https://kevesko.vn/20240409/huawei-va-loat-ong-lon-trung-quoc-muon-dau-tu-vao-viet-nam-29181492.html
Huawei và loạt ‘ông lớn’ Trung Quốc muốn đầu tư vào Việt Nam
Huawei và loạt ‘ông lớn’ Trung Quốc muốn đầu tư vào Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Tại Bắc Kinh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu Trung Quốc trong ngành giao thông, đường sắt, năng lượng, cũng như đến... 09.04.2024, Sputnik Việt Nam
2024-04-09T00:24+0700
2024-04-09T00:24+0700
2024-04-09T00:24+0700
việt nam
trung quốc
huawei
năng lượng
giao thông
đường sắt
hợp tác
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/04/09/29181147_0:0:1742:980_1920x0_80_0_0_2bf2cdb604afc7f6a14e7b9701df541c.jpg
Các “ông lớn” Trung Quốc nhận định Việt Nam là thị trường quan trọng hàng đầu của họ trong khu vực, đánh giá các các chính sách của Việt Nam trong việc tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài.Gặp lãnh đạo HuaweiChiều 8/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu Việt Nam đã đến thăm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Tập đoàn Huawei.Tại đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ ấn tượng khi tham quan triển lãm về quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn, đạt doanh thu gần 100 tỷ USD, là một trong số những tập đoàn công nghệ lớn nhất toàn cầu. Đến nay, Huawei sở hữu nhiều phát minh và bằng sáng chế vượt trội, tiên phong trong lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, trải qua hơn 25 năm có mặt tại Việt Nam, Huawei đã có nhiều đóng góp tích cực, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, cũng như bắt đầu tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ cao.Hiện nay, Việt Nam đang chú trọng thúc đẩy mạnh mẽ xây dựng nền kinh tế số, công dân số, xã hội số. Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có tốc độ chuyển đổi số nhanh. Ngoài việc đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin trong nước, Việt Nam cũng thu hút các tập đoàn lớn, trong đó có Huawei, tham gia vào quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.Ông Huệ cho hay, Việt Nam định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Việt Nam ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, thân thiện với môi trường.Theo ông, Huawei có thể tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam trong các ngành công nghiệp, bao gồm nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ cao.Ông Vương Đình Huệ khẳng định, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.Về phần mình, Chủ tịch Tập đoàn Huawei Lương Hoa cảm ơn đồng chí Vương Đình Huệ đã chia sẻ về chính sách của Việt Nam đối với phát triển kinh tế-xã hội và kinh tế số.Lãnh đạo Huawei cho rằng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hiện là xu thế phát triển chung của thế giới. Trong xu thế đó, Việt Nam đã có các chương trình để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số.Ông Lương Hoa khẳng định, Huawei sẵn sàng cống hiến nhiều hơn nữa cho các lĩnh vực hợp tác với Việt Nam, như xây dựng mạng 5G, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin,…Trung Quốc muốn tham gia làm đường sắt ở Việt NamTại buổi tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) và các nhà lãnh đạo của tập đoàn, ông Vương Đình Huệ cho biết trong chuyến thăm Việt Nam năm 2023 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã ra “Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược” với 6 “hơn”, trong đó có việc thúc đẩy hợp tác kinh tế.Về phần mình, ông Đới Hòa Căn cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dành thời gian tiếp, cho biết CRCC tiền thân là Quân đoàn Kỹ thuật đường sắt, một trong những tập đoàn xây dựng tổng hợp mạnh, xếp thứ 42 trong Fortune Global 500, thứ 3 trong số 250 nhà thầu toàn cầu hàng đầu của ENR, thứ 12 trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc năm 2021. Những năm 1960, Quân đoàn Kỹ thuật đường sắt đã tham gia giúp Việt Nam xây dựng đường sắt.Chủ tịch CRCC đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng nhất châu Á của tập đoàn, đồng thời cho biết CRCC cũng đang có một số dự án hạ tầng triển khai tại Việt Nam.Ông Đới Hòa Căn cho rằng, với năng lực và uy tín của tập đoàn, trên tinh thần tuyên bố chung năm 2023, trong bối cảnh Việt Nam giữ vững môi trường đầu tư ổn định, kinh tế phát triển, CRCC sẵn sàng góp phần vào sự phát triển hạ tầng của Việt Nam, trong đó có khảo sát thiết kế xây dựng đường sắt.Đáp lời, ông Vương Đình Huệ cảm ơn CRCC cùng truyền thống gắn bó, giúp đỡ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao quy mô, năng lực và phạm vi hoạt động trên toàn cầu của CRCC, khẳng định tuyên bố chung năm 2023 đã mở ra giai đoạn hợp tác tốt đẹp cho cả hai nước Việt Nam – Trung Quốc.Trong đó, hai bên đã nhất trí kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn qua biên giới; tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; Đồng Đăng-Hà Nội; Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng.Các tuyến trên là hệ thống hạ tầng quan trọng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt – Trung. Tập đoàn CRCC đã nghiên cứu, khảo sát, hỗ trợ tư vấn và có đề xuất để tham gia đấu thầu các dự án thuộc lĩnh vực này.Doanh nghiệp Trung Quốc đấu thầu các dự án giao thông tại VNTại cuộc tiếp ông Vương Đồng Trụ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC), ông Vương Đình Huệ đánh giá cao quy mô, năng lực và khả năng của CCCC trên toàn cầu, bất chấp sự biến động của tình hình thế giới.CCCC là doanh nghiệp hoạt động đa ngành, trải dài trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng vận hành các dự án hạ tầng giao thông (cảng biển, cầu đường, sân bay…), sản xuất thiết bị công nghiệp nặng (cẩu trên cảng, máy khoan hầm), bất động sản và phát triển đô thị. Năm 2022, CCCC đứng thứ 60/500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo Tạp chí Fortune. Doanh nghiệp ghi nhận tổng doanh thu 130,6 tỉ USD.Từ năm 1996 đến nay, CCCC đã thực hiện hơn 20 dự án tại Việt Nam, như: Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (một phần); xây dựng cảng khu vực Cái Mép-Thị Vải; đang thực hiện Nhà máy điện gió tại Sóc Trăng,…Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Việt Nam đang phát triển hệ thống hạ tầng theo nguyên tắc đẩy mạnh hợp tác công-tư. Hiện Việt Nam phấn đấu mục tiêu xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam; các tuyến đường sắt kết nối như Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; tuyến Hà Nội – TP.HCM…Với các dự án đường sắt kết nối hai nước, ông Huệ mong muốn CCCC có đề xuất, hỗ trợ kỹ thuật để khảo sát thiết kế. Chủ tịch Quốc hội cho hay, Việt Nam hoan nghênh, khuyến khích các doanh nghiệp uy tín, tiêu biểu cho công nghệ của Trung Quốc tham gia đấu thầu các dự án giao thông đường bộ, đường sắt tại Việt Nam.Đặc biệt, Việt Nam xác định công tác phát triển kết cấu hạ tầng là một trong những trụ cột phát triển của đất nước. Đối với các dự án trọng điểm quốc gia, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.Quốc hội sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc.Đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo của Việt NamCũng trong sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp ông Lã Trạch Tường, Phó Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc (Energy China) kiêm Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng quốc tế Trung Quốc (China International Energy Group).Tại buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hoan nghênh sự chủ động của tập đoàn khi đưa ra những đề xuất hợp tác hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách, quy hoạch phát triển mạng lưới điện, cũng như kế hoạch mở rộng đầu tư lĩnh vực mới của tập đoàn.Ông Huệ cho biết, ngày 1/4/2024, Thủ tướng đã ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Mục tiêu của Việt Nam là thực hiện chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Ông Huệ đề nghị lãnh đạo tập đoàn tiếp tục trao đổi, phối hợp các bộ, ngành và địa phương liên quan để có hướng dẫn thực hiện chi tiết.Chủ tịch Quốc hội ghi nhận những đề xuất về tăng cường hợp tác của Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc về năng lượng tái tạo (điện gió, điện Mặt Trời, thủy điện tích năng…) cũng như phát triển điện khí LNG; các giải pháp phát triển xanh, phát thải ít carbon. Ông Huệ đề nghị tập đoàn tiếp tục có những đề xuất cụ thể để hợp tác với các doanh nghiệp của Việt Nam. Ông cũng cho biết, Việt Nam đang khuyến khích các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này.Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Quốc hội luôn đồng hành cùng Chính phủ và các cơ quan liên quan tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc khi triển khai các dự án đầu tư, kinh doanh hiệu quả, thành công và bền vững tại Việt Nam.
https://kevesko.vn/20240405/trung-quoc-dau-tu-hon-800-trieu-usd-xay-nha-may-san-xuat-o-to-tai-viet-nam-29122074.html
https://kevesko.vn/20240408/viet-nam-la-cong-xuong-the-he-tiep-theo-cua-the-gioi-29168341.html
https://kevesko.vn/20240331/viet-nam-tim-hieu-cach-trung-quoc-lam-duong-sat-toc-do-cao-nhanh-nhat-the-gioi-29045331.html
https://kevesko.vn/20240408/quan-he-viet-trung-nhin-tu-su-tiep-don-ong-vuong-dinh-hue-o-trung-quoc-29179648.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/04/09/29181147_13:0:1709:1272_1920x0_80_0_0_c3376fdd216567520979059aa6e014d7.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, trung quốc, huawei, năng lượng, giao thông, đường sắt, hợp tác
việt nam, trung quốc, huawei, năng lượng, giao thông, đường sắt, hợp tác
Các “ông lớn” Trung Quốc nhận định Việt Nam là thị trường quan trọng hàng đầu của họ trong khu vực, đánh giá các các chính sách của Việt Nam trong việc tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài.
Chiều 8/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu Việt Nam đã đến thăm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Tập đoàn Huawei.
Tại đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ ấn tượng khi tham quan triển lãm về quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn, đạt doanh thu gần 100 tỷ USD, là một trong số những tập đoàn công nghệ lớn nhất toàn cầu. Đến nay, Huawei sở hữu nhiều phát minh và bằng sáng chế vượt trội, tiên phong trong lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, trải qua hơn 25 năm có mặt tại Việt Nam, Huawei đã có nhiều đóng góp tích cực, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, cũng như bắt đầu tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Hiện nay, Việt Nam đang chú trọng thúc đẩy mạnh mẽ xây dựng nền kinh tế số, công dân số, xã hội số. Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có tốc độ chuyển đổi số nhanh. Ngoài việc đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin trong nước, Việt Nam cũng thu hút các tập đoàn lớn, trong đó có Huawei, tham gia vào quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.
Ông Huệ cho hay, Việt Nam định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Việt Nam ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, thân thiện với môi trường.
Theo ông, Huawei có thể tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam trong các ngành công nghiệp, bao gồm nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ cao.
Ông Vương Đình Huệ khẳng định, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Về phần mình, Chủ tịch Tập đoàn Huawei Lương Hoa cảm ơn đồng chí Vương Đình Huệ đã chia sẻ về chính sách của Việt Nam đối với phát triển kinh tế-xã hội và kinh tế số.
Lãnh đạo Huawei cho rằng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hiện là xu thế phát triển chung của thế giới. Trong xu thế đó, Việt Nam đã có các chương trình để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số.
Ông Lương Hoa khẳng định, Huawei sẵn sàng cống hiến nhiều hơn nữa cho các lĩnh vực hợp tác với Việt Nam, như xây dựng mạng 5G, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin,…
Trung Quốc muốn tham gia làm đường sắt ở Việt Nam
Tại buổi tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) và các nhà lãnh đạo của tập đoàn, ông Vương Đình Huệ cho biết trong chuyến thăm Việt Nam năm 2023 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã ra “Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược” với 6 “hơn”, trong đó có việc thúc đẩy hợp tác kinh tế.
Về phần mình, ông Đới Hòa Căn cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dành thời gian tiếp, cho biết CRCC tiền thân là Quân đoàn Kỹ thuật đường sắt, một trong những tập đoàn xây dựng tổng hợp mạnh, xếp thứ 42 trong Fortune Global 500, thứ 3 trong số 250 nhà thầu toàn cầu hàng đầu của ENR, thứ 12 trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc năm 2021. Những năm 1960, Quân đoàn Kỹ thuật đường sắt đã tham gia giúp Việt Nam xây dựng đường sắt.
Chủ tịch CRCC đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng nhất châu Á của tập đoàn, đồng thời cho biết CRCC cũng đang có một số dự án hạ tầng triển khai tại Việt Nam.
Ông Đới Hòa Căn cho rằng, với năng lực và uy tín của tập đoàn, trên tinh thần tuyên bố chung năm 2023, trong bối cảnh Việt Nam giữ vững môi trường đầu tư ổn định, kinh tế phát triển, CRCC sẵn sàng góp phần vào sự phát triển hạ tầng của Việt Nam, trong đó có khảo sát thiết kế xây dựng đường sắt.
Đáp lời, ông Vương Đình Huệ cảm ơn CRCC cùng truyền thống gắn bó, giúp đỡ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao quy mô, năng lực và phạm vi hoạt động trên toàn cầu của CRCC, khẳng định tuyên bố chung năm 2023 đã mở ra giai đoạn hợp tác tốt đẹp cho cả hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Trong đó, hai bên đã nhất trí kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn qua biên giới; tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; Đồng Đăng-Hà Nội; Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng.
Các tuyến trên là hệ thống hạ tầng quan trọng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt – Trung. Tập đoàn CRCC đã nghiên cứu, khảo sát, hỗ trợ tư vấn và có đề xuất để tham gia đấu thầu các dự án thuộc lĩnh vực này.
Doanh nghiệp Trung Quốc đấu thầu các dự án giao thông tại VN
Tại cuộc tiếp ông Vương Đồng Trụ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC), ông Vương Đình Huệ đánh giá cao quy mô, năng lực và khả năng của CCCC trên toàn cầu, bất chấp sự biến động của tình hình thế giới.
CCCC là doanh nghiệp hoạt động đa ngành, trải dài trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng vận hành các dự án hạ tầng giao thông (cảng biển, cầu đường, sân bay…), sản xuất thiết bị công nghiệp nặng (cẩu trên cảng, máy khoan hầm), bất động sản và phát triển đô thị. Năm 2022, CCCC đứng thứ 60/500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo Tạp chí Fortune. Doanh nghiệp ghi nhận tổng doanh thu 130,6 tỉ USD.
Từ năm 1996 đến nay, CCCC đã thực hiện hơn 20 dự án tại Việt Nam, như: Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (một phần); xây dựng cảng khu vực Cái Mép-Thị Vải; đang thực hiện Nhà máy điện gió tại Sóc Trăng,…
Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Việt Nam đang phát triển hệ thống hạ tầng theo nguyên tắc đẩy mạnh hợp tác công-tư. Hiện Việt Nam phấn đấu mục tiêu xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam; các tuyến đường sắt kết nối như Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; tuyến Hà Nội – TP.HCM…
Với các dự án đường sắt kết nối hai nước, ông Huệ mong muốn CCCC có đề xuất, hỗ trợ kỹ thuật để khảo sát thiết kế. Chủ tịch Quốc hội cho hay, Việt Nam hoan nghênh, khuyến khích các doanh nghiệp uy tín, tiêu biểu cho công nghệ của Trung Quốc tham gia đấu thầu các dự án giao thông đường bộ, đường sắt tại Việt Nam.
Đặc biệt, Việt Nam xác định công tác phát triển kết cấu hạ tầng là một trong những trụ cột phát triển của đất nước. Đối với các dự án trọng điểm quốc gia, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Quốc hội sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc.
Đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo của Việt Nam
Cũng trong sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp ông Lã Trạch Tường, Phó Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc (Energy China) kiêm Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng quốc tế Trung Quốc (China International Energy Group).
Tại buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hoan nghênh sự chủ động của tập đoàn khi đưa ra những đề xuất hợp tác hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách, quy hoạch phát triển mạng lưới điện, cũng như kế hoạch mở rộng đầu tư lĩnh vực mới của tập đoàn.
Ông Huệ cho biết, ngày 1/4/2024, Thủ tướng đã ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu của Việt Nam là thực hiện chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Ông Huệ đề nghị lãnh đạo tập đoàn tiếp tục trao đổi, phối hợp các bộ, ngành và địa phương liên quan để có hướng dẫn thực hiện chi tiết.
Chủ tịch Quốc hội ghi nhận những đề xuất về tăng cường hợp tác của Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc về năng lượng tái tạo (điện gió, điện Mặt Trời, thủy điện tích năng…) cũng như phát triển điện khí LNG; các giải pháp phát triển xanh, phát thải ít carbon. Ông Huệ đề nghị tập đoàn tiếp tục có những đề xuất cụ thể để hợp tác với các doanh nghiệp của Việt Nam. Ông cũng cho biết, Việt Nam đang khuyến khích các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này.
Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Quốc hội luôn đồng hành cùng Chính phủ và các cơ quan liên quan tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc khi triển khai các dự án đầu tư, kinh doanh hiệu quả, thành công và bền vững tại Việt Nam.