Người đẹp họ Trương bị bắt, lộ trùm đứng sau 50 công ty “ma” của Vạn Thịnh Phát

© Ảnh : Công an nhân dân onlineTrương Huệ Vân thời điểm chưa bị bắt.
Trương Huệ Vân thời điểm chưa bị bắt. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.02.2024
Đăng ký
Tại Việt Nam, danh tiếng của người đẹp doanh nhân – “bóng hồng” Trương Huệ Vân (ái nữ của bà Trương Mỹ Lan – bà chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) không hề xa lạ.
Với bề ngoài sang chảnh và nền tảng học vấn lẫy lừng, Vân từng được ca tụng là "thế hệ thứ tư nhà họ Trương, đế chế gia tộc tầm cỡ trong cả nước". Thế nhưng, người đẹp này cũng gây "sốt" không kém khi thành lập hơn 50 công ty "ma" để hỗ trợ cô ruột trong vụ án chấn động cả nước.

“Bóng hồng” Trương Huệ Vân và hơn 50 công ty "ma" trong đại án Vạn Thịnh Phát

Như đã thông tin, ngày 5/3 tới, TAND TP.HCM sẽ xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (tên khác là Trương Muội, 68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về các tội “tham ô tài sản”, “đưa hối lộ”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Cùng với bà Lan, cháu gái Trương Huệ Vân, còn có 84 bị cáo khác trong vụ án hầu tòa gồm 45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước bị VKSND Tối cao truy tố về các tội: Tham ô tài sản, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng.
Bà Trương Mỹ Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.02.2024
Bị truy tố đến khung tử hình, bà Trương Mỹ Lan nói “tin vào Đảng và Nhà nước”
Trong đại án này, như Sputnik đã thông tin, có 5 bị cáo là cựu lãnh đạo SCB đang bỏ trốn và bị truy nã, và TAND TP.HCM đã phát thông báo kêu gọi 5 bị cáo ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước.
Báo CAND dẫn nguồn tin cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, với mối quan hệ thân tín, Vân được Trương Mỹ Lan tin tưởng, giao quản lý điều hành nhiều công ty khác nhau có hoạt động kinh doanh thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Các công ty đó bao gồm: Công ty cổ phần đầu tư Tập đoàn Vạn Thinh Phát, Công ty cổ phần tập đoàn quản lý bất động sản Windsor, Công ty Tanifood, Công ty cổ phần Sài Gòn Galleria và Công ty cổ phần Eurasia Concept.
Trương Huệ Vân là Tổng giám đốc, đại diện theo pháp luật Công ty cổ phần đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor; Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Eurasia Concept và điều hành hoạt động Công ty CP Lavifood, Công ty Tanifood, Công ty CP Sài Gòn Galleria.
Thời điểm trước khi bị bắt, Vân đứng tên cho 35 doanh nghiệp, với tổng quy mô vốn lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt, Nguyễn Phi Long và Đặng Quang Nguyên là 2 người đã làm việc tại Tập đoàn Vạn Thinh Phát từ năm 2009, được giao nhiều vị trí, nhiệm vụ khác nhau ở Công ty Diamond Capital và Công ty Alpha King. Trong đó, Nguyên làm việc dưới sự quản lý, chỉ đạo của Vân.
Năm 2021, Trương Mỹ Lan mua lại Công ty CP Lavifood từ ông Lê Thành, hoạt động trong lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp. Lan sau đó giao cho Vân quản lý, điều hành thông qua Nguyễn Phi Long, Tổng giám đốc (được cho đứng tên sở hữu 31% cổ phần) và Đặng Quang Nguyên, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Lavifood.
Trong quá trình hoạt động, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo Vân sử dụng pháp nhân Công ty CP Lavifood vay vốn tại Ngân hàng SCB nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh và trả nợ vay tại các ngân hàng khác.
Ông Nguyễn Cao Trí - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2024
Đại gia Nguyễn Cao Trí bị cho "bay màu" khỏi Hội đồng trường Đại học Văn Lang
Nhà chức trách xác định, từ năm 2020, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo Vân thành lập các công ty "ma", thông đồng với Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB là Trần Thị Mỹ Dung để lập phương án kinh doanh khống mua bán nông sản với Công ty CP Lavifood.
Các đối tượng đã lập hồ sơ vay vốn khống, rút tiền từ Ngân hàng SCB để sử dụng cho các mục đích của Lan và Vân. Bản thân Trương Huệ Vân đã chỉ đạo Long và Nguyên thành lập, sử dụng 52 công ty "ma", phối hợp với Dung và nhân viên SCB để lập hồ sơ vay vốn trái quy định.

Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng

Làm việc với công an, Nguyễn Phi Long khai nhận đã phối hợp với Ngân hàng SCB lập 105 hồ sơ vay vốn khống để lấy tiền phục vụ cho hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cá nhân Trương Mỹ Lan và Trương Huệ Vân.
Theo sự chỉ đạo của Vân, Long đã phối hợp với Dung cùng lên kế hoạch lập hồ sơ khống để vay vốn từ Ngân hàng SCB. Sau đó, Long yêu cầu Nguyên vận động các nhân viên công ty đứng tên thành lập 26 công ty "ma".
Cùng với đó, nhóm của Lê Văn Nhân chuyển cho Long 26 công ty khác để lập hồ sơ vay khống tại Ngân hàng SCB. Với mục đích để nhóm của Nhân đồng ý đứng tên các công ty vay vốn, Long đã đứng ra ký thỏa thuận trả nợ cho các công ty này.
Nguyễn Phi Long thừa nhận, việc lập các công ty "ma" theo chỉ đạo của Vân để vay vốn ở SCB như đã nêu là trái quy định pháp luật. Cả Long và Nguyên cùng khai thêm, các công ty "ma" được lập ra không có hoạt động kinh doanh thật. Theo chỉ đạo của Vân, số tiền "rút ruột" ở Ngân hàng SCB bằng thủ đoạn lập hồ sơ khống đều được chuyển giao lại cho nhân viên Vạn Thịnh Phát.
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt vì tội lừa đảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2024
Cục thi hành án dân sự nhận bàn giao 1.577 số đỏ vụ Vạn Thịnh Phát
Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Trương Huệ Vân đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới thành lập 4 công ty có hoạt động thật và 52 công ty "ma", tạo lập 155 khoản vay khống để Lan và Vân rút tiền từ Ngân hàng SCB.
Tính đến thời điểm ngày 17/10/2022, tất cả 155 khoản vay nói trên còn dư nợ hơn 2.834.305.475.880 đồng (gồm dư nợ gốc là 2.809.042.375.904 đồng và dư nợ lãi là 25.263.099.976 đồng).
Tuy nhiên, vì các khoản vay này có tài sản đảm bảo nên nhà chức trách xác định Trương Huệ Vân đã đồng phạm giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền hơn 1.088 tỷ đồng (dư nợ gốc từ ngày 9/11/2020 đến 7/10/2022 là 2.809.042.375.904 đồng, giá trị tài sản đảm bảo của các khoản vay là 1.720.801.785.949 đồng), gây thiệt hại số nợ lãi phát sinh hơn 25,2 tỷ đồng.
Đối với đại án Vạn Thịnh Phát, trong số 86 bị cáo, có 13 người bị truy tố ở khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình, gồm: bà Trương Mỹ Lan và 11 đồng phạm bị truy tố về tội "tham ô tài sản", theo khoản 4 điều 353 bộ luật Hình sự năm 2015, trong số này có cả Trương Huệ Vân; bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (cục II) thuộc Ngân hàng Nhà nước, bị truy tố tội "nhận hối lộ" 5,2 triệu USD để ém sai phạm của SCB.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала