Việt Nam triệu tập kỳ họp bất thường, ai sẽ làm Chủ tịch nước thay ông Võ Văn Thưởng?

© AFP 2023 / Nhac NguyenQuốc hội Việt Nam.
Quốc hội Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2024
Đăng ký
Quốc hội triệu tập kỳ họp bất thường quyết định công tác nhân sự ngày 21/3. Hôm nay, Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ theo nguyện vọng cá nhân.
Thông báo của Quốc hội nêu rõ, đây là kỳ họp bất thường lần thứ 6 được triệu tập. Nhân dân và cử tri đang chờ đợi, ai sẽ được Quốc hội bầu và phê chuẩn làm Chủ tịch nước thay đồng chí Võ Văn Thưởng.

Quốc hội họp bất thường

Chiều nay 20/3, thông cáo được các cơ quan báo chí Nhà nước phát đi cho biết, Quốc hội Việt Nam sẽ triệu tập kỳ họp bất thường. Cụ thể, theo báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) dẫn lời của Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, sáng mai, Quốc hội họp bất thường.
“Sáng mai (21/3), Quốc hội khóa XV họp kỳ bất thường lần thứ 6 để xem xét, quyết định công tác nhân sự theo thẩm quyền”, - VOV thông tin.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2024
Lý do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thôi chức
Việc này, là căn cứ Hiến pháp Việt nam, Luật Tổ chức Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV để xem xét, quyết định công tác nhân sự theo thẩm quyền của Quốc hội. Theo Tổng thư ký Quốc hội, kỳ họp sẽ diễn ra trong một buổi sáng, tại Nhà Quốc hội, Hà Nội.

Ai sẽ làm Chủ tịch nước thay ông Võ Văn Thưởng?

Như Sputnik đã thông tin, hôm nay, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức đồng ý cho đồng chí Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước.
Cụ thể, theo thông cáo được TTXVN phát đi ngay sau cuộc họp bất thường tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã xem xét, cho ý kiến về việc cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với ông Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026
Theo kết quả cuộc họp đánh giá, ông Võ Văn Thưởng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở, được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, vừa qua theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông Võ Văn Thưởng đã có một số vi phạm.
“Đồng chí Võ Văn Thưởng đã có vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước”, - Ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu rõ.
Tổng Bí thư chủ trì phiên họp đầu tiên Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng   - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2024
Có thế lực âm mưu phá hoại công tác nhân sự nội bộ của Việt Nam
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đánh giá, những vi phạm, khuyết điểm của ông Võ Văn Thưởng đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông.
Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, ông Võ Văn Thưởng đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.
“Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của ông Võ Văn Thưởng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026”, - thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sau hội nghị bất thường khẳng định.
Ông Võ Văn Thưởng nắm cương vị Chủ tịch nước hơn 1 năm trước, kế nhiệm ông Nguyễn Xuân Phúc.
Đối với vấn đề nhân sự lần này, đặt trong bối cảnh đồng chí Võ Văn Thưởng đã được Trung ương đồng ý cho thôi chức, cử tri và nhân dân cả nước đang đặc biệt quan tâm ai sẽ được Quốc hội bầu và phê chuẩn giữ chức vụ Chủ tịch nước thay ông Thưởng trong thời gian tới.
Tính từ đầu khóa 13 đến nay, Quốc hội Việt Nam đã triệu tập và tổ chức thành công 5 kỳ họp bất thường. Năm 2022 có 2 kỳ họp bất thường, năm 2023 23 kỳ. Gần nhất vào đầu năm 2024, Quốc hội đã xem xét thông qua nhiều vấn đề hệ trọng với các luật sửa đổi có ý nghĩa đặc biệt với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2023
Lộ diện người thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc: Ông Võ Văn Thưởng sẽ vào “Tứ trụ”?
Gọi là kỳ họp bất thường nhưng lại giải quyết những vấn đề cấp bách, đặc biệt quan trọng và thiết thực của đất nước.
Cụ thể, tại kỳ họp bất thường lần thứ 5 vừa qua, Quốc hội thông qua các nội dung: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị quyết về việc sử dụng dự phòng chung, dự phòng nguồn ngân sách trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Theo quy định luật Tổ chức Quốc hội, Quốc hội sẽ họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Tuy nhiên, trong trường hợp Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu yêu cầu thì Quốc hội sẽ triệu tập kỳ họp bất thường.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала