Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị an ninh quốc tế tại St. Petersburg
Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị an ninh quốc tế tại St. Petersburg
Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng công an Tô Lâm nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác Nga-ASEAN trong các lĩnh vực thuộc hai chủ đề chính của Hội nghị: Để làm sâu sắc hơn hợp tác... 24.04.2024, Sputnik Việt Nam
Hội nghị quốc tế lần thứ XII các quan chức cao cấp phụ trách các vấn đề an ninh đã khai mạc sáng nay 24/4 tại thành phố St. Petersburg, Liên bang Nga. Hội nghị sẽ diễn ra trong hai ngày 24 và 25 tháng Tư. Chương trình nghị sự gồm hai chủ đề chính: Đảm bảo an ninh mạng trong bối cảnh hình thành trật tự thế giới đa trung tâm: Những thử thách và cơ hội; Giữ gìn bản sắc dân tộc và các giá trị truyền thống như một yếu tố không thể tách rời trong việc giữ gìn ninh an quốc tế, hòa bình và ổn định. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu chào mừng Hội nghị.Đại diện của 106 nước đã tham gia Hội nghị An ninh ở S. PetersburgHội nghị quốc tế lần thứ XII các quan chức cao cấp phụ trách các vấn đề an ninh diễn ra trong bối cảnh an ninh mạng, an ninh thông tin, việc giữ gìn bản sắc dân tộc, độc lập, chủ quyền và hợp tác trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Điều này trước hết được thể hiện bằng sự tham gia đông đảo của các quốc gia trên thế giới, từ châu Âu, châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh.Những thách thức và nguy cơ mới nổi đòi hỏi sự hợp tác quốc tế sâu rộng, bình đẳngĐại diện của 106 quốc gia tham gia diễn đàn đã nhấn mạnh tính chất đặc biệt của thời đại chúng ta, đó là thời đại của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, đang mang tới cho nhân loại nhiều cơ hội, nhưng cũng đầy thách thức. Công nghệ liên lạc và truyền thông đại chúng, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, chuỗi khối, dữ liệu lớn, chính phủ điện tử, y học kỹ thuật số và tiền điện tử đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích đương nhiên đó, công nghệ thông tin và truyền thông cũng mang đến những mối đe dọa mới, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định quốc tế, đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.Công nghệ đã trở thành một trong những công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Những kẻ xấu thông qua mạng xã hội kích động hận thù giữa các sắc tộc, chủng tộc và tôn giáo, tuyên truyền chủ nghĩa khủng bố và tư tưởng bài ngoại. Cái gọi là “các cuộc cách mạng màu” ở Tunisia, Libya, Ai Cập, cũng như những nỗ lực nhằm phá hoại tình hình chính trị - xã hội và gây ra các cuộc biểu tình ở Belarus, Iran, Serbia, Georgia và Ukraine là minh chứng sinh động cho điều này.Những hành động của bọn tội phạm sử dụng công nghệ hiện đại, gây cản trở cho việc củng cố hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, phá hủy văn hóa dân tộc và hủy hoại các giá trị tinh thần.Trong tình hình đó, Nga đang tìm cách thiết lập một hệ thống an ninh thông tin quốc tế toàn cầu công bằng, nhằm ngăn chặn và giải quyết một cách hòa bình các xung đột trong không gian thông tin. Nga bảo vệ việc tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của các quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Những nguyên tắc đó đều được các đại biểu tham gia Hội nghị đề cập tới và kêu gọi tuân thủ. Các quốc gia cũng thể hiện sự sẵn sàng hợp tác với Nga trong các lĩnh vực như an ninh mạng, an ninh thông tin, chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cấp tiến, chống buôn bán ma túy, chống di cư bất hợp pháp, buôn bán người, v.v. Các đại biểu tham gia Hội nghị cũng nhấn mạnh sự cấp thiết của hợp tác quốc tế sâu rộng, công bằng, tôn trọng chủ quyền của nhau, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau trong đối phó những nguy cơ và thách thức truyền thống và phi truyền thống.Việt Nam: Nga cần nâng cao vai trò là đối tác không thể thiếu của ASEANBộ trưởng Bộ Công An Việt Nam Tô Lâm đã có bài phát biểu tại Tham vấn lần thứ IV Nga – ASEAN diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị và tại phiên họp toàn thể sáng 24/4. Trong bài phát biểu của mình, ông Tô Lâm nhấn mạnh: Trong thời gian tới, tình hình thế giới sẽ trở nên phức tạp và khó lường, sự cạnh tranh giữa các nước lớn và các khu vực ngày càng trở nên khốc liệt; những thách thức, mối đe dọa đối với an ninh truyền thống và phi truyền thống tiếp tục tồn tại ở khu vực; tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm mạng ngày càng tinh vi, nguy hiểm và mang tính toàn cầu hơn. Trong bối cảnh như thế, Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và rút kinh nghiệm về bảo đảm an ninh mạng, chống tấn công mạng, khủng bố mạng và tội phạm mạng…Tại Tham vấn Nga-ASEAN sáng 24/4 ông Tô Lâm cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác Nga-ASEAN trong các lĩnh vực thuộc hai chủ đề chính của Hội nghị: Để làm sâu sắc hơn hợp tác ASEAN-Nga, Nga cần: Nâng cao vai trò là cường quốc lớn và đối tác không thể thiếu của ASEAN, đóng góp trách nhiệm và hiệu quả hơn nữa vào các nỗ lực đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin trong các cơ chế do ASEAN dẫn dắt; Hỗ trợ ASEAN tiếp tục phát triển tự chủ và tự cường, đặc biệt thông qua việc hỗ trợ thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vững mạnh để thúc đẩy phát triển chung, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong khu vực và tạo các kênh hợp tác kinh tế với các đối tác, trong đó có Nga; Thúc đẩy sự đồng thuận trong ASEAN, qua đó tăng cường sự thống nhất trong giải quyết các vấn đề nội khối và quốc tế tác động đến khu vực; Tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) nhằm củng cố lòng tin và phát triển quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Nga thực chất và toàn diện; tăng cường hợp tác về kinh tế, an ninh, nhân đạo và các lĩnh vực khác với các nước thành viên ASEAN, góp phần hình thành cấu trúc an ninh toàn diện, cởi mở, không thể chia cắt, minh bạch, đa phương, bình đẳng và cùng có lợi trong khu vực; Tăng cường hợp tác chống các hoạt động hàng hải bất hợp pháp như khủng bố, cướp biển và tấn công vũ trang vào tàu thuyền bằng cách tăng cường hợp tác trong khuôn khổ các cơ chế do ASEAN lãnh đạo như ARF, EAS, ADMM+ và Diễn đàn Hàng hải ASEAN mở rộng (EAMF); Thúc đẩy an ninh biển tại khu vực và toàn cầu, tự do hàng hải và hàng không, tự do thương mại, tự kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, cũng như giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế nêu trong UNCLOS 1982, cũng như các tiêu chuẩn và khuyến nghị liên quan của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) và Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).
việt nam, tô lâm, nga, st. petersburg, hội nghị an ninh quốc tế, nikolai patrushev, asean, quan hệ, hợp tác nga-việt, chính trị, chính sách, quan điểm-ý kiến, tác giả
việt nam, tô lâm, nga, st. petersburg, hội nghị an ninh quốc tế, nikolai patrushev, asean, quan hệ, hợp tác nga-việt, chính trị, chính sách, quan điểm-ý kiến, tác giả
Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị an ninh quốc tế tại St. Petersburg
Bộ trưởng công an Tô Lâm nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác Nga-ASEAN trong các lĩnh vực thuộc hai chủ đề chính của Hội nghị: Để làm sâu sắc hơn hợp tác ASEAN-Nga, Nga cần: Nâng cao vai trò là cường quốc lớn và đối tác không thể thiếu của ASEAN, đóng góp trách nhiệm và hiệu quả hơn nữa vào các nỗ lực đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin.
Hội nghị quốc tế lần thứ XII các quan chức cao cấp phụ trách các vấn đề an ninh đã khai mạc sáng nay 24/4 tại thành phố St. Petersburg, Liên bang Nga. Hội nghị sẽ diễn ra trong hai ngày 24 và 25 tháng Tư. Chương trình nghị sự gồm hai chủ đề chính: Đảm bảo an ninh mạng trong bối cảnh hình thành trật tự thế giới đa trung tâm: Những thử thách và cơ hội; Giữ gìn bản sắc dân tộc và các giá trị truyền thống như một yếu tố không thể tách rời trong việc giữ gìn ninh an quốc tế, hòa bình và ổn định. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu chào mừng Hội nghị.
Đại diện của 106 nước đã tham gia Hội nghị An ninh ở S. Petersburg
Hội nghị quốc tế lần thứ XII các quan chức cao cấp phụ trách các vấn đề an ninh diễn ra trong bối cảnh an ninh mạng, an ninh thông tin, việc giữ gìn bản sắc dân tộc, độc lập, chủ quyền và hợp tác trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Điều này trước hết được thể hiện bằng sự tham gia đông đảo của các quốc gia trên thế giới, từ châu Âu, châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh.
“Đây không phải là lần đầu tiên S. Petersburg tiếp nhận những sự kiện đa phương của chúng ta. Năm 2012, tại đây đã diễn ra Hội nghị lần thứ III theo định dạng này. Khi đó, các đoàn đại biểu của 59 nước đã tham gia, tuy nhiên lúc đó cũng đã thấy rõ rằng, sáng kiến của Nga được ủng hộ và mở ra những cơ hội mới trong việc trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm những cách tiếp cận mới và các giải pháp thống nhất cho các vấn đề cấp bách của an ninh toàn cầu và khu vực.
Kết quả là diễn đàn của chúng ta đã chiếm một vị trí vững chắc trong bản kế hoạch những hội nghị quốc tế có uy tín và điều này đã minh chứng rõ nét sự quan tâm lớn đến hội nghị từ phía đa số các đại diện của cộng đồng thế giới.
Hôm nay, tại hội trường này có các phái đoàn đến từ 106 quốc gia dẫn đầu bởi các thư ký an ninh, các trợ ý và cố vấn của các nguyên thủ quốc gia về an ninh quốc gia, các bộ trưởng và lãnh đạo các cơ quan an ninh và 8 tổng thư ký và đại diện lãnh đạo các tổ chức quốc tế”, - Ông Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga phát biểu tại phiên khai mạc.
Những thách thức và nguy cơ mới nổi đòi hỏi sự hợp tác quốc tế sâu rộng, bình đẳng
Đại diện của 106 quốc gia tham gia diễn đàn đã nhấn mạnh tính chất đặc biệt của thời đại chúng ta, đó là thời đại của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, đang mang tới cho nhân loại nhiều cơ hội, nhưng cũng đầy thách thức. Công nghệ liên lạc và truyền thông đại chúng, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, chuỗi khối, dữ liệu lớn, chính phủ điện tử, y học kỹ thuật số và tiền điện tử đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích đương nhiên đó, công nghệ thông tin và truyền thông cũng mang đến những mối đe dọa mới, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định quốc tế, đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Công nghệ đã trở thành một trong những công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Những kẻ xấu thông qua mạng xã hội kích động hận thù giữa các sắc tộc, chủng tộc và tôn giáo, tuyên truyền chủ nghĩa khủng bố và tư tưởng bài ngoại. Cái gọi là “các cuộc cách mạng màu” ở Tunisia, Libya, Ai Cập, cũng như những nỗ lực nhằm phá hoại tình hình chính trị - xã hội và gây ra các cuộc biểu tình ở Belarus, Iran, Serbia, Georgia và Ukraine là minh chứng sinh động cho điều này.
Những hành động của bọn tội phạm sử dụng công nghệ hiện đại, gây cản trở cho việc củng cố hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, phá hủy văn hóa dân tộc và hủy hoại các giá trị tinh thần.
Trong tình hình đó, Nga đang tìm cách thiết lập một hệ thống an ninh thông tin quốc tế toàn cầu công bằng, nhằm ngăn chặn và giải quyết một cách hòa bình các xung đột trong không gian thông tin. Nga bảo vệ việc tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của các quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của họ.
Những nguyên tắc đó đều được các đại biểu tham gia Hội nghị đề cập tới và kêu gọi tuân thủ. Các quốc gia cũng thể hiện sự sẵn sàng hợp tác với Nga trong các lĩnh vực như an ninh mạng, an ninh thông tin, chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cấp tiến, chống buôn bán ma túy, chống di cư bất hợp pháp, buôn bán người, v.v. Các đại biểu tham gia Hội nghị cũng nhấn mạnh sự cấp thiết của hợp tác quốc tế sâu rộng, công bằng, tôn trọng chủ quyền của nhau, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau trong đối phó những nguy cơ và thách thức truyền thống và phi truyền thống.
Việt Nam: Nga cần nâng cao vai trò là đối tác không thể thiếu của ASEAN
Bộ trưởng Bộ Công An Việt Nam Tô Lâm đã có bài phát biểu tại Tham vấn lần thứ IV Nga – ASEAN diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị và tại phiên họp toàn thể sáng 24/4. Trong bài phát biểu của mình, ông Tô Lâm nhấn mạnh: Trong thời gian tới, tình hình thế giới sẽ trở nên phức tạp và khó lường, sự cạnh tranh giữa các nước lớn và các khu vực ngày càng trở nên khốc liệt; những thách thức, mối đe dọa đối với an ninh truyền thống và phi truyền thống tiếp tục tồn tại ở khu vực; tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm mạng ngày càng tinh vi, nguy hiểm và mang tính toàn cầu hơn.
Trong bối cảnh như thế, Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và rút kinh nghiệm về bảo đảm an ninh mạng, chống tấn công mạng, khủng bố mạng và tội phạm mạng…
“Hợp tác nâng cao năng lực an toàn thông tin thông qua các hoạt động như hợp tác trong lĩnh vực nhân lực; chuyển giao công nghệ, thiết bị và các nguồn lực cần thiết khác để đảm bảo an ninh thông tin; mở rộng khả năng điều tra thông qua việc thành lập các nhóm lập pháp và hành pháp xuyên quốc gia nhằm ứng phó với các mối đe dọa an ninh thông tin”, - Bộ trưởng Công An Việt Nam nhấn mạnh.
Tại Tham vấn Nga-ASEAN sáng 24/4 ông Tô Lâm cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác Nga-ASEAN trong các lĩnh vực thuộc hai chủ đề chính của Hội nghị: Để làm sâu sắc hơn hợp tác ASEAN-Nga, Nga cần: Nâng cao vai trò là cường quốc lớn và đối tác không thể thiếu của ASEAN, đóng góp trách nhiệm và hiệu quả hơn nữa vào các nỗ lực đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin trong các cơ chế do ASEAN dẫn dắt; Hỗ trợ ASEAN tiếp tục phát triển tự chủ và tự cường, đặc biệt thông qua việc hỗ trợ thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vững mạnh để thúc đẩy phát triển chung, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong khu vực và tạo các kênh hợp tác kinh tế với các đối tác, trong đó có Nga; Thúc đẩy sự đồng thuận trong ASEAN, qua đó tăng cường sự thống nhất trong giải quyết các vấn đề nội khối và quốc tế tác động đến khu vực; Tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) nhằm củng cố lòng tin và phát triển quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Nga thực chất và toàn diện; tăng cường hợp tác về kinh tế, an ninh, nhân đạo và các lĩnh vực khác với các nước thành viên ASEAN, góp phần hình thành cấu trúc an ninh toàn diện, cởi mở, không thể chia cắt, minh bạch, đa phương, bình đẳng và cùng có lợi trong khu vực; Tăng cường hợp tác chống các hoạt động hàng hải bất hợp pháp như khủng bố, cướp biển và tấn công vũ trang vào tàu thuyền bằng cách tăng cường hợp tác trong khuôn khổ các cơ chế do ASEAN lãnh đạo như ARF, EAS, ADMM+ và Diễn đàn Hàng hải ASEAN mở rộng (EAMF); Thúc đẩy an ninh biển tại khu vực và toàn cầu, tự do hàng hải và hàng không, tự do thương mại, tự kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, cũng như giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế nêu trong UNCLOS 1982, cũng như các tiêu chuẩn và khuyến nghị liên quan của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) và Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).
“Nội dung những phát biểu của ông Tô Lâm quan trọng, thực chất. Ông đã nhấn mạnh việc Việt Nam kiên định thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tôn trọng nguyên tắc “không theo nước này chống nước khác” và chính sách quốc phòng “bốn không”.
Việt Nam ủng hộ tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và ASEAN và sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN và các cơ chế hợp tác quốc tế khác. Đặc biệt, tôi đánh giá cao việc ông Tô Lâm đề cập tới việc Nga cần nâng cao vai trò là cường quốc và là đối tác không thể thiếu của ASEAN”, - PGS – TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.
Truy cập vào chat đã bị chặn do vi phạm quy tắc.
Bạn có thể tham gia lại sau:∞.
Nếu bạn không đồng ý với việc chặn, hãy sử dụng định dạng liên lạc phản hồi
Kết thúc thảo luận. Có thể tham gia nêu ý kiến trong vòng 24 giờ sau khi bài được xuất bản.