Chứng khoán Việt Nam cần điều kiện gì để đón dòng vốn 25 tỷ USD?

© iStock.com / tieroĐô la rơi từ tòa nhà chọc trời
Đô la rơi từ tòa nhà chọc trời - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tại Hội nghị ngành chứng khoán sáng nay 28/2, ông Ketut Ariadi Kusuma, Trưởng nhóm Tài chính, Cạnh tranh và Sáng tạo của World Bank tại Việt Nam cho biết việc nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ là lực đẩy đáng kể cho thị trường vốn Việt Nam.
"Ngân hàng Thế giới ước tính việc nâng hạng thị trường chứng khoán có thể mang lại tới 25 tỷ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam cho tới năm 2030 với một số điều kiện quan trọng", vị này nhấn mạnh.
Cụ thể, thứ nhất, Việt Nam phải được nâng hạng bởi cả hai nhà cung cấp chỉ số quốc tế là FTSE Russel và MSCI. World Bank đánh giá cao và đồng ý với cách tiếp cận hiện tại của SSC là ưu tiên được nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp bởi FTSE Russell trước; tuy nhiên, cần lưu ý rằng phần lớn vốn đầu tư mới sẽ đến từ việc nâng hạng bởi MSCI.
Thứ hai, xem xét giải quyết các vấn đề về giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (FOL) và tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn. Giải pháp bao gồm: Cải thiện công bố thông tin, tăng tiếp cận với các cổ phiếu đã đạt đến giới hạn và quan trọng nhất là tăng giới hạn sở hữu nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu FOL vẫn là một hạn chế, Việt Nam có thể sẽ chỉ nhận được dòng vốn ròng tối đa 5 tỷ USD, vì thị trường lúc đó chỉ chiếm chưa đến 1% chỉ số EM toàn cầu. Nhưng nếu FOL được giải quyết hoàn toàn, tỉ trọng của Việt Nam trong chỉ số EM có thể tăng hơn 1% và điều này có thể mang lại thêm 8-15 tỷ USD.
Thứ ba, cần có một môi trường đầu tư lành mạnh trên toàn cầu để Việt Nam cũng có thể tận hưởng sự tăng trưởng tự nhiên của đầu tư toàn cầu vào thị trường mới nổi, ước tính tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm 8-12 tỷ USD đầu tư cho đến năm 2030.
Ngân hàng Thế giới cũng nhấn mạnh rằng, việc phát triển cơ sở nhà đầu tư trong nước rất quan trọng để đồng hành và cân bằng dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, trong đó sự đa dạng hóa đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội (bởi VSS) là chìa khóa.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2021
GVR, ACB có thể vào rổ VN30, kỳ vọng chứng khoán Việt được nâng hạng thị trường mới nổi
Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang được 2 tổ chức xếp hạng thị trường là MSCI và FTSE Russell xếp vào nhóm 3 - thị trường cận biên. Trong đó, FTSE Russell hiện đang đưa Việt Nam vào danh sách nhóm chờ nâng hạng lên nhóm 2 - thị trường mới nổi.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà nhìn nhận, sự phát triển của thị trường chứng khoán có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và của các doanh nghiệp.
“Thị trường chứng khoán phát triển hỗ trợ các tổ chức tín dụng phát hành cổ phiếu, trái phiếu để tăng vốn nhằm tạo thêm nguồn vốn dài hạn đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng cá nhân và tổ chức, bảo đảm các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”, ông Hà nói.
Ông Hà cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, đảm bảo thanh khoản cho hệ thống các tổ chức tín dụng.
Song song là điều hành lãi suất, tỷ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý…
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2024
Bùng nổ số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam
Đến cuối năm 2023, mặt bằng lãi suất trong nước đã giảm sâu (lãi suất tiền gửi và cho vay phát sinh mới giảm hơn 2,5%/năm; lãi suất cho vay dư nợ cuối kỳ báo cáo giảm 1,1%/năm).
“Với tác động có độ trễ của chính sách sau những lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và các biện pháp đồng bộ khác, Ngân hàng Nhà nước dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới”, theo Phó Thống đốc.
Tín dụng toàn nền kinh tế đến cuối năm 2023 đạt khoảng 13,56 triệu tỷ đồng, tăng 13,71% so với cuối năm 2022. Thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng duy trì dồi dào, ổn định thị trường tiền tệ.
Điều này cũng giúp tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư về một môi trường kinh doanh ổn định; tạo ra các bước đệm về sau trong việc thu hút thêm nguồn vốn từ nước ngoài để đầu tư và phát triển thị trường chứng khoán trong tương lai.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ và cá nhân ông rất quan tâm tới thị trường tài chính, trong đó có TTCK.
"Có lẽ không tuần nào tôi không nói chuyện và làm việc với các đồng chí lãnh đạo có liên quan tới TTCK, luôn theo dõi TTCK. Lúc 12h40 hằng ngày, tôi luôn theo dõi bản tin xem TTCK hôm nay thế nào để có phản ứng chính sách kịp thời, nếu không theo dõi được thì rất sốt ruột", ông nói.
Thủ tướng chủ trì hội nghị phát triển thị trường chứng khoán năm 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2024
5 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 của ngành chứng khoán Việt Nam
"Chúng tôi cũng luôn suy nghĩ Chính phủ phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư, các chủ thể liên quan tới TTCK", Thủ tướng phát biểu.
Theo Người đứng đầu Chính phủ, trong hai năm vừa qua, các chủ thể đã cùng nhau chia sẻ, vượt qua khó khăn. Nhờ đó, nếu năm 2022 là năm thăng trầm của thị trường thì năm 2023 đã khắc phục nhiều khó khăn, cải thiện tình hình, tập trung làm những việc phải làm và có tiến bộ hơn; năm 2024 phải tăng tốc và năm 2025 phải bứt phá.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала