Các nhà sản xuất rượu kêu gọi tăng thuế nhập khẩu rượu vang từ các nước NATO sang Nga
01:17 06.03.2024 (Đã cập nhật: 01:18 06.03.2024)
© Sputnik / Sergey PyatakovRượu wine
© Sputnik / Sergey Pyatakov
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) – Hiệp hội những người trồng và sản xuất rượu vang Nga yêu cầu chính quyền Nga thiết lập thuế nhập khẩu rượu vang từ các nước NATO ở mức 200%, cũng như bãi bỏ chế độ ưu đãi thuế nhập khẩu rượu vang từ Gruzia, Thư ký điều hành Hiệp hội những người trồng và sản xuất rượu vang Nga Alexey Plotnikov cho biết.
"Chúng tôi quyết định một lần nữa khiếu nại lên chính phủ và Duma Quốc gia với yêu cầu tăng cường các biện pháp bảo vệ thị trường Nga và gửi quan điểm của Hiệp hội những người trồng và sản xuất rượu vang Nga tới Chính phủ Liên bang Nga và Hội đồng chuyên gia của Ủy ban Chính sách Kinh tế của Duma Quốc gia, bao gồm: về việc áp thuế nhập khẩu rượu vang, rượu vang sủi, rượu mạnh từ các nước NATO ở mức 200%", - ông nói.
Plotnikov lưu ý rằng quan điểm của họ cũng được nêu rõ "về việc bãi bỏ chế độ ưu đãi thuế nhập khẩu đối với rượu vang, rượu vang sủi, rượu mạnh từ Gruzia".
Lệnh cấm khí đốt từ Nga không được đưa vào gói trừng phạt thứ 13 do bất đồng giữa các nước EU
Sự bất đồng giữa các quốc gia thành viên EU đã không cho phép các nước trong khối đưa lệnh cấm khí đốt của Nga vào gói trừng phạt thứ 13 mới nhất, Ủy viên Năng lượng Châu Âu Kadri Simson cho biết ngày 2/3.
"Để áp đặt các lệnh trừng phạt ở Liên minh châu Âu, chúng ta cần có sự nhất trí, mọi người phải ủng hộ đề xuất này và đây cũng là lý do tại sao vẫn chưa có lệnh trừng phạt nào đối với khí đốt của Nga. Chúng ta đã thông qua gói trừng phạt thứ 13 đối với Nga, nhưng một số mặt hàng không bị trừng phạt, bởi vì các biện pháp trừng phạt phải luôn gửi một thông điệp rõ ràng đến những người xứng đáng với chúng", - bà Kadri Simson cho biết trong cuộc họp báo ở Baku.
Đồng thời, bà nói thêm rằng các biện pháp trừng phạt sẽ tác động mạnh hơn đến những người mà chúng nhắm tới, chứ không phải những người áp đặt chúng.
Bà Kadri Simson cũng nhắc lại mục tiêu của EU là loại bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga vào năm 2027.