https://kevesko.vn/20240228/lanh-dao-chau-au-loai-tru-kha-nang-dua-quan-toi-ukraina-28415380.html
Lãnh đạo châu Âu loại trừ khả năng đưa quân tới Ukraina
Lãnh đạo châu Âu loại trừ khả năng đưa quân tới Ukraina
Sputnik Việt Nam
Moskva (Sputnik) - Lãnh đạo một số nước thành viên NATO, đặc biệt là Đức, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary và Slovakia, đã loại trừ khả năng cử quân nhân từ nước... 28.02.2024, Sputnik Việt Nam
2024-02-28T03:36+0700
2024-02-28T03:36+0700
2024-02-28T03:36+0700
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
cuộc khủng hoảng ở ukraina
ukraina
xung đột quân sự
thế giới
châu âu
viện trợ quân sự
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0a/13/25950027_0:0:3072:1728_1920x0_80_0_0_757f7fbb7ba2da219efd79fdf9b8498e.jpg
Hungary cũng từ chối gửi quân nhân tới Ukraina. Thủ tướng Séc Petr Fiala cho biết nước ông “chắc chắn không muốn gửi binh sĩ tới Ukraina” và không xem xét khả năng như vậy.Trước đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng cho biết liên minh không có kế hoạch cử các đơn vị chiến đấu tới Ukraina.Hôm qua, Thủ tướng Slovakia Robert Fico trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU ở Paris cho biết một số nước NATO đang xem xét ý tưởng gửi binh sĩ tới Ukraina, không ai trong các nước liên minh nói đến hòa bình. Ông Robert Fico nhấn mạnh Slovakia sẽ không đưa quân tới Ukraina.Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng không nên loại trừ khả năng cử quân nhân từ các nước phương Tây tới Ukraina. Đồng thời, ông Macron cũng nhấn mạnh hiện tại chưa có sự đồng thuận giữa các nước châu Âu về vấn đề này.Chiến dịch quân sự ở DonbassNga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.
https://kevesko.vn/20240227/ong-macron-cho-biet-nuoc-nao-se-cung-cap-dan-phao-cho-ukraina-28396907.html
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0a/13/25950027_217:0:2948:2048_1920x0_80_0_0_aea830d34a771c4755702295caa4bc30.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, xung đột quân sự, thế giới, châu âu, viện trợ quân sự
cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, xung đột quân sự, thế giới, châu âu, viện trợ quân sự
Lãnh đạo châu Âu loại trừ khả năng đưa quân tới Ukraina
Moskva (Sputnik) - Lãnh đạo một số nước thành viên NATO, đặc biệt là Đức, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary và Slovakia, đã loại trừ khả năng cử quân nhân từ nước họ tới Ukraina, truyền thông châu Âu đưa tin hôm thứ Ba.
“Trong một cuộc thảo luận tốt đẹp, chúng tôi đã bàn về những gì chúng tôi đã đồng ý ban đầu với nhau, cụ thể là sẽ không có lực lượng mặt đất hoặc binh lính nào được lực lượng NATO hoặc các nước châu Âu gửi đến Ukraina”, - Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết.
Hungary cũng từ chối gửi quân nhân tới Ukraina.
"Chúng tôi xem và nghe tin tức về cuộc gặp diễn ra ở Paris đêm qua. Quan điểm của Hungary rất rõ ràng và không thể lay chuyển: chúng tôi không có ý định gửi vũ khí hoặc nhân viên quân sự tới Ukraina", - Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố.
Thủ tướng Séc Petr Fiala cho biết nước ông “chắc chắn không muốn gửi binh sĩ tới Ukraina” và không xem xét khả năng như vậy.
Ba Lan cũng bác bỏ ý tưởng này. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết: “Ba Lan không xem xét khả năng gửi quân nhân tới Ukraina”.
Trước đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng cho biết liên minh không có kế hoạch cử các đơn vị chiến đấu tới Ukraina.
Hôm qua, Thủ tướng Slovakia Robert Fico trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU ở Paris cho biết một số nước NATO đang xem xét ý tưởng gửi binh sĩ tới Ukraina, không ai trong các nước liên minh nói đến hòa bình. Ông Robert Fico nhấn mạnh Slovakia sẽ không đưa quân tới Ukraina.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng không nên loại trừ khả năng cử quân nhân từ các nước phương Tây tới Ukraina. Đồng thời, ông Macron cũng nhấn mạnh hiện tại chưa có sự đồng thuận giữa các nước châu Âu về vấn đề này.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động
chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.