm thiên vị và bằng chứng sai lệch; phớt lờ các trường hợp cảnh sát đánh chết người Mỹ gốc Phi ở Mỹ hoặc hành vi ngược đãi khét tiếng đối với những người bị giam giữ tại trại tạm giam Vịnh Guantanamo... Bức thư này chỉ rõ, nhiều thành viên của HRW là cựu nhân viên CIA và cựu quan chức của chính phủ nhiều nước phương Tây”.
Báo Công an nhân dân của Bộ Công an ngày 26/2 có lập luận phản bác những luận điểm bịa đặt, xuyên tạc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Vừa qua, HRW đã công bố báo cáo tổng kết toàn cầu về tình hình nhân quyền trên thế giới năm 2023, trong đó tiếp tục có đánh giá “mang tính vu cáo, bịa đặt” về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Báo Công an nhân dân cũng chỉ thẳng ra rằng, những lập luận sai trái của HRW làm méo mó, sai lệch thực tiễn và “ảnh hưởng vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”.
Du khách quốc tế tế phấn khởi, hòa cùng không khí đón Tết, vui Xuân giữa Thủ đô Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2024
Việt Nam muốn đẩy mạnh FaceID, E-Passport tạo sự thuận lợi cho khách du lịch
Tại báo cáo đã công bố, HRW cho rằng, năm 2023, Việt Nam mở rộng đàn áp các nhà hoạt động xã hội dân sự.
“Chính quyền Việt Nam tiếp tục nghiêm cấm việc thành lập các nghiệp đoàn độc lập và tổ chức nhân quyền độc lập, đồng thời xóa bỏ các nhóm tôn giáo độc lập; giám sát, sách nhiễu và trấn áp các nhóm tôn giáo độc lập. Họ vu cáo, thành viên của các nhóm này bị “đấu tố” trước công chúng, bị buộc phải từ bỏ đức tin của mình, bị bắt giữ một cách tùy tiện, bị thẩm vấn, ngược đãi và bị bỏ tù sau những phiên tòa xét xử bất công...”, - báo CAND dẫn báo cáo của HRW.
Từ đó, tổ chức này phán xét “nhân quyền của Việt Nam tồi tệ về hầu hết mọi mặt”, vu cáo “nhà cầm quyền hạn chế ngặt nghèo các quyền cơ bản, bao gồm tự do ngôn luận và truyền thông, nhóm họp, lập hội”.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền còn cho rằng, các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền bị đe dọa, sách nhiễu, hạn chế đi lại, bắt giữ tùy tiện, biệt giam.
Báo cáo cũng cho rằng, hệ thống tư pháp hình sự, bao gồm các tòa án, thiếu tính độc lập, áp đặt cho những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động xã hội dân sự những án tù dài hạn dựa trên các cáo buộc ngụy tạo về an ninh quốc gia.

Bác bỏ cáo buộc của HRW

Mỗi năm, HRW đều đưa ra các báo cáo về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới.
Theo báo CAND, vốn có quan điểm định kiến đối với thể chế chính trị ở Việt Nam, nhiều năm qua, tổ chức này luôn có báo cáo, đánh giá bịa đặt, vu cáo theo kiểu cũ mèm, “nhai đi nhai lại” những nội dung này.
Ngày 26/5/2023, tổ chức này đã gửi đến Liên hiệp châu Âu một “tờ trình” về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, yêu cầu EU gây sức ép để chính quyền Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho những người đang bị giam giữ vì lý do chính trị.
Ông Lê Ngọc Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2024
Người sắp trở thành Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Ngày 8/6/2023 (trước cuộc đối thoại nhân quyền Liên hiệp châu Âu - Việt Nam tại Hà Nội), tổ chức HRW đã vu cáo, kêu gọi châu Âu gây áp lực để buộc Việt Nam chấm dứt các hành động “vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống”.
HRW cũng liên tục lên tiếng đòi hủy bỏ một số điều khoản trong Bộ luật Hình sự mà họ cho rằng, đó là công cụ “để đàn áp các quyền dân sự, chính trị, hạn chế quyền tự do đi lại đối với các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền”.
Việt Nam luôn lên tiếng phủ nhận những cáo buộc sai trái, sai sự thật của HRW.
Ngày 25/1/2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng có tuyên bố khẳng định:
“Việt Nam hoàn toàn bác bỏ và lên án cái gọi là tổ chức Theo dõi Nhân quyền với những nội dung sai sự thật, bịa đặt trong báo cáo”.
Người phát ngôn Phạm Thu Hằng khẳng định, đây không phải là lần đầu tiên tổ chức này đưa ra những luận điệu vu cáo, định kiến với ý đồ xấu nhằm vào Việt Nam, âm mưu phá hoại sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Người lao động trở lại làm việc tại doanh nghiệp trong Khu công nghiệp của Bắc Giang sau kỳ nghỉ Tết - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2024
Việt Nam có dấu hiệu "hụt hơi", đua theo hổ châu Á hay lại đi vào vết xe đổ?
“Những nỗ lực, quyết tâm, thành tựu của Chính phủ Việt Nam trong việc đảm bảo các quyền cơ bản của con người đã được thể hiện thông qua những kết quả phát triển kinh tế xã hội trên thực tế và được đông đảo nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế thừa nhận và đánh giá cao”, - người phát ngôn tuyên bố.

Việt Nam tiến bộ hơn nhiều nước

Tuy nhiên, HRW tiếp tục phớt lờ, không tiếp thu chỉnh lý mà vẫn thể hiện thái độ định kiến.
Theo báo CAND, ông Robertson, Phó Giám đốc châu Á của HRW tiếp tục vu cáo: “Mọi quyền dân sự và chính trị, dù là quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp hay quyền tự do lập hội đều đang bị chính quyền Việt Nam vi phạm một cách có hệ thống. Chính phủ đã đi thụt lùi quá xa về nhân quyền, không theo bất kỳ công ước nhân quyền quốc tế nào mà họ đã phê chuẩn”.
Rõ ràng, HRW đã bỏ qua những nỗ lực của Việt Nam năm 2023 khi tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
“Thậm chí, so với nhiều nước, Việt Nam là thành viên trách nhiệm, tích cực, tiến bộ về quyền con người”, - theo báo CAND
Tính đến hết 2023, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập hầu hết công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người, gia nhập 25 công ước của ILO như: Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội ác diệt chủng; Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD); Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR); Công ước quốc tế về các kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR); Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW)...
Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2024
“Lời tiên tri” đáng kinh ngạc về Việt Nam
Trong khi đó, ngay cả Mỹ hiện nay vẫn là nước chưa phê chuẩn Công ước quốc tế về trẻ em 1989, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966.
Ngược lại, Việt Nam cam kết, thực hiện và coi đó là trách nhiệm chính trị, pháp lý. Đây là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện, bảo vệ, bảo đảm quyền con người và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết.
Hiến pháp 2013 quy định, Nhà nước có trách nhiệm công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân (Điều 14, Hiến pháp năm 2013).
Về hoạt động hình sự, tư pháp, phía Việt Nam cho rằng, Hà Nội cho rằng, công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, việc bắt, giam giữ, cải tạo được thực hiện nghiêm minh, dân chủ, minh bạch, hạn chế oan, sai, bỏ lọt tội phạm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Về tôn giáo, Việt Nam tôn trọng, công nhận tự do tôn giáo, tín ngưỡng, cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với trên 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số, hơn 54.000 chức sắc, trên 135.000 chức việc và gần 30 nghìn cơ sở thờ tự...
Về kinh tế, xã hội và văn hóa, Việt Nam bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng được thực hiện một cách tích cực trong triển khai các chương trình, mục tiêu, chính sách quốc gia; quyền về việc làm, thu nhập, quyền sở hữu, an sinh xã hội, quyền được chăm sóc y tế, sức khỏe, quyền được học tập, giáo dục, quyền được tham gia vào đời sống văn hóa.
Không thể phủ nhận những thành tựu, uy tín trong bảo vệ quyền con người của Việt Nam vốn đã được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao
Đường phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2024
Việt Nam cần bằng mọi giá tránh thành vai trò nơi đối đầu giữa các cường quốc
Việc Việt Nam đã trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ thứ 2 (2023-2025) của Liên hợp quốc với số phiếu rất cao và những đóng góc trách nhiệm, tích cực của Việt Nam đã và đang được Liên Hợp quốc, cộng đồng quốc tế ghi nhận. Thế nhưng vẫn HRW cố tình phớt lờ, lặp đi lặp lại điệp khúc “thọc gậy bánh xe” vu cáo tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Trong các tuyên bố chính thức của mình, Việt Nam khẳng định luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn và cởi mở trên tinh thần xây dựng với các nước phương Tây về những vấn đề còn khác biệt để tăng cường hiểu biết, cũng như đóng góp vào phát triển quan hệ vì một thế giới tốt đẹp hơn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала