https://kevesko.vn/20240229/9-nhom-hang-keo-cpi-tang-104-28448143.html
9 nhóm hàng kéo CPI tăng 1,04%
9 nhóm hàng kéo CPI tăng 1,04%
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 29/2, Tổng cục Thống kê thông tin chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 1,04% so với tháng trước; tăng 1,35% so với tháng 12/2023 và... 29.02.2024, Sputnik Việt Nam
2024-02-29T15:13+0700
2024-02-29T15:13+0700
2024-02-29T15:13+0700
việt nam
lạm phát
tết
xăng
lương thực
lương thực thực phẩm
https://cdn.img.kevesko.vn/img/882/62/8826232_0:0:3071:1728_1920x0_80_0_0_1ef75035c9821b1488fb5fbcfbe2ccbb.jpg
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng như trên do đây là tháng Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao; giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu; giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới.Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá, 2 nhóm hàng giảm giá.Chỉ số giá giao thông tăng mạnh nhất 3,09%, làm CPI chung tăng 0,3%. Chỉ số giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 15,48% do nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, trong đó giá vận tải hành khách bằng đường sắt tăng 151,75%; giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 39,07%; vận tải hành khách kết hợp tăng 7,29%; vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 5,7%.Chỉ số giá xăng, dầu cũng tăng do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong nước. Dịch vụ rửa xe, bơm xe tăng 2,47% do chi phí nhân công và nhu cầu tăng trong dịp cuối năm; dịch vụ trông giữ xe tăng 1,86%; dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,52%....Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đứng thứ 2, với chỉ số giá tăng 1,71%. Lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình đều tăng. Cụ thể, chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 1,98% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng của người dân trong ngày Tết ông Công, ông Táo và dịp Tết Nguyên đán tăng cao, tập trung chủ yếu ở một số mặt hàng thịt lợn, thuỷ hải sản tươi sống, rau, quả…Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,8% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng tăng vào dịp Tết Nguyên đán khiến giá rượu bia tăng 1,17%; thuốc hút tăng 0,56%; đồ uống không cồn tăng 0,33%.Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,79% so với tháng do nhu cầu mua sắm, du xuân dịp Tết Nguyên đán tăng. Các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác; nhà ở và vật liệu xây dựng, thiết bị và đồ dùng gia đình; may mặc, mũ nón, giày dép; thuốc và dịch vụ y tế đều tăng giá. Hai nhóm hàng giảm giá là bưu chính viễn thông, giáo dụcBình quân hai tháng đầu năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,84% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,67%) chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.
https://kevesko.vn/20230829/lam-phat-co-ban-cua-viet-nam-tang-457-24949436.html
https://kevesko.vn/20240129/gia-dien-gia-gao-hop-suc-keo-cpi-27854297.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/882/62/8826232_193:0:2924:2048_1920x0_80_0_0_143136f133772de664f5b3789863d1f2.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, lạm phát, tết, xăng, lương thực, lương thực thực phẩm
việt nam, lạm phát, tết, xăng, lương thực, lương thực thực phẩm
9 nhóm hàng kéo CPI tăng 1,04%
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 29/2, Tổng cục Thống kê thông tin chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 1,04% so với tháng trước; tăng 1,35% so với tháng 12/2023 và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2023.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng như trên do đây là tháng Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao; giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu; giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá, 2 nhóm hàng giảm giá.
Chỉ số giá giao thông tăng mạnh nhất 3,09%, làm CPI chung tăng 0,3%. Chỉ số giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 15,48% do nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp
Tết Nguyên đán, trong đó giá vận tải hành khách bằng đường sắt tăng 151,75%; giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 39,07%; vận tải hành khách kết hợp tăng 7,29%; vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 5,7%.
Chỉ số giá xăng, dầu cũng tăng do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong nước. Dịch vụ rửa xe, bơm xe tăng 2,47% do chi phí nhân công và nhu cầu tăng trong dịp cuối năm; dịch vụ trông giữ xe tăng 1,86%; dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,52%....
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đứng thứ 2, với chỉ số giá tăng 1,71%. Lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình đều tăng. Cụ thể, chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 1,98% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng của người dân trong ngày Tết ông Công, ông Táo và dịp Tết Nguyên đán tăng cao, tập trung chủ yếu ở một số mặt hàng
thịt lợn, thuỷ hải sản tươi sống, rau, quả…
Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,8% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng tăng vào dịp Tết Nguyên đán khiến giá rượu bia tăng 1,17%; thuốc hút tăng 0,56%; đồ uống không cồn tăng 0,33%.
Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,79% so với tháng do nhu cầu mua sắm, du xuân dịp Tết Nguyên đán tăng. Các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác; nhà ở và vật liệu xây dựng, thiết bị và đồ dùng gia đình; may mặc, mũ nón, giày dép; thuốc và dịch vụ y tế đều tăng giá. Hai nhóm hàng giảm giá là bưu chính viễn thông, giáo dục
Bình quân hai tháng đầu năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,84% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,67%) chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.