Chuyện không lạ ở Việt Nam: Đi ô tô mua nhà xã hội

© Phan Tuấn AnhDiễn đàn bất động sản mùa Xuân lần thứ IV
Diễn đàn bất động sản mùa Xuân lần thứ IV - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2024
Đăng ký
Đi ô tô mua nhà ở xã hội không phải chuyện lạ, chuyện đáng ngạc nhiên ở Việt Nam. Bởi theo các chuyên gia, chỉ những người này mới có tiền để mua nhà ở xã hội.
Cạnh đó, Việt Nam cần làm bài bản, thay đổi tư duy trong làm nhà ở xã hội, định nghĩa rõ loại nhà quy hoạch và xác định đúng đối tượng.

Không ngạc nhiên khi nhiều người mua nhà ở xã hội đi ô tô

Ngày 15/3, Diễn đàn bất động sản mùa xuân do Reatimes tổ chức ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc từ chuyên gia.
Phát biểu tại đây, TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế đã thẳng thắn chia sẻ:
“Tôi không ngạc nhiên khi thấy nhiều người mua nhà ở xã hội đi ô tô, bởi họ mới là người có tiền để mua nhà”.
TS. Vũ Đình Ánh nhấn mạnh, cần thay đổi tư duy, nhận thức về nhà ở xã hội, thậm chí cần làm lại từ đầu vì việc phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam hiện đang tồn tại một số vấn đề, dẫn đến không thể đạt được mục tiêu như mong muốn.
Vấn đề đầu tiên là chưa thiết kế trên tư duy cho thuê. Kinh nghiệm ở Đức là chỉ hỗ trợ người thuê nhà, không hỗ trợ người mua nhà. Việt Nam cũng cần quy định đối với nhà ở xã hội là 100% để cho thuê.
Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2024
Sự thật gây ngạc nhiên về người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam
“Tôi cho rằng cần quy định đối với nhà ở xã hội là 100% cho thuê, trong khi chúng ta chỉ cho phép 20% cho thuê”, ông nói.
Vấn đề thứ hai, Việt Nam chưa có thống kê đối tượng mua nhà ở xã hội: bán nhà cho ai? Thu nhập thực tế của họ bao nhiêu? Phân phối thu nhập và khả năng chi trả của họ như thế nào?
“Rủi ro nữa là bán nhà sai đối tượng”, VnEconomy dẫn lời TS. Ánh, nếu không nghiên cứu kỹ, sẽ dễ gặp hệ lụy, bán không đến được đúng đối tượng, đối tượng không có khả năng mua, nếu để họ mua thì cuộc sống sẽ khó khăn hơn vì phần lớn thu nhập phải để trả các khoản vay mua nhà.
Về vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh bày tỏ, cần phân biệt và định nghĩa rõ ràng giữa nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có giá phải chăng hay nhà ở cao cấp.
Nhà ở xã hội là nhà ở của Nhà nước đứng ra quy hoạch, hỗ trợ cho bộ phận dân cư yếu thế. Nhà ở thương mại có giá phải chăng là Nhà nước hỗ trợ cho bộ phận người dân đại trà, đáp ứng đại đa số quần chúng.
“Nhà ở cao cấp, chúng ta cũng cần có tiêu chuẩn, quy chuẩn rõ ràng. Bởi mang tiếng là nhà ở cao cấp nhưng thực tế có không ít dự án có nội thất, dịch vụ chưa đủ cao cấp”, ông nói.
Do đó, khâu đầu tiên cần quan tâm là định nghĩa rõ loại nhà và quy hoạch. Việc dành 20% đất dự án nhà ở thương mại phát triển nhà ở xã hội, chuyên gia cho rằng, nghe dường như hợp lý nhưng lại là còn manh mún. Xây lên sẽ khó đảm bảo được sự đồng bộ.
“Chúng ta cần quy hoạch làm sao để mang đặc tính khu dân cư, đáp ứng nơi ăn chốn ở, công việc, nhu cầu sinh hoạt. Còn có quan điểm nhà ở xã hội giá thấp nên chất lượng thấp, dẫn đến nhiều khu xây xong không bán được, người dân không đến ở. Nên đã đến lúc chúng ta cần làm bài bản”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chỉ rõ.
Với nhà ở giá phải chăng, ông cho rằng, cần phải có những chính sách từ quy hoạch đến nguồn vốn để hỗ trợ.
Cảnh Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2024
Học giả Trung Quốc nêu dự báo về Việt Nam

Quan điểm của Đảng, tâm lý của dân

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chia sẻ, quan điểm của Đảng và Nhà nước là làm sao người dân đều có nhà ở, tuy nhiên tâm lý của đại bộ phận người Việt Nam đều muốn sở hữu nhà riêng.
Do đó, chuyên gia cho rằng nên phát triển nhà ở theo hướng cho thuê, đặc biệt là nhà ở xã hội.
“Tôi nghĩ nên theo hướng xây lên cho thuê thay vì mua bán do sẽ khó đảm bảo nhu cầu bởi sự chênh lệch thu nhập đang khá lớn”, chuyên gia đề nghị.
Ông Hà dẫn kinh nghiệm nhiều nước phát triển, trong đó nổi bật là nước Đức, nhà ở cho thuê là loại hình chính của đất nước này. Việc phát triển nhà ở xã hội nên theo hướng nhiều nhà cho thuê, tăng tỷ trọng lên 30 – 40% sẽ giải quyết được vấn đề nhà ở.
“Nhà nước nên khuyến khích doanh nghiệp, người dân đầu tư nhà ở cho thuê. Trong dân còn nhiều tiền, nhưng lại chỉ đang biết gửi ngân hàng, trong khi nhà ở cho thuê cũng là kênh tiềm năng và giải quyết được bài toán nhà ở”, ông Hà lưu ý.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, hiện nay, cả nước đã có hơn 400 dự án nhà ở xã hội, trong đó 71 dự án hoàn thành, cung cấp 38.000 căn, 127 dự án đã khởi công, nhiều dự án đã chấp thuận chủ đầu tư.
Năm 2024, dự kiến có 108 dự án sẽ hoàn thành, cung cấp 148.000 căn nhà ở xã hội. Có thể nói đây là điểm nhấn quan trọng của lượng cung.
Ông cho biết, điều kiện tiếp cận nhà ở xã hội cũng đang rộng mở hơn. Không cần thường trú, có nhà ở quê nhưng sinh sống ở thành phố vẫn được mua. Chưa kể, cho phép Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia từ phía cung.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2024
Chính phủ họp, Thủ tướng lệnh giữ chân “đại bàng”
“Đây là bên nắm chắc phía cầu, nên tôi hy vọng sẽ đem lại những đóng góp tích cực. Chưa kể, Việt Nam cũng tiếp tục cải thiện thu nhập lao động”,
Vấn đề là ngân sách nhà nước hỗ trợ các dự án phát triển nhà ở xã hội phải như thế nào để hài hòa giữa các bên.
Tuy vậy, thị trường chắc chắn vẫn còn thách thức. Theo ông Phong, thứ nhất là tính hai mặt của các luật liên quan đến thị trường bất động sản đã được thông qua. Đơn cử, bỏ khung giá đất, trong bối cảnh chi phí vật liệu, nhân công tăng lên thì giá nhà sẽ tăng. Hai là thu nhập người lao động chưa được cải thiện nhiều. Ba là ngân sách nhà nước hỗ trợ các dự án phát triển nhà ở xã hội như thế nào để hài hòa giữa các bên.
Cuối cùng, theo chuyên gia, cần có cơ chế phân phối nhà ở xã hội cũng phải xác định triển khai như thế nào để tránh tình trạng “đi ô tô mua nhà ở xã hội”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала