Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam DCCH chuyển bằng đường biển: những năm 1954-1964

© Ảnh : Public domainTàu khu trục "Gaydamak"
Tàu khu trục Gaydamak - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Đăng ký
Sputnik tiếp tục loạt bài mạn đàm về những giai đoạn đáng nhớ và những sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Nga-Việt.
Trong bài mạn đàm trước, chúng tôi đã nói về phản ứng của ban lãnh đạo Liên Xô trước việc Mỹ ném bom ồ ạt các mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam vào tháng 2 năm 1965 là quyết định hỗ trợ quân sự cho Hà Nội với quy mô lớn hơn và nhanh hơn nhiều so với kế hoạch trước đó. Phần lớn số viện trợ này được chuyển đến Việt Nam CHCH bằng đường biển.

Hãy nhớ lại những sự kiện lịch sử

Lần đầu tiên tàu Nga tiếp cận bờ biển Việt Nam vào năm 1863: khi đó hai tàu khu trục "Abrek" và "Gaydamak" của Đế chế Nga đã cập bến cảng Sài Gòn. Trong 50 năm tiếp theo, cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914, các tàu Nga thỉnh thoảng vào các cảng Sài Gòn và Hải Phòng, chủ yếu để lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt.
Hai trường hợp ngoại lệ là việc đoàn tàu của người thừa kế ngai vàng Nga Nikolai II và đoàn tùy tùng đã ở Sài Gòn bốn ngày vào cuối tháng 3 năm 1891 và đội tàu lớn thuộc hạm đội Thái Bình Dương thứ hai của Đế quốc Nga neo đậu trong vịnh Cam Ranh và vịnh Vân Phong trong thời gian hơn một tháng vào tháng 4 năm 1905 trên đường tới chiến trường với Nhật Bản. Kể từ khi bắt đầu Thế chiến thứ nhất, việc tàu Nga đến Việt Nam không được ghi nhận.
Tất cả các trường hợp này đều là tàu chiến chứ không phải tàu buôn. Vào thời điểm đó, hai nước chúng ta chưa có quan hệ thương mại. Tuy nhiên, đã có một số dự án cụ thể. Vào đầu thế kỷ 18, dưới thời Hoàng đế Pyotr Đại Đế, một trong những cộng sự của ông đã đề xuất gửi một đoàn thám hiểm thương mại từ Viễn Đông đến Ấn Độ, để hải trình đi qua Việt Nam. Vào cuối thế kỷ 18, Nga đã thành lập một công ty chuyên cung cấp thực phẩm và các nhu yếu phẩm cho các khu định cư của người Nga trên lục địa Mỹ - ở Alaska và California.
© Ảnh : Public domainTàu khu trục "Abrek"
Tàu khu trục Abrek - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2024
Tàu khu trục "Abrek"
Bộ trưởng Thương mại của Đế quốc Nga đã đề nghị mua hàng này ở Việt Nam. Nhưng dự án này cũng không được thực hiện. Nguyên nhân chính là do quan điểm ngoại giao của Đế quốc Nga cho rằng Nga không có lợi ích gì ở Việt Nam. Hiện nay chúng ta chỉ có đánh giá quan điểm đó là cái nhìn thiển cận. Nhưng khi đó cách nhìn về Việt Nam của Đế quốc Nga là như vậy.

Các tàu Liên Xô thực hiện sứ mệnh hòa bình

Các tàu của Nga, khi đó là của Liên Xô, xuất hiện trở lại tại các cảng Việt Nam vào năm 1954 sau khi Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến sự và lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Chiếc tàu đầu tiên là tàu Arkhangelsk được Matxcơva cử đi để giúp chuyển quân và người dân tập kết ra Bắc. Sau đó tàu Stavropol của Liên Xô cũng tham gia thực hiện sứ mệnh này. Theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai chiếc tàu này cùng hơn 30 thủy thủ đã được tặng thưởng Huân chương Lao động.
Năm 1954, Matxcơva đã tặng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hai tàu sông-biển, hai chiếc tàu này cũng đóng vai trò quan trọng trong sự kiện tập kết ra Bắc. Vào cuối năm đó, những con tàu đầu tiên của Liên Xô chở hàng hóa cần thiết cho nước cộng hòa đã lên đường đến Việt Nam từ các cảng trên Biển Đen và trên bờ biển Thái Bình Dương.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô V.Petrov tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2024
Những trang sử vàng
Hà Nội «đặt cược niềm tin» vào Matxcơva và đã được đền đáp xứng đáng
Đầu năm 1955, các con tàu đặc biệt chuyên dụng vượt trùng khơi tới nạo vét làm thông thủy cảng Hải Phòng. Các chuyên gia Liên Xô sử dụng thiết bị của đất nước Xô-viết bắt đầu công việc mở rộng cảng và tăng khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn hơn. Huân chương Lao động hạng Nhất được trao cho chiếc tàu nạo vét Xô-viết hoạt động tại khu vực Nam Triệu và Cửa Cấm của cảng Hải Phòng. Con tàu này đã dời chuyển được 5 triệu rưỡi mét khối đất đá, nhờ vậy tàu có tải trọng trên 10.000 tấn cũng vào được cảng.
Vào tháng 10 năm 1955, một tàu của Liên Xô chở lô xe tải hạng nặng đã cập cảng Hồng Gai. Các xe tải ngay lập tức được đưa vào sử dụng tại các mỏ than Quảng Ninh. Xin nhắc lại rằng, khi rời khỏi Việt Nam, các chuyên gia khai thác than của Pháp đã cho rằng, chính quyền nhân dân sẽ có thể vực dậy ngành này sớm nhất là sau 50 năm. Nhưng, với sự giúp đỡ của Liên Xô, thời gian này đã giảm đi gấp 10 lần.
Năm sau, các tàu biển Liên Xô đã chuyển đến Việt Nam thuốc men và tất cả trang thiết bị cho Bệnh viện do Hồng thập tự Liên Xô xây dựng ở Hà Nội. Một năm rưỡi sau, bệnh viện này được trao tặng cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trong một thời gian dài vẫn là bệnh viện lớn nhất thủ đô. Và tại Hải Phòng, hai chiếc tàu kéo làm cảng đã được tặng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
CC BY-SA 3.0 / Lucky Fighter / IL-14M, Ust-Kut AirportMáy bay vận tải quân sự Il-14
Máy bay vận tải quân sự Il-14 - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2024
Máy bay vận tải quân sự Il-14
Năm tháng sau, một tàu nạo vét, hai chiếc tàu và một chiếc thuyền được chuyển giao cho Cục vận tải đường thủy của Việt Nam. Năm 1957, chiếc máy bay Il-14 do chính phủ Liên Xô gửi tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được vận chuyển đến Việt Nam bằng đường biển. Ngoài ra, phía Liên Xô đã bàn giao cho ngư dân Việt Nam 3 tàu đánh cá được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại nhất lúc bấy giờ.
Từ năm 1954 đến năm 1964, hàng chục tàu biển của Liên Xô xuất phát từ các cảng trên Biển Đen và trên bờ Thái Bình Dương đã thực hiện khoảng 500 chuyến đi đến Việt Nam DCCH, vận chuyển hàng hóa cần thiết cho sự phát triển kinh tế của nước cộng hòa. Khi đó viện trợ của Matxcơva cho Hà Nội mỗi năm tăng 50-70% và hầu hết lô hàng đều được vận chuyển bằng đường biển. Kể từ năm 1965, chính tuyến đường biển này đã đảm bảo cung cấp trang thiết bị quân sự, vũ khí từ Liên Xô cho cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam.
Sputnik sẽ kể về điều này trong các bài mạn đàm tiếp theo của loạt bài "Những trang sử vàng".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала