https://kevesko.vn/20240409/viet-nam-san-sang-ho-tro-lao-dam-bao-nguon-cung-xang-dau-29185163.html
Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào đảm bảo nguồn cung xăng dầu
Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào đảm bảo nguồn cung xăng dầu
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 8/4, tại Vientiane (Lào), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào đã ký kết mới Hiệp định Thương... 09.04.2024, Sputnik Việt Nam
2024-04-09T11:01+0700
2024-04-09T11:01+0700
2024-04-09T11:06+0700
việt nam
bộ công thương
lào
thương mại
xăng
cây xăng
dầu khí
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/02/13544248_420:0:3824:1915_1920x0_80_0_0_461e8db1ca722da3b850685fe43d256b.jpg
Trong chuyến công tác tại Vientiane (Lào) từ ngày 6-8/4, sáng 8/4, Đoàn công tác của Bộ Công Thương Việt Nam do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith nhằm trao đổi, để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hợp tác công nghiệp, thương mại giữa hai nước Việt Nam - Lào. Cùng với đó, hai Bộ trưởng đã ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào mới và chứng kiến lễ ký một số biên bản hợp tác giữa hai nước.Tại hội đàm, Bộ trưởng Công Thương Lào Malaithong Kommasith đề nghị Việt Nam tiếp tục hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý thị trường xăng dầu, giúp nước này ổn định nguồn cung.Với đề nghị này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Bộ Công Thương Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào trong việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu. Vừa qua, Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục khuyến khích các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu của Việt Nam chủ động kết nối với doanh nghiệp của Lào, tăng cường và tạo sự ổn định trong việc cung ứng xăng dầu sang thị trường Lào.Bộ trưởng Diên cho biết Việt Nam đã ban hành Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030. Cơ quan này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai bên hợp tác xây dựng kho chứa xăng dầu.Để đảm bảo cung ứng xăng dầu trong nước, về lâu dài, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng Chính phủ Lào cần xem xét duy trì tỉ giá hối đoái ổn định, dự báo được và đảm bảo nguồn cung ngoại tệ; đảm bảo cho doanh nghiệp đầu mối xăng dầu hoạt động có lãi. Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường.Xăng dầu là một trong những hàng hóa được khuyến khích tăng xuất khẩu nhằm khai thác tiềm năng thương mại giữa Việt Nam và Lào. Từ 2012 đến nay, kim ngạch thương mại hai nước tăng trưởng từ 10-15% mỗi năm (trừ giai đoạn dịch Covid-19), đạt 1,63 tỷ USD trong năm 2023. Trong đó, Việt Nam xuất sang Lào 533 triệu USD, nhập khẩu từ Lào 1,1 tỷ USD.Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu rất lớn các loại nguyên liệu đầu vào và điện năng từ các nước, trong đó có Lào. Nước này cũng đang dần trở thành một nguồn cung cấp sản phẩm, nguyên liệu quan trọng cho Việt Nam trong khối ASEAN.Tuy nhiên, kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào mới đạt quy mô 1,65 tỷ USD, chỉ bằng 10% tổng kim ngạch ngoại thương của Lào và 0,2% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam, chưa tương xứng với tiềm năng và quan hệ đặc biệt giữa hai nước, do đó, để khai thác tiềm năng hợp tác thương mại, hai Bộ trưởng đã nhất trí các giải pháp cụ thể triển khai cam kết, thỏa thuận đã được Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất tại bản Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào; biên bản kỳ họp thứ 46 Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào.Theo đó, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá giữa hai nước, gia tăng khối lượng kim ngạch thương mại giữa hai nước: Hai Bộ trưởng cùng chung nhận định việc thực thi có hiệu quả các cam kết hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Lào phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp hai nước.Trên cơ sở đó, hai bên nhất trí đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối doanh nghiệp hai nước như các diễn đàn doanh nghiệp, hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp, hội chợ thương mại, diễn đàn thúc đẩy thương mại, hội thảo thông tin thị trường; tăng hợp tác phát triển hạ tầng thương mại biên giới và các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu.
https://kevesko.vn/20240216/bidv-rao-ban-kho-cang-cua-ong-lon-xang-dau--28194855.html
https://kevesko.vn/20240125/gia-xang-viet-nam-bong-nhien-boc-dau--27798255.html
lào
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/02/13544248_845:0:3398:1915_1920x0_80_0_0_12f17f97e064a8250d971788403d213b.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bộ công thương, lào, thương mại, xăng, cây xăng, dầu khí
việt nam, bộ công thương, lào, thương mại, xăng, cây xăng, dầu khí
Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào đảm bảo nguồn cung xăng dầu
11:01 09.04.2024 (Đã cập nhật: 11:06 09.04.2024) HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 8/4, tại Vientiane (Lào), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào đã ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào.
Trong chuyến công tác tại Vientiane (Lào) từ ngày 6-8/4, sáng 8/4, Đoàn công tác của
Bộ Công Thương Việt Nam do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith nhằm trao đổi, để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hợp tác công nghiệp, thương mại giữa hai nước Việt Nam - Lào. Cùng với đó, hai Bộ trưởng đã ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào mới và chứng kiến lễ ký một số biên bản hợp tác giữa hai nước.
Tại hội đàm, Bộ trưởng Công Thương Lào Malaithong Kommasith đề nghị Việt Nam tiếp tục hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý thị trường xăng dầu, giúp nước này ổn định nguồn cung.
Với đề nghị này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Bộ Công Thương Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào trong việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu. Vừa qua, Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục khuyến khích các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu của Việt Nam chủ động kết nối với doanh nghiệp của Lào, tăng cường và tạo sự ổn định trong việc cung ứng xăng dầu sang thị trường Lào.
Bộ trưởng Diên cho biết Việt Nam đã ban hành Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030. Cơ quan này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai bên hợp tác xây dựng kho chứa xăng dầu.
Để đảm bảo cung ứng xăng dầu trong nước, về lâu dài, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng Chính phủ Lào cần xem xét duy trì tỉ giá hối đoái ổn định, dự báo được và đảm bảo nguồn cung ngoại tệ; đảm bảo cho doanh nghiệp đầu mối xăng dầu hoạt động có lãi. Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo nguồn cung
xăng dầu cho thị trường.
Xăng dầu là một trong những hàng hóa được khuyến khích tăng xuất khẩu nhằm khai thác tiềm năng thương mại giữa Việt Nam và Lào. Từ 2012 đến nay, kim ngạch thương mại hai nước tăng trưởng từ 10-15% mỗi năm (trừ giai đoạn dịch Covid-19), đạt 1,63 tỷ USD trong năm 2023. Trong đó, Việt Nam xuất sang Lào 533 triệu USD, nhập khẩu từ Lào 1,1 tỷ USD.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu rất lớn các loại nguyên liệu đầu vào và điện năng từ các nước, trong đó có Lào. Nước này cũng đang dần trở thành một nguồn cung cấp sản phẩm, nguyên liệu quan trọng cho Việt Nam trong khối ASEAN.
Tuy nhiên, kim ngạch
thương mại Việt Nam-Lào mới đạt quy mô 1,65 tỷ USD, chỉ bằng 10% tổng kim ngạch ngoại thương của Lào và 0,2% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam, chưa tương xứng với tiềm năng và quan hệ đặc biệt giữa hai nước, do đó, để khai thác tiềm năng hợp tác thương mại, hai Bộ trưởng đã nhất trí các giải pháp cụ thể triển khai cam kết, thỏa thuận đã được Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất tại bản Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào; biên bản kỳ họp thứ 46 Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào.
Theo đó, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá giữa hai nước, gia tăng khối lượng kim ngạch thương mại giữa hai nước: Hai Bộ trưởng cùng chung nhận định việc thực thi có hiệu quả các cam kết hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Lào phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp hai nước.
Trên cơ sở đó, hai bên nhất trí đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối doanh nghiệp hai nước như các diễn đàn doanh nghiệp, hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp, hội chợ thương mại, diễn đàn thúc đẩy thương mại, hội thảo thông tin thị trường; tăng hợp tác phát triển hạ tầng thương mại biên giới và các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu.