Các chuyên gia nói về mục tiêu của NATO nhân kỷ niệm 75 năm thành lập tổ chức
05:47 05.04.2024 (Đã cập nhật: 15:09 05.04.2024)
© Sputnik / Alexey VitvitskyNato logo
© Sputnik / Alexey Vitvitsky
Đăng ký
Liên minh quân sự đã 75 tuổi và mục tiêu của nó là kiềm chế Nga và Trung Quốc với sự giúp đỡ của châu Âu.
Nhưng liệu sự tồn tại của nó có ý nghĩa gì không? Các nhà khoa học chính trị từ Argentina Marcelo Ramírez - chuyên gia về châu Á, giám đốc Asia TV, và Alberto Hutschenreuter, tiến sĩ khoa học về quan hệ quốc tế, đã chia sẻ quan điểm của mình với Sputnik.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), với việc mở rộng không góp phần củng cố hòa bình và an ninh quốc tế, sẽ kỷ niệm 75 năm thành lập vào ngày 3 tháng 4.
Lễ kỷ niệm diễn ra trong bối cảnh sự phân cực ngày càng tăng về lý do tồn tại của NATO, nguồn gốc của xung đột, hậu quả các quyết định của tổ chức này đối với chất lượng cuộc sống người dân, chủ quyền các quốc gia và nền dân chủ.
“Mục tiêu thực sự của NATO là kiềm chế Nga và tiến tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương để chống lại Trung Quốc”, - nhà khoa học chính trị Argentina Marcelo Ramirez, chuyên gia về châu Á và giám đốc của Asia TV, nói với Sputnik.
Khi Mỹ hứa với Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, vào năm 1990 rằng NATO sẽ không di chuyển “một inch” về phía đông, thỏa thuận đã không được ký kết. Moskva đã tin tưởng nghe theo lời của Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là James Baker.
“Tuy nhiên, Mỹ đã không giữ lời hứa. Ngược lại, họ đang tích cực mở rộng”, - Ramirez nói.
Trả lời câu hỏi về tác động của việc mở rộng liên minh quân sự đối với dân chủ và chủ quyền các nước thành viên, chuyên gia hậu quả là “rất đáng kể”.
"Ở các quốc gia dân chủ Châu Âu, chính phủ phục vụ lợi ích của thế giới Anglo-Saxon chứ không phải lợi ích của chính quốc gia đó. Chúng ta đừng quên NATO đã được sử dụng như một công cụ để khiến các chính phủ trở nên "ngoan ngoãn" hơn và làm mất uy tín của cánh tả”, - Ramirez nhấn mạnh.
NATO là một công cụ mở rộng
Chuyên gia cũng đề cập đến mối quan hệ có thể có của NATO với các nhóm khủng bố, những lợi ích mà khối này hưởng lợi từ việc thúc đẩy xung đột và nỗi lo sợ của phương Tây về mối quan hệ tốt đẹp giữa Nga và Trung Quốc.
Evrasia và Trung Đông hiện là những không gian quan trọng trong hệ thống thế giới giữa thời kỳ chuyển đổi đa cực và phải đối mặt với sự phản kháng ngày càng tăng từ Hoa Kỳ khi nước này đấu tranh để duy trì quyền bá chủ của mình.
Đối mặt với một hệ thống mà theo một số nhà sử học và chuyên gia đã khiến thế giới rơi vào khủng hoảng sâu sắc, Washington đang phải đối mặt với nhu cầu xem xét lại chiến lược quốc tế của mình và do đó, họ sử dụng NATO như một công cụ để mở rộng.
Alberto Hutschenreuther, nhà khoa học chính trị người Argentina, cho biết: “Sự liên tục của NATO là một điều bất thường trong lịch sử gần đây; nó không có lý do gì để tồn tại”.
“Việc mở rộng [của Liên minh Bắc Đại Tây Dương] diễn ra theo kịch bản chiến lược không phải do châu Âu mà là do Hoa Kỳ viết ra. Về mặt này, châu Âu lẽ ra phải nghĩ đến chính mình về mặt chính trị, nhưng thực tế họ đã không làm như vậy. Họ tiếp tục đi theo kịch bản bên ngoài này vì lợi ích của chủ nghĩa Đại Tây Dương, ngày càng gia tăng sự phụ thuộc lợi ích của chính mình [vào người khác]”, - chuyên gia nói.
Đánh giá của Nga
Trong khi đó, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev cho biết liên minh đang tăng cường tiềm lực quân sự một cách có hệ thống dọc biên giới Nga từ Barents đến Biển Đen nhằm kiềm chế Moskva. Chỉ riêng năm ngoái, NATO và các nước thành viên đã tiến hành 130 cuộc tập trận và huấn luyện quân sự.