https://kevesko.vn/20240424/nato-vi-pham-cac-hiep-uoc-quoc-te-khi-trien-khai-vu-khi-hat-nhan-o-ba-lan-29439018.html
NATO vi phạm các Hiệp ước quốc tế khi triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan
NATO vi phạm các Hiệp ước quốc tế khi triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan
Sputnik Việt Nam
MATXCƠVA (Sputnik) - Các nước NATO sẽ vi phạm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (Nuclear Non-Proliferation Treaty - NPT) khi bố trí vũ khí hạt nhân ở Ba... 24.04.2024, Sputnik Việt Nam
2024-04-24T03:37+0700
2024-04-24T03:37+0700
2024-04-24T03:37+0700
nato
thế giới
ba lan
vũ khí hạt nhân
chính trị
vi phạm
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/06/0b/23527633_0:322:3069:2048_1920x0_80_0_0_0d40d0be8082daab63776c3c69806fef.jpg
Trước đó, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết chính quyền nước này sẵn sàng cho bố trí vũ khí hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ Ba Lan.Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT, năm 1968, bắt đầu hiệu lực từ năm 1970) tuyên bố chỉ có 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân (Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Trung Quốc) và cấm sự xuất hiện của những cường quốc hạt nhân mới. «Ngũ cường hạt nhân» cam kết không chuyển vũ khí hạt nhân cho các quốc gia khác hoặc hỗ trợ việc tạo ra loại vũ khí này, các bên còn lại trong Hiệp ước cam kết không chấp nhận hoặc chế tạo bom nguyên tử.Hồi tháng 10, ICAN tuyên bố có dữ liệu chứng tỏ rằng Hoa Kỳ sửa soạn triển khai đầu đạn hạt nhân ở Anh, bên cạnh hàng trăm đầu đạn đã có ở 5 nước NATO. Tổ chức này cho biết Hoa Kỳ có khoảng 150 quả bom hạt nhân, bố trí tại các căn cứ không quân của Mỹ ở Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ mà không hề đưa ra bất kỳ công bố chính thức nào.Ngày 3 tháng 1 năm 2022, các lãnh đạo của Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Hoa Kỳ đã ra Tuyên bố chung về không để xảy ra chiến tranh giữa các nước có vũ khí hạt nhân. Tuyên bố chỉ ra rằng «Ngũ cường hạt nhân» coi trách nhiệm của họ là giảm thiểu rủi ro chiến lược. Ngoài ra, các cường quốc hạt nhân tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ các thỏa thuận song phương và đa phương về không phổ biến, giải trừ vũ khí và kiểm soát vũ khí hạt nhân, bao gồm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Lãnh đạo của 5 cường quốc hạt nhân nhấn mạnh cam kết hợp tác với tất cả các nước để cuối cùng đạt tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân.Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) là là một liên minh xã hội dân sự toàn cầu, làm việc để thúc đẩy việc tuân thủ và thực hiện đầy đủ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. ICAN được thành lập năm 2007 và tính đến năm 2017 có 468 tổ chức đối tác tại 101 nước. Tổ chức này đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2017.
https://kevesko.vn/20240422/phuong-tay-dang-ben-bo-vuc-cua-cuoc-dung-do-quan-su-truc-tiep-giua-cac-cuong-quoc-hat-nhan-29408718.html
ba lan
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/06/0b/23527633_442:563:2421:2048_1920x0_80_0_0_2d920addeeab54521b2dff1990100779.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
nato, thế giới, ba lan, vũ khí hạt nhân, chính trị, vi phạm
nato, thế giới, ba lan, vũ khí hạt nhân, chính trị, vi phạm
NATO vi phạm các Hiệp ước quốc tế khi triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan
MATXCƠVA (Sputnik) - Các nước NATO sẽ vi phạm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (Nuclear Non-Proliferation Treaty - NPT) khi bố trí vũ khí hạt nhân ở Ba Lan, Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (International Campaign to Abolish Nuclear Weapons - ICAN) tuyên bố với Sputnik.
Trước đó, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết chính quyền nước này sẵn sàng cho bố trí vũ khí hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ Ba Lan.
«Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân là hiệp ước quốc tế duy nhất nghiêm cấm các nước triển khai vũ khí hạt nhân của nước khác. Các thành viên NATO lập luận rằng việc chia sẻ vũ khí hạt nhân là phù hợp với nghĩa vụ của họ theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng điều này rõ ràng vi phạm tinh thần, nếu không phải là văn bản, của Hiệp ước», đại diện ICAN trả lời cho yêu cầu bình luận về tuyên bố của ông Duda.
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT, năm 1968, bắt đầu hiệu lực từ năm 1970) tuyên bố chỉ có 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân (Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Trung Quốc) và cấm sự xuất hiện của những cường quốc hạt nhân mới. «Ngũ cường hạt nhân» cam kết không chuyển
vũ khí hạt nhân cho các quốc gia khác hoặc hỗ trợ việc tạo ra loại vũ khí này, các bên còn lại trong Hiệp ước cam kết không chấp nhận hoặc chế tạo bom nguyên tử.
Hồi tháng 10, ICAN tuyên bố có dữ liệu chứng tỏ rằng Hoa Kỳ sửa soạn triển khai đầu đạn hạt nhân ở Anh, bên cạnh hàng trăm đầu đạn đã có ở 5 nước NATO. Tổ chức này cho biết Hoa Kỳ có khoảng 150 quả bom hạt nhân, bố trí tại các căn cứ không quân của Mỹ ở Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ mà không hề đưa ra bất kỳ công bố chính thức nào.
Ngày 3 tháng 1 năm 2022, các lãnh đạo của Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và
Hoa Kỳ đã ra Tuyên bố chung về không để xảy ra chiến tranh giữa các nước có vũ khí hạt nhân. Tuyên bố chỉ ra rằng «Ngũ cường hạt nhân» coi trách nhiệm của họ là giảm thiểu rủi ro chiến lược. Ngoài ra, các cường quốc hạt nhân tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ các thỏa thuận song phương và đa phương về không phổ biến, giải trừ vũ khí và kiểm soát vũ khí hạt nhân, bao gồm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Lãnh đạo của 5 cường quốc hạt nhân nhấn mạnh cam kết hợp tác với tất cả các nước để cuối cùng đạt tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) là là một liên minh xã hội dân sự toàn cầu, làm việc để thúc đẩy việc tuân thủ và thực hiện đầy đủ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. ICAN được thành lập năm 2007 và tính đến năm 2017 có 468 tổ chức đối tác tại 101 nước. Tổ chức này đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2017.