https://kevesko.vn/20240419/ngan-hang-nha-nuoc-chon-nuoc-co-rat-manh-29382071.html
Ngân hàng Nhà nước chọn “nước cờ” rất mạnh
Ngân hàng Nhà nước chọn “nước cờ” rất mạnh
Sputnik Việt Nam
Đồng Việt Nam (VND) mất giá 4,9% trong bối cảnh USD mạnh lên. Ngay từ hôm nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán can thiệp ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng có... 19.04.2024, Sputnik Việt Nam
2024-04-19T17:50+0700
2024-04-19T17:50+0700
2024-04-19T17:50+0700
việt nam
kinh tế
ngân hàng nhà nước vn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/522/57/5225779_0:0:6000:3376_1920x0_80_0_0_b0caea5e3c7a03c60fea0fcf472b53ae.jpg
Đây được xem là “nước cờ” rất quyết liệt, là biện pháp rất mạnh của Ngân hàng Nhà nước để giải tỏa tâm lý thị trường.Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn đảm bảo. Nhà điều hành cũng luôn bám sát, theo dõi chặt chẽ các biến động.VND mất giá 4,9%Thông tin tại họp báo sáng nay, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, trong 3 tháng đầu năm Ngân hàng Nhà nước luôn theo sát diễn biến, điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu.Tuy nhiên, tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới có nhiều biến động, khiến đồng nội tệ của nhiều quốc gia mất giá khá cao, kể cả các nước có nền kinh tế mạnh, dao động từ trên 3% đến gần 9%.Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dẫn chứng, nhiều nước lân cận có sự biến động mạnh hơn như: đồng đô la Đài Loan mất giá 5,96%; Nhật Bản mất giá 9,69%; đồng won Hàn Quốc 7,71%...So sánh hai con số USD tăng 5% và VND mất giá 4,9%, ông Tú cho rằng sự mất giá VND vẫn thấp so với sự tăng giá của đồng USD nếu tính theo quy mô nền kinh tế.Theo ông Tú, năm qua, Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất trong bối cảnh thế giới tăng lãi suất.Hiện lãi suất VND âm so với lãi suất đồng đô la trên thị trường liên ngân hàng. Đặt ra câu hỏi quản lý của Ngân hàng Nhà nước về điều hành chính sách tiền tệ hài hoà.Bên cạnh đó, theo lãnh đạo NHNN, cầu ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất đảm bảo cũng là yếu tố khiến tỷ giá tăng thời gian qua. Ngoài ra, còn kể đến yếu tố tâm lý muốn găm giữ USD.Theo ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, ngày hôm nay, NHNN công bố công khai phương án can thiệp ngoại tệ trên website của Ngân hàng Nhà nước.Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ bán can thiệp ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ âm để chuyển trạng thái ngoại tệ về 0, với mức bán tỷ giá can thiệp là 25.450 đồng.Thực tế, ngay từ đầu năm, nhất là khi tháng 3 tỷ giá tăng cao, Ngân hàng Nhà nước có nhiều giải pháp từ như hút tiền đồng về thông qua phát hành tín phiếu.Tuy nhiên, những ngày gần đây nhu cầu ngoại tệ cao để nhập khẩu nguyên liệu xăng dầu, sắt thép… nên Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều biện pháp chặt chẽ và mạnh mẽ.Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường ngoại tệ, đảm bảo nhu cầu của nền kinh tế, quản lý tốt lạm phát.Dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn bảo đảmThời gian qua, NHNN đã phát hành tín phiếu VNĐ nhằm giảm bớt dư thừa thanh khoản VNĐ, qua đó giảm bớt áp lực trong ngắn hạn đối với tỷ giá.Phó Thống đốc nhắc lại quan điểm quản lý tỷ giá cần đảm bảo ổn định nhưng không cố định, lên xuống phù hợp, tránh tác động của thế giới, giảm chấn tác động, tạo sự cân đối hài hòa.Tuy nhiên, NHNN sẵn sàng can thiệp nếu tình hình tỷ giá căng thẳng.Nhờ điều hành tỷ giá linh hoạt, góp phần hấp thụ các cú sốc, kết hợp với phát hành tín phiếu VND nhằm giảm bớt dư thừa thanh khoản VND, qua đó giảm bớt áp lực trong ngắn hạn đối với tỷ giá.Can thiệp thị trường vàngVề thị trường vàng đang nóng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng có những biến động hết sức đột xuất nhưng nằm trong dự định của cơ quan quản lý cũng như đánh giá của giới phân tích.Dù rằng, sự biến động đó đã ảnh hưởng lớn đến điều hành chính sách chung của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.Theo lãnh đạo NHNN, giá vàng thế giới vượt mốc 2.400 USD/ounce do tác động yếu tố tâm lý, chiến tranh lan rộng, đặc biệt lo sợ căng thẳng Trung Đông leo thang và sức ép từ giá dầu.Các nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm cắt giảm lãi suất trong năm 2024 khiến chỉ số đồng USD (DXY) giảm điểm, nhu cầu về vàng tăng; ngân hàng trung ương một số nước tăng mua vàng.Về giải pháp, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết đang triển khai các biện pháp hỗ trợ thị trường vàng, bán vàng miếng để tăng cung cho thị trường thông qua hình thức đấu thầu.Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước hiện tại đang gấp rút sửa Nghị định 24 để quản lý thị trường vàng phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế sau 12 năm thực thi.Về tăng trưởng tín dụng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, tín dụng trong tháng 3/2024 đã tăng tích cực trở lại sau khi giảm trong 2 tháng đầu năm do yếu tố mùa vụ. Đến ngày 29/3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34% so với cuối năm 2023.Trong quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.NHNN tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp và người dân…Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng (TCTD) cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, ngay từ đầu năm, NHNN đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các TCTD và thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng.Về điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành sau 4 lần điều chỉnh giảm trong năm 2023 trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn neo cao, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp; tiếp tục khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế.Lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.Theo báo cáo lãi suất của các ngân hàng thương mại, đến ngày 31/3/2024, lãi suất tiền gửi bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở mức 3,02%/năm, giảm 0,5% so với cuối năm 2023 và lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở mức 6,5%/năm, giảm 0,6%/năm so với cuối năm 2023.
https://kevesko.vn/20240419/viet-nam-cuu-scb-ngan-hang-nha-nuoc-cho-scb-vay-tien-de-lam-gi-29376922.html
https://kevesko.vn/20240311/ngan-hang-nha-nuoc-bat-dau-hanh-dong-28639150.html
https://kevesko.vn/20231207/thong-doc-nguyen-thi-hong-ngan-hang-nha-nuoc-cheo-chong-qua-bien-co-lich-su-nhu-scb-26917644.html
https://kevesko.vn/20231122/giao-dich-tu-400-trieu-dong-tro-len-sap-phai-bao-cao-ngan-hang-nha-nuoc--26596653.html
https://kevesko.vn/20231014/dong-thai-can-thiep-bat-ngo-cua-ngan-hang-nha-nuoc-25830728.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/522/57/5225779_783:0:5284:3376_1920x0_80_0_0_d6e2112e1f20506187de860c9cff46c4.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, ngân hàng nhà nước vn
việt nam, kinh tế, ngân hàng nhà nước vn
Ngân hàng Nhà nước chọn “nước cờ” rất mạnh
Đồng Việt Nam (VND) mất giá 4,9% trong bối cảnh USD mạnh lên. Ngay từ hôm nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán can thiệp ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ âm để chuyển trạng thái ngoại tệ về 0.
Đây được xem là “nước cờ” rất quyết liệt, là biện pháp rất mạnh của
Ngân hàng Nhà nước để giải tỏa tâm lý thị trường.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn đảm bảo. Nhà điều hành cũng luôn bám sát, theo dõi chặt chẽ các biến động.
Thông tin tại họp báo sáng nay, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, trong 3 tháng đầu năm Ngân hàng Nhà nước luôn theo sát diễn biến, điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới có nhiều biến động, khiến đồng nội tệ của nhiều quốc gia mất giá khá cao, kể cả các nước có nền kinh tế mạnh, dao động từ trên 3% đến gần 9%.
“Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó, tỷ giá hiện mất giá 4,9% so với đầu năm”, - Phó Thống đốc cho biết.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dẫn chứng, nhiều nước lân cận có sự biến động mạnh hơn như: đồng đô la Đài Loan mất giá 5,96%; Nhật Bản mất giá 9,69%; đồng won Hàn Quốc 7,71%...
So sánh hai con số USD tăng 5% và VND mất giá 4,9%, ông Tú cho rằng sự mất giá VND vẫn thấp so với sự tăng giá của đồng USD nếu tính theo quy mô nền kinh tế.
Theo ông Tú, năm qua, Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất trong bối cảnh thế giới tăng lãi suất.
Hiện lãi suất VND âm so với lãi suất đồng đô la trên thị trường liên ngân hàng. Đặt ra câu hỏi quản lý của Ngân hàng Nhà nước về điều hành chính sách tiền tệ hài hoà.
Bên cạnh đó, theo lãnh đạo NHNN, cầu ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất đảm bảo cũng là yếu tố khiến tỷ giá tăng thời gian qua. Ngoài ra, còn kể đến yếu tố tâm lý muốn găm giữ USD.
Theo ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, ngày hôm nay, NHNN công bố công khai phương án can thiệp ngoại tệ trên website của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ bán can thiệp ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ âm để chuyển trạng thái ngoại tệ về 0, với mức bán tỷ giá can thiệp là 25.450 đồng.
“Đây là biện pháp rất mạnh mẽ của NHNN để giải tỏa tâm lý thị trường, đảm bảo nguồn cung thị trường, nguồn cung ngoại tệ thông suốt, đảm bảo đầy đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế. Ngay khi NHNN có công bố, thị trường đã có phản ứng tích cực, giao dịch ngoại tệ đã dưới mức bán ra của NHNN”, - ông Phạm Chí Quang cho biết.
Thực tế, ngay từ đầu năm, nhất là khi tháng 3 tỷ giá tăng cao, Ngân hàng Nhà nước có nhiều giải pháp từ như hút tiền đồng về thông qua phát hành tín phiếu.
Tuy nhiên, những ngày gần đây nhu cầu ngoại tệ cao để nhập khẩu nguyên liệu xăng dầu, sắt thép… nên Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều biện pháp chặt chẽ và mạnh mẽ.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường ngoại tệ, đảm bảo nhu cầu của nền kinh tế, quản lý tốt lạm phát.
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn bảo đảm
Thời gian qua, NHNN đã phát hành tín phiếu VNĐ nhằm giảm bớt dư thừa thanh khoản VNĐ, qua đó giảm bớt áp lực trong ngắn hạn đối với tỷ giá.
“Khi chúng tôi thấy lượng tiền trong nền kinh tế nhiều, dư thừa thì NHNN cũng có biện pháp phát hành tín phiếu để hút tiền về như thời gian vừa qua”, - đại diện Ngân hàng Nhà nước bày tỏ.
Phó Thống đốc nhắc lại quan điểm quản lý tỷ giá cần đảm bảo ổn định nhưng không cố định, lên xuống phù hợp, tránh tác động của thế giới, giảm chấn tác động, tạo sự cân đối hài hòa.
Tuy nhiên, NHNN sẵn sàng can thiệp nếu tình hình tỷ giá căng thẳng.
7 Tháng Mười Hai 2023, 22:43
“Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi, kể cả ngay hôm nay. Dự trữ ngoại hối những năm qua đảm bảo được khi nhà điều hành muốn can thiệp thị trường”, - Phó Thống đốc khẳng định.
Nhờ điều hành tỷ giá linh hoạt, góp phần hấp thụ các cú sốc, kết hợp với phát hành tín phiếu VND nhằm giảm bớt dư thừa thanh khoản VND, qua đó giảm bớt áp lực trong ngắn hạn đối với tỷ giá.
“Về cơ bản, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, tỷ giá diễn biến phù hợp với điều kiện thị trường và xu hướng của các đồng tiền quốc tế so với USD”, - ông Tú nêu rõ.
Can thiệp thị trường vàng
Về thị trường vàng đang nóng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng có những biến động hết sức đột xuất nhưng nằm trong dự định của cơ quan quản lý cũng như đánh giá của giới phân tích.
Dù rằng, sự biến động đó đã ảnh hưởng lớn đến điều hành chính sách chung của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Theo lãnh đạo NHNN, giá vàng thế giới vượt mốc 2.400 USD/ounce do tác động yếu tố tâm lý, chiến tranh lan rộng, đặc biệt lo sợ căng thẳng Trung Đông leo thang và sức ép từ giá dầu.
Các nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm cắt giảm lãi suất trong năm 2024 khiến chỉ số đồng USD (DXY) giảm điểm, nhu cầu về vàng tăng; ngân hàng trung ương một số nước tăng mua vàng.
22 Tháng Mười Một 2023, 12:25
“Đây là tác động đến cả nền kinh tế thế giới chứ không riêng Việt Nam”, - Phó Thống đốc lưu ý.
Về giải pháp, lãnh đạo
Ngân hàng Nhà nước cho biết đang triển khai các biện pháp hỗ trợ thị trường vàng, bán vàng miếng để tăng cung cho thị trường thông qua hình thức đấu thầu.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước hiện tại đang gấp rút sửa Nghị định 24 để quản lý thị trường vàng phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế sau 12 năm thực thi.
Về tăng trưởng tín dụng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, tín dụng trong tháng 3/2024 đã tăng tích cực trở lại sau khi giảm trong 2 tháng đầu năm do yếu tố mùa vụ. Đến ngày 29/3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34% so với cuối năm 2023.
Trong quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
NHNN tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp và người dân…
14 Tháng Mười 2023, 16:07
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng (TCTD) cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, ngay từ đầu năm, NHNN đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các TCTD và thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng.
Về điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành sau 4 lần điều chỉnh giảm trong năm 2023 trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn neo cao, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp; tiếp tục khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.
Theo báo cáo lãi suất của các ngân hàng thương mại, đến ngày 31/3/2024, lãi suất tiền gửi bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở mức 3,02%/năm, giảm 0,5% so với cuối năm 2023 và lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở mức 6,5%/năm, giảm 0,6%/năm so với cuối năm 2023.