Việt Nam muốn Lào giảm giá than

© Sputnik / Vitaliy Ankov / Chuyển đến kho ảnhThan
Than - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2024
Đăng ký
Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, với quy mô và tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, Việt Nam rất cần điện và năng lượng.
Chính phủ hai nước Việt – Lào đặc biệt quan tâm đến việc mua bán than, nhu cầu nhập than của Việt Nam cũng là rất lớn, nhưng giá than của Lào hiện còn cao. Do đó, cần tìm giải pháp để hạ giá bán than từ Lào về Việt Nam.

Nhu cầu điện của Việt Nam rất lớn

Báo Công Thương ngày 7/4/2024 dẫn thông tin từ Đoàn công tác của Bộ Công Thương Việt Nam tại Lào cho biết, trong chuyến công tác tại Vientiane từ ngày 6-8/4/2024, Đoàn công tác của Bộ Công Thương Việt Nam do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Phosay Sayasone.
Cuộc làm việc nhằm để trao đổi các giải pháp nhằm đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản giữa Việt Nam - Lào.
Đáng chú ý, tháp tùng cùng Bộ trưởng dự hội đàm còn có đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản của hai nước.
Về phía Việt Nam có ông Ngô Hoàng Ngân, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), ông Đỗ Chí Thanh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), ông Ngô Sơn Hải - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Bến than của công ty Daltransugol tại cảng Vanino - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2024
Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh nhập khẩu than từ Nga
Theo Báo Công Thương dẫn lời Bộ trưởng, Nguyễn Hồng Diên cho biết, hiện nay Việt Nam rất cần điện và năng lượng để phục vụ phát triển sản xuất.

“Việt Nam đang nổi lên như một công xưởng của thế giới, là 1 trong 20 nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu và là 1 trong 15 quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) nhiều nhất trong năm 2023 với tổng số vốn FDI lên tới 15 tỷ USD”, ông nói.

Những năm qua, Việt Nam đã thu hút gần 500 tỷ USD vốn đầu tư FDI. Đáng chú ý, những năm gần đây, quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh qua từng năm. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 732,5 tỷ USD. Năm 2023 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD, và lọt top 20 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Trong quý I/2024, tăng trưởng GDP gần 6%, sản xuất công nghiệp tăng 6%, ngành chế biến chế tạo tăng 6,8%; xuất siêu hơn 8 tỷ USD...
Theo dự báo, xuất nhập khẩu năm 2024 có thể đạt 790 tỷ USD trong kịch bản tăng trưởng cao với những diễn biến kinh tế thuận lợi.
“Với tốc độ và quy mô phát triển như vậy, Việt Nam rất cần năng lượng để phát triển sản xuất”, Bộ trưởng lưu ý.
Dự báo đến năm 2030, quy mô nền kinh tế của Việt Nam tăng, do đó, nhu cầu về điện sẽ tăng gấp đôi hiện nay, đồng thời phải chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch và bền vững. Để bảo đảm an ninh năng lượng, Việt Nam đã và đang phải đối mặt không ít thách thức.
Trong quan hệ Việt Nam - Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, hợp tác trong lĩnh vực năng lượng khoáng sản là trụ cột quan trọng và việc hợp tác năng lượng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của hai nước.
Than - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2024
Một doanh nghiệp Hàn vừa giành được quyền phân phối độc quyền than chì Việt Nam

Hạ giá bán than

Phát biểu với Bộ trưởng Phosay Sayasone, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam rất cao. Ngược lại, tăng xuất khẩu than cũng là mong muốn của Lào.
Theo các bản ghi nhớ đã ký hồi tháng 7/2023, mỗi năm Việt Nam sẽ nhập khoảng 20 triệu tấn than từ Lào, tùy điều kiện thực tế thị trường, nhu cầu mỗi bên.
Người đứng đầu Bộ Công Thương cho hay, giai đoạn 2025 - 2030, Việt Nam có nhu cầu nhập khoảng 60-100 triệu tấn than mỗi năm.

“Mua bán than là vấn đề rất được quan tâm của Chính phủ hai nước và hai Bộ. Việc Việt Nam mua than từ Lào bên cạnh lợi ích mang lại cho Lào cũng sẽ góp phần đảm bảo cung ứng điện trong nước của Việt Nam. Do vậy, việc tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, vận chuyển than từ Lào qua các cửa khẩu về Việt Nam và ra các cảng cũng là mục tiêu của phía Việt Nam”, người đứng đầu Bộ Công Thương nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ tại cuộc gặp, Bộ Công Thương sẵn sàng kết nối các tập đoàn, doanh nghiệp hai nước để tăng hợp tác mua bán. Các doanh nghiệp trong nước cũng được khuyến khích ưu tiên ký hợp đồng, cam kết mua bán than của Lào để sản xuất điện trong nước.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, khó khăn là giá thành than của Lào còn cao, do vậy, cần tìm các giải pháp để hạ giá thành về Việt Nam.
“Quan trọng giá sao cho hợp lý”, Bộ trưởng Diên nói và cho rằng giá than Lào ít nhất phải bằng giá thế giới mới có thể cạnh tranh.
Cờ Trung Quốc trên nền mặt trăng - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2024
Lào kiên quyết ủng hộ nguyên tắc một Trung Quốc
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị các chủ mỏ than của Lào cơ cấu lại quy trình sản xuất, đầu tư hệ thống băng tải vận chuyển than qua biên giới để giảm giá thành khai thác, sản xuất, vận chuyển.
Ông Diên cũng đề nghị Bộ Năng lượng và Mỏ Lào báo cáo Chính phủ nước này xem xét bỏ thuế xuất khẩu than (10%).Theo Bộ trưởng, thuế này được ban hành để tạo nguồn thu cho Lào nhưng thực tế sẽ làm giá bán tăng. Việc này dẫn đến than không bán được, từ đó Chính phủ và doanh nghiệp đều thiệt hại.

Tăng mua điện từ Lào

Phía Lào đề nghị thành lập đoàn công tác để thúc đẩy tiến độ ban hành khung giá Việt Nam mua điện từ Lào sau năm 2025.
Lào cũng muốnthành lập đoàn làm việc để thúc đẩy đấu nối đường dây điện 500 kV từ Lào về Việt Nam theo Quy hoạch điện VIII của Việt Nam và giải quyết một số vấn đề liên quan các nhà máy thủy điện Xekaman 1 và 3; hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm về thành lập cơ quan điều tiết điện lực.
Lào cũng muốn thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa từ Lào tới các cửa khẩu/cảng tại Quảng Trị và Huế; hỗ trợ hợp tác về công tác thanh tra; công tác quy hoạch và xây dựng bản đồ khoáng sản cho Lào.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Diên nhất trí sẽ thành lập các nhóm công tác của hai bộ, hai nước để tháo gỡ những khó khăn trong hợp tác về năng lượng, khoáng sản.
“Các nhóm công tác này hằng tháng, hằng quý phải trình lên lãnh đạo hai Bộ những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ và thường xuyên giải quyết thảo luận các vấn đề thông qua trực tuyến hằng tháng, hằng quý kết hợp gặp gỡ trực tiếp giữa lãnh đạo hai Bộ trong khoảng thời gian 6 tháng đến 1 năm”, Bộ trưởng lưu ý hai bên cũng cần có văn bản ký kết, ghi nhớ và cụ thể hóa các nội dung hợp tác…
Cờ CHDCND Triều Tiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2024
Phái đoàn đảng cầm quyền Triều Tiên tới Trung Quốc trước chuyến thăm Việt Nam và Lào
Về tiến độ ban hành khung giá Việt Nam mua điện từ Lào sau năm 2025 Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay, hiện nay EVN cũng đã hoàn thành nghiên cứu, dự thảo khung giá và đang gửi xin ý kiến Hội đồng thành viên EVN thông qua trước khi báo cáo Bộ Công Thương.
Sau khi có báo cáo chính thức của EVN, Bộ Công Thương sẽ thẩm định và báo cáo Thủ tướng phê duyệt. Dự kiến đầu quý II năm nay, khung giá mua điện từ Lào sau 2025 sẽ chính thức được ban hành.
Về việc phía Lào đề nghị Việt Nam thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ Lào tới các cửa khẩu/cảng tại Quảng Trị và Huế, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết:
“Việt Nam chắc chắn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ Lào về Việt Nam, đặc biệt là qua các cửa khẩu, tới các cảng tại Việt Nam”.
Nhấn mạnh cửa khẩu La Lay ở Quảng Trị rất quan trọng cho việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là than, phục vụ trực tiếp cho việc mua bán than giữa Lào và Việt Nam. Than từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu La Lay sẽ tới các cảng Chân Mây, Thuận An của Thừa Thiên Huế hoặc cảng Cửa Việt, Bộ trưởng đề nghị phía Lào đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường hiện có từ Lào đi La Lay, Lao Bảo để cải thiện năng lực vận chuyển.
Bộ trưởng Phosay Sayasone nhất trí với các phương án, giải pháp do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đưa ra, đồng thời khẳng định, Bộ Năng lượng và Mỏ Lào sẵn sàng phối hợp với Bộ Công Thương Việt Nam triển khai, xây dựng các kế hoạch để thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa hai nước Việt Nam – Lào.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала