Việt Nam xem xét việc gia nhập BRICS: Thông tin chưa được kiểm chứng

© iStock.com / ISergBiểu tượng của BRICS
Biểu tượng của BRICS - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.04.2024
Đăng ký
Trong những ngày vừa qua, một loạt cơ quan truyền thông Nga đăng tin về việc Việt Nam đang xem xét việc gia nhập BRICS và định dạng tham gia vào BRICS. Họ lấy nguồn từ đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga.

“Việt Nam chưa đưa ra quyết định gia nhập BRICS Tuy nhiên, các nhà chức trách đang nghiên cứu các vấn đề gia nhập BRICS và hình thức tham gia vào hiệp hội này, đại sứ quán nước này (Việt Nam) tại Liên bang Nga nói với báo chí Nga”.

Sputnik xin giới thiệu với bạn đọc bài phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế và Nga về đề tài đang nóng trên.
Sputnik: Thưa chuyên gia Nguyễn Hoàng, cùng một lúc thông tin “Việt Nam đang nghiên cứu các vấn đề gia nhập BRICS và hình thức tham gia” xuất hiện đồng loạt trên các phương tiện truyền thông Nga? Có ý kiến cho rằng, truyền thông Nga đang dọn đường cho một “tin nóng hổi”. Ông có bình luận gì về việc này?

Việt Nam chưa hề xem xét cụ thể đến việc gia nhập BRICS

Ông Nguyễn Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế và Nga:
Hơn nửa năm trước đây, ngày 17/8/2023, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, khi được hỏi về khả năng Việt Nam sẽ gia nhập khối các nước có nền kinh tế mới nổi (BRICS), bà Phạm Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, phía Việt Nam quan tâm theo dõi tiến trình thảo luận về mở rộng thành viên của nhóm BRICS. Là một thành viên tích cực có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, Việt Nam luôn sẵn sàng tham gia và đóng góp tích cực tại các cơ chế, tổ chức, diễn đàn đa phương toàn cầu và khu vực.
Mặc dù đã cử đại diện cấp thứ trưởng tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Khối BRICS lần thứ 15 tại Nam Phi, khai mạc ngày 24/8/2023 tại Nam Phi. Song, từ đó đến nay, Việt Nam chưa hề xem xét cụ thể đến việc gia nhập khối này trong tương lai gần và quan điểm này vẫn được duy trì.
Kan Zo, Bộ trưởng Bộ Đầu tư và Kinh tế Đối ngoại của Cộng hòa Liên bang Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2024
Myanmar tuyên bố quan tâm đến BRICS

Sự chín muồi của các điều kiện và tình huống luôn là bài toán quan trọng hàng đầu

Sputnik: Như báo chí Nga đưa tin, lấy nguồn từ Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, thì Việt Nam đang xem xét vấn đề này…
Ông Nguyễn Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế và Nga:
Sự chín muồi của các điều kiện và tình huống luôn là bài toán quan trọng hàng đầu trong việc xác định sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức quốc tế khu vực cũng như toàn cầu. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn cân nhắc kỹ các điều kiện và tình huống, đánh giá khách quan và tỷ mỷ các mặt cơ hội và thuận lợi cũng như những hạn chế, rủi ro trong tất cả các vấn đề sao cho đạt được lợi ích tối đa cho dân tộc mình, đất nước mình.
Chỉ khi nào các điều kiện và tình huống cho phép đem lại lợi ích đó một cách tối đa và cũng hạn chế được tối đa những bất lợi và rủi ro thì chỉ khi đó, vấn đề tham gia vào một tổ chức quốc tế mới được xem xét với điều kiện bất di bất dịch hàng đầu là tổ chức đó không phải là một tổ chức liên minh quân sự.
Vì vậy, những thông tin về việc Việt Nam đang xem xét việc gia nhập khối BRICS ở thời điểm hiện tại, theo đánh giá của tôi, là thông tin không chính xác.

Không nhất thiết phải là thành viên của khối này

Sputnik: Theo ông, nếu Việt Nam quyết định tham gia vào cơ cấu này, thì thời gian đầu định dạng nào là hiện thực nhất?
Ông Nguyễn Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế và Nga:
Vì các thông tin về việc Việt Nam xem xét việc gia nhập khối BRICS chưa được kiểm chứng nên mọi khả năng đều sẽ chỉ là khả năng. Việt Nam có nhiều lựa chọn trong quan hệ với BRICS, trong đó có quan hệ song phương với cả 5 thành viên sáng lập khối này gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Tùy theo độ tin cậy chính trị, theo tình hình ổn định của hệ thống chính trị, theo đặc điểm về kinh tế và văn hóa của mỗi nước, mỗi dân tộc mà trọng tâm quan hệ của Việt Nam với mỗi nước này được thể hiện ở các lĩnh vực khác nhau, với các đặc điểm và mức độ khác nhau. Đối với các quốc gia mới gia nhập BRICS như Ả Rập Xê Út, UAE, Iran… Việt Nam cũng đã và đang có quan hệ tốt. Bằng phương thức quan hệ này, Việt Nam có nhiều lựa chọn hơn, linh hoạt hơn trong quan hệ với các thành viên của khối BRICS mà không nhất thiết phải là thành viên của khối này.
Sputnik: Chân thành cảm ơn ông vì cuộc phỏng vấn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала