https://kevesko.vn/20240422/toi-buon-vi-con-can-bo-tham-o-tuong-khuat-duy-tien-noi-ve-chinh-don-dang-29411407.html
«Tôi buồn vì còn cán bộ tham ô»: Tướng Khuất Duy Tiến nói về chỉnh đốn Đảng
«Tôi buồn vì còn cán bộ tham ô»: Tướng Khuất Duy Tiến nói về chỉnh đốn Đảng
Sputnik Việt Nam
Ở tuổi 93, Trung tướng Khuất Duy Tiến vẫn trăn trở về công tác chỉnh đốn Đảng. Ông mong muốn Đảng phải dứt khoát loại bỏ những người có chức trách nhưng thoái... 22.04.2024, Sputnik Việt Nam
2024-04-22T17:57+0700
2024-04-22T17:57+0700
2024-04-22T17:57+0700
việt nam
đảng cộng sản việt nam
chính trị
chính sách
xây dựng
bảo vệ tổ quốc
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/03/13/28820748_0:51:1417:848_1920x0_80_0_0_5f4d5df667eaa14fb3817db975a0f45d.jpg
Trong những ngày tháng Tư lịch sử, VOV đã có buổi phỏng vấn Trung tướng, Anh hùng LLVTND Khuất Duy Tiến nổi tiếng của Việt Nam.Dù tuổi cao, vị tướng đáng kính vẫn chậm rãi kể về những năm tháng chiến tranh vừa hiên ngang, bất khuất, vừa mang nặng tình người và những trăn trở với công cuộc xây dựng đất nước thời bình.Kế hoạch nghi binh trong chiến dịch Tây NguyênTrung tướng Khuất Duy Tiến sinh năm 1931, trong một gia đình thuần nông nghèo khó ở xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội.Từ khi còn trẻ, ông đã tận mắt chứng kiến cảnh bần cùng của nạn đói năm 1945, tước đi mạng sống của nhiều người mà trong đó có hai người chú ruột và các em của ông.Năm 13 tuổi, ông tham gia cách mạng tại địa phương, mở đầu bằng việc làm công tác thanh niên tại huyện Thạch Thất. Đầu năm 1950, ông bị địch bắt giam ở nhà tù Hỏa Lò.Sau đó, ông vượt ngục thành công, tiếp tục hoạt động cách mạng ở địa phương. Ngày 4/9/1950, ông chính thức nhập ngũ Đại đội 354, Tiểu đoàn 884 (nay là Đại đội 9, Tiểu đoàn 3) Trung đoàn 48 Đại đoàn 320.Những câu chuyện, hồi ức của Trung tướng Khuất Duy Tiến là minh chứng sống động, chân thực nhất về một thời lịch sử hào hùng, nơi ông và những người đồng đội đã cùng nhau lập nên các chiến tích vang dội nhưng cũng xen lẫn những nỗi đau mất mát, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.Nhắc tới người anh hùng Khuất Duy Tiến, không thể không nhắc đến nghệ thuật nghi binh trong chiến dịch Tây Nguyên. Thời điểm đó, Trung tướng Khuất Duy Tiến là Trưởng phòng tác chiến mặt trận Tây Nguyên. Chính ông là người soạn thảo kế hoạch nghi binh, tạo nên chiến thắng thần tốc “1 ngày bằng 20 năm”.Cuối năm 1974, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương họp, hạ quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975-1976), nếu có thời cơ thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.Bộ Chính trị khẳng định, thời cơ giành thắng lợi hoàn toàn đã xuất hiện, và quyết định chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu, chọn đánh Buôn Ma Thuột là trận mở đầu, then chốt.Khi đó, Trung tướng Khuất Duy Tiến được đồng chí Tư lệnh Vũ Lăng giao nhiệm vụ làm Tổ trưởng Trung tâm nghiên cứu chiến thuật đề xuất phương án đánh thị xã Buôn Ma Thuột.Lúc bấy giờ, kế hoạch nghi binh đã đánh lừa được quân địch, khiến địch tưởng quân giải phóng chuẩn bị đánh Kon Tum - Gia Lai nhưng thực tế quân giải phóng lại hướng về phía Nam Tây Nguyên, chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột.Địch cho rằng, để đánh được Đắk Lắk, quân giải phóng phải đi mất hơn 300km đường rừng, có sông suối, nên không thể vừa hành quân vừa đưa phương tiện xuống Buôn Ma Thuột được. Tuy nhiên, tướng Tiến đã tương kế tựu kế để phá giải.Chưa hết, tướng Khuất Duy Tiến còn cho tung tin đồn trong nhân dân là sắp mở chiến dịch ở Bắc Tây Nguyên, tìm người cài vào khu vực do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát, phao tin quân giải phóng sắp đánh lớn ở Kon Tum và Pleiku khiến địch không nghi ngờ gì nữa.Lực lượng hành quân xuống phía Nam phải đảm bảo bí mật, ngày vào rừng, tối hành quân, ngụy trang xóa dấu vết những nơi đi qua. Vấn đề tuyệt đối giữ bí mật được đặt lên hàng đầu và cũng là yếu tố quan trọng, thậm chí là quyết định, để chiến thắng trận này.Kế hoạch nghi binh thành công, địch thua hoàn toàn không còn cách nào gỡ lại được nữa, buộc phải đầu hàng.Kế hoạch nghi binh thắng lợi không chỉ giúp tiết kiệm được thời gian mà còn giảm mức thương vong thấp nhất cho lực lượng giải phóng quân để nhanh chóng giải phóng hoàn toàn Buôn Ma Thuột, đẩy địch vào thế bị động, bất ngờ, tạo thế tiến công liên tiếp giải phóng toàn bộ Tây Nguyên.Đây chính là bước ngoặt quyết định, đưa cuộc tiến công chiến lược phát triển thành Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.Trăn trở về đồng đội đã hy sinh, về xây dựng chỉnh đốn ĐảngKhi được hỏi “đất nước đã hòa bình, nhân dân đã ấm no, còn điều gì khiến Trung tướng trăn trở nhất vào lúc này”, Trung tứng Khuất Duy Tiến trầm ngâm cho biết, trăn trở nhất của cuộc đời ông là về những đồng chí, đồng đội, chiến sĩ hy sinh.Năm 2013, Trung tướng Khuất Duy Tiến được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.Ông nhắc đi nhắc lại, danh hiệu này phải là của các đồng chí, liệt sĩ đã hy sinh ở Sư đoàn 320, chứ không phải của ông. Những danh hiệu cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trao cho ông cũng chính là trao cho đồng đội của ông.Trung tướng Khuất Duy Tiến đã viết hồi ký “Ký ức đời binh nghiệp”, trong đó ghi chép tỉ mỉ từng chiến dịch mà ông tham gia, cũng như cả những hy sinh anh dũng của đồng đội ông trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.Ông viết cuốn hồi ký này còn để giáo dục cho con cháu, cho các thế hệ kế tiếp của ông để họ sống và làm việc cho đúng là một người đảng viên, một người cán bộ chân chính, để xây dựng gia đình, xây dựng hậu phương, xây dựng quê hương cho tốt lên.Trải qua những năm tháng chiến tranh, rồi trở về với cuộc sống đời thường, Trung tướng Khuất Duy Tiến vẫn luôn là một công dân mẫu mực, giản dị, có nhiều đóng góp tâm huyết xây dựng Thủ đô và đất nước. Ông đặc biệt luôn trăn trở về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.Trung tướng Khuất Duy Tiến nói ông muốn đóng góp với Đảng, với Thủ đô Hà Nội, làm thật tốt những việc có thể.Tướng Khuất Duy Tiến mong muốn Đảng triệt để chống tham nhũng, kỷ luật thật nghiêm những người có chức trách nhưng thoái hóa, biến chất. Phải dứt khoát loại khỏi tổ chức Đảng những trường hợp như vậy, không để họ gây cho đất nước những tổn thất.Ông mong rằng hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh ngày càng tốt lên, để người dân được hưởng cuộc sống ấm no.
https://kevesko.vn/20240421/viet-nam-trieu-tap-ky-hop-thu-7-quoc-hoi-khoa-xv-29400988.html
https://kevesko.vn/20240418/thu-tuong-pham-minh-chinh-ve-den-hung-lam-viec-voi-cong-an-phu-tho-29356432.html
https://kevesko.vn/20240410/chuyen-tham-co-y-nghia-chien-luoc-mot-cach-toan-dien-29224604.html
https://kevesko.vn/20240412/viet-nam-khong-doi-moi-chinh-tri-dua-tren-ao-tuong-hu-vo-29259524.html
https://kevesko.vn/20240407/chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-bat-dau-chuyen-tham-chinh-thuc-trung-quoc-dai-ngay-29145916.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/03/13/28820748_109:0:1308:899_1920x0_80_0_0_e4c7f668a7204293d74ec120f909f482.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, đảng cộng sản việt nam, chính trị, chính sách, xây dựng, bảo vệ tổ quốc
việt nam, đảng cộng sản việt nam, chính trị, chính sách, xây dựng, bảo vệ tổ quốc
Trong những ngày tháng Tư lịch sử, VOV đã có buổi phỏng vấn Trung tướng, Anh hùng LLVTND Khuất Duy Tiến nổi tiếng của Việt Nam.
Dù tuổi cao, vị tướng đáng kính vẫn chậm rãi kể về những năm tháng chiến tranh vừa hiên ngang, bất khuất, vừa mang nặng tình người và những trăn trở với công cuộc xây dựng đất nước thời bình.
Kế hoạch nghi binh trong chiến dịch Tây Nguyên
Trung tướng Khuất Duy Tiến sinh năm 1931, trong một gia đình thuần nông nghèo khó ở xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất,
Hà Nội.
Từ khi còn trẻ, ông đã tận mắt chứng kiến cảnh bần cùng của nạn đói năm 1945, tước đi mạng sống của nhiều người mà trong đó có hai người chú ruột và các em của ông.
Năm 13 tuổi, ông tham gia cách mạng tại địa phương, mở đầu bằng việc làm công tác thanh niên tại huyện Thạch Thất. Đầu năm 1950, ông bị địch bắt giam ở nhà tù Hỏa Lò.
Sau đó, ông vượt ngục thành công, tiếp tục hoạt động cách mạng ở địa phương. Ngày 4/9/1950, ông chính thức nhập ngũ Đại đội 354, Tiểu đoàn 884 (nay là Đại đội 9, Tiểu đoàn 3) Trung đoàn 48 Đại đoàn 320.
Những câu chuyện, hồi ức của Trung tướng Khuất Duy Tiến là minh chứng sống động, chân thực nhất về một thời lịch sử hào hùng, nơi ông và những người đồng đội đã cùng nhau lập nên các chiến tích vang dội nhưng cũng xen lẫn những nỗi đau mất mát, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Nhắc tới người anh hùng Khuất Duy Tiến, không thể không nhắc đến nghệ thuật nghi binh trong chiến dịch Tây Nguyên. Thời điểm đó, Trung tướng Khuất Duy Tiến là Trưởng phòng tác chiến mặt trận Tây Nguyên. Chính ông là người soạn thảo kế hoạch nghi binh, tạo nên chiến thắng thần tốc “1 ngày bằng 20 năm”.
Cuối năm 1974,
Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương họp, hạ quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975-1976), nếu có thời cơ thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Bộ Chính trị khẳng định, thời cơ giành thắng lợi hoàn toàn đã xuất hiện, và quyết định chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu, chọn đánh Buôn Ma Thuột là trận mở đầu, then chốt.
Khi đó, Trung tướng Khuất Duy Tiến được đồng chí Tư lệnh Vũ Lăng giao nhiệm vụ làm Tổ trưởng Trung tâm nghiên cứu chiến thuật đề xuất phương án đánh thị xã Buôn Ma Thuột.
“Sau khi kết thúc cuộc trao đổi, nửa đêm, bên tai tôi cứ văng vẳng tiếng của Tư lệnh chiến dịch, làm thế nào để đánh quân địch ở Buôn Ma Thuột không có phòng ngự dự phòng? Tôi sực nhớ phải nghi binh, làm cho nó tưởng ta đánh Kon Tum và Pleiku, hút địch về phía đó. Một chiến dịch nghi binh đã dần hình thành trong tôi”, VOV dẫn lời tướng Khuất Duy Tiến.
Lúc bấy giờ, kế hoạch nghi binh đã đánh lừa được quân địch, khiến địch tưởng quân giải phóng chuẩn bị đánh Kon Tum - Gia Lai nhưng thực tế quân giải phóng lại hướng về phía Nam Tây Nguyên, chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột.
Địch cho rằng, để đánh được Đắk Lắk, quân giải phóng phải đi mất hơn 300km đường rừng, có sông suối, nên không thể vừa hành quân vừa đưa phương tiện xuống Buôn Ma Thuột được. Tuy nhiên, tướng Tiến đã tương kế tựu kế để phá giải.
“Tôi cho để tất cả những máy móc thông tin của các Sư đoàn trên phía Bắc, hàng ngày vẫn phát tín hiệu như bình thường. Quân thì cứ bí mật đi xuống, đi xuống phải hết sức giữ bí mật. Ta làm cho địch lầm tưởng ta đang chuẩn bị đánh Kon Tum, Gia Lai, nhưng thực tế, ta lại điều quân xuống phía Nam Tây Nguyên, chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột”.
Chưa hết, tướng Khuất Duy Tiến còn cho tung tin đồn trong nhân dân là sắp mở chiến dịch ở Bắc Tây Nguyên, tìm người cài vào khu vực do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát, phao tin quân giải phóng sắp đánh lớn ở Kon Tum và Pleiku khiến địch không nghi ngờ gì nữa.
Lực lượng hành quân xuống phía Nam phải đảm bảo bí mật, ngày vào rừng, tối hành quân, ngụy trang xóa dấu vết những nơi đi qua. Vấn đề tuyệt đối giữ bí mật được đặt lên hàng đầu và cũng là yếu tố quan trọng, thậm chí là quyết định, để chiến thắng trận này.
Kế hoạch nghi binh thành công, địch thua hoàn toàn không còn cách nào gỡ lại được nữa, buộc phải đầu hàng.
Kế hoạch nghi binh thắng lợi không chỉ giúp tiết kiệm được thời gian mà còn giảm mức thương vong thấp nhất cho lực lượng giải phóng quân để nhanh chóng giải phóng hoàn toàn Buôn Ma Thuột, đẩy địch vào thế bị động, bất ngờ, tạo thế tiến công liên tiếp giải phóng toàn bộ Tây Nguyên.
Đây chính là bước ngoặt quyết định, đưa cuộc tiến công chiến lược phát triển thành Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trăn trở về đồng đội đã hy sinh, về xây dựng chỉnh đốn Đảng
Khi được hỏi “đất nước đã hòa bình, nhân dân đã ấm no, còn điều gì khiến Trung tướng trăn trở nhất vào lúc này”, Trung tứng Khuất Duy Tiến trầm ngâm cho biết, trăn trở nhất của cuộc đời ông là về những đồng chí, đồng đội, chiến sĩ hy sinh.
“Tôi phải nói rằng, ở Sư đoàn tôi biên chế là hơn 15.000 người, vậy mà gần 15.000 người hy sinh, còn tôi vẫn còn sống. Cuộc đời của tôi, anh em hy sinh cho tôi nhiều lắm, tôi chỉ còn 15% là bố mẹ tôi để lại, còn tất cả là anh em hy sinh cho tôi. Nhờ có anh em, nên mình còn được sống, mình còn được chiến đấu cho đến ngày nay, nhớ mãi và thương anh em, nhớ là làm việc gì phải làm tốt, để lại những điều tốt lành cho đất nước”, vị tướng già chia sẻ.
Năm 2013, Trung tướng Khuất Duy Tiến được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ông nhắc đi nhắc lại, danh hiệu này phải là của các đồng chí, liệt sĩ đã hy sinh ở Sư đoàn 320, chứ không phải của ông. Những danh hiệu cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trao cho ông cũng chính là trao cho đồng đội của ông.
Trung tướng Khuất Duy Tiến đã viết hồi ký “Ký ức đời binh nghiệp”, trong đó ghi chép tỉ mỉ từng chiến dịch mà ông tham gia, cũng như cả những hy sinh anh dũng của đồng đội ông trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
“Tôi viết trước hết là cho con cháu tôi, cho bạn hữu của tôi, những người sau này biết rằng chiến đấu là như thế đấy, gian khổ lắm, ác liệt lắm. Đất nước này có được ngày này, là bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinh. Vì vậy, mọi người phải có trách nhiệm với đất nước, bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng phải làm việc thật tốt để phục vụ cho Tổ quốc”, ông nói.
Ông viết cuốn hồi ký này còn để giáo dục cho con cháu, cho các thế hệ kế tiếp của ông để họ sống và làm việc cho đúng là một người đảng viên, một người cán bộ chân chính, để xây dựng gia đình, xây dựng hậu phương, xây dựng quê hương cho tốt lên.
Trải qua những năm tháng chiến tranh, rồi trở về với cuộc sống đời thường, Trung tướng Khuất Duy Tiến vẫn luôn là một công dân mẫu mực, giản dị, có nhiều đóng góp tâm huyết xây dựng Thủ đô và đất nước. Ông đặc biệt luôn trăn trở về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Trung tướng Khuất Duy Tiến nói ông muốn đóng góp với Đảng, với Thủ đô Hà Nội, làm thật tốt những việc có thể.
Nói với VOV, vị tướng huyền thoại chia sẻ: “Tôi buồn vì vẫn còn nhiều cán bộ sai phạm tham ô”.
Tướng Khuất Duy Tiến mong muốn Đảng triệt để chống tham nhũng, kỷ luật thật nghiêm những người có chức trách nhưng thoái hóa, biến chất. Phải dứt khoát loại khỏi tổ chức Đảng những trường hợp như vậy, không để họ gây cho đất nước những tổn thất.
Ông mong rằng hoạt động
kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh ngày càng tốt lên, để người dân được hưởng cuộc sống ấm no.