https://kevesko.vn/20240503/vaccine-covid-19-cua-astrazeneca-co-the-gay-dong-mau-viet-nam-da-duoc-canh-bao-29590771.html
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca có thể gây đông máu: Việt Nam đã được cảnh báo
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca có thể gây đông máu: Việt Nam đã được cảnh báo
Sputnik Việt Nam
Liên quan việc AstraZeneca thừa nhận vaccine phòng Covid-19 của hãng có thể gây cục máu đông kèm giảm tiểu cầu (TTS), đại diện Bộ Y tế cho biết Việt Nam từng... 03.05.2024, Sputnik Việt Nam
2024-05-03T17:54+0700
2024-05-03T17:54+0700
2024-05-03T17:56+0700
đại dịch covid-19
bộ y tế việt nam
việt nam
vaccine
thế giới
sức khoẻ
covid-19 tại việt nam
xã hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/01/11/27647482_0:0:3641:2048_1920x0_80_0_0_0dcd7013a6082a454aaa95984bc32cd9.jpg
Khi triển khai tiêm vaccine, Khi triển khai tiêm vaccine, Bộ Y tế đã rất thận trọng. Quá trình tiêm chủng, ngành y tế đều tổ chức kiểm tra, giám sát sức khỏe người dân trước và sau tiêm. Đến nay, người dân không cần quá lo lắng về tác dụng phụ trên, do hầu hết đã tiêm vaccine được vài năm.Bộ Y tế nói về tác dụng phụ vủa vaccine Covid-19 AstraZenecaNgày 3/5, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, đã trao đổi với báo chí về thông tin AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của họ có thể gây cục máu đông kèm giảm tiểu cầu (TTS).Báo An ninh Thủ đô dẫn lời PGS. Khuê cho biết, nguy cơ đông máu, giảm tiểu cầu của vaccine Covid-19 do AstraZeneca sản xuất là các tác dụng phụ mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từng cảnh báo khi Việt Nam triển khai tiêm vaccine này giữa lúc dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh.Do vậy, ngày khi bắt đầu đưa vaccine Covid-19 của AstraZeneca về Việt Nam, Bộ Y tế đã rất thận trọng trong việc triển khai tiêm chủng cho người dân.Cụ thể, ngày 22/4/2021, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 1966/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vaccine Covid-19.Khi xây dựng quy trình tiêm chủng, ngành y tế đều tổ chức kiểm tra, giám sát sức khỏe trước và sau tiêm. Theo đó, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, ở lại theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.Theo ông, đến lúc này, hầu hết mọi người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca được vài năm. Vaccine này có tác dụng trong 1 năm. Như vậy, ở thời điểm này, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng về các tác dụng phụ cũng như cảnh báo mà AstraZeneca mới công bố.Vaccine AstraZeneca bị kiệnVaccine Covid-19 do AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford nghiên cứu và sản xuất, đến nay đã phân phối ở hơn 150 quốc gia. Vaccine cho hiệu quả bảo vệ chống lại virus Corona chủng mới từ 60% đến 80%.Đây cũng là 1 trong 3 loại vaccine đầu tiên được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp từ ngày 15/2/2021.Hôm 1/5 vừa qua, tờ Independent cho biết đã có 51 vụ kiện được trình lên Tòa án Tối cao Anh, với nội dung cáo buộc vaccine Covid-19 của AstraZeneca khiến nguyên đơn hoặc các thành viên gia đình họ phát triển cục máu đông.Tổng số tiền yêu cầu bồi thường từ các nguyên đơn lên đến 100 triệu bảng Anh (tương đương 125 triệu USD).Hồi tháng 6/2022, WHO đã có thông tin chi tiết về vaccine Covid-19 AstraZeneca. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra cảnh báo về những tác dụng phụ rất hiếm gặp trong quá trình sử dụng vaccine này, trong đó bao gồm hội chứng huyết khối kèm giảm tiểu cầu, có thể gây đông máu bất thường, nghiêm trọng sau khi tiêm.Hội đồng Tổ chức Khoa học y tế quốc tế nhận định, tác dụng phụ do vaccine gây ra là rất hiếm gặp. Những phản ứng như vậy được báo cáo với tỉ lệ ít hơn 1 trên 10.000 người dùng.WHO cũng lưu ý, tại thời điểm đó, ở những quốc gia đã ghi nhận tình trạng lây truyền dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra, lợi ích của việc tiêm chủng vaccine Covid-19 AstraZeneca vượt xa so với rủi ro.Việt Nam có tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 caoTheo báo PLO, tại Việt Nam, trong đại dịch Covid-19 xảy ra, hàng trăm triệu người đã được tiêm từ 2-4 liều vaccine, bao gồm các loại vaccine do AstraZeneca, Pfizer, Moderna… sản xuất, góp phần đẩy lùi dịch bệnh.Đến giữa năm 2023, Việt Nam đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vaccine Covid-19. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 cao nhất thế giới với tỷ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt gần 100%, tỷ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%.Theo báo CAND, đầu năm 2024, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, Việt Nam chỉ còn hơn 400.000 liều vaccine Covid-19 của Pfizer, có hạn sử dụng đến tháng 9/2024.Những năm qua, vaccine Covid-19 đã cho thấy hiệu quả trong việc phòng bệnh và các biến chứng do đại dịch này gây ra, giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong.Theo hướng dẫn mới nhất của WHO, có 3 đối tượng ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 là người cao tuổi từ 50 tuổi trở lên có bệnh lý nền (tiêm nhắc lại vào thời điểm 9-12 tháng sau mũi cuối cùng), sau đó là phụ nữ mang thai, người chưa tiêm vaccine mũi nào.
https://kevesko.vn/20240331/cac-nha-khoa-hoc-quan-diem-chinh-tri-cua-nguoi-my-lien-quan-den-tac-dung-phu-cua-viec-tiem-chung-29038714.html
https://kevesko.vn/20240212/lanh-dao-who-nhan-loai-chua-san-sang-doi-pho-voi-dai-dich-moi-28133448.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/01/11/27647482_456:0:3187:2048_1920x0_80_0_0_2192dfa066b5b10971cdd815be73c7dd.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
bộ y tế việt nam, việt nam, vaccine, thế giới, sức khoẻ, covid-19 tại việt nam, xã hội
bộ y tế việt nam, việt nam, vaccine, thế giới, sức khoẻ, covid-19 tại việt nam, xã hội
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca có thể gây đông máu: Việt Nam đã được cảnh báo
17:54 03.05.2024 (Đã cập nhật: 17:56 03.05.2024) Liên quan việc AstraZeneca thừa nhận vaccine phòng Covid-19 của hãng có thể gây cục máu đông kèm giảm tiểu cầu (TTS), đại diện Bộ Y tế cho biết Việt Nam từng được WHO cảnh báo về tác dụng này.
Khi triển khai tiêm vaccine, Khi triển khai tiêm vaccine, Bộ Y tế đã rất thận trọng. Quá trình tiêm chủng, ngành y tế đều tổ chức kiểm tra, giám sát sức khỏe người dân trước và sau tiêm. Đến nay, người dân không cần quá lo lắng về tác dụng phụ trên, do hầu hết đã tiêm vaccine được vài năm.
Bộ Y tế nói về tác dụng phụ vủa vaccine Covid-19 AstraZeneca
Ngày 3/5, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, đã trao đổi với báo chí về thông tin AstraZeneca thừa nhận vaccine
Covid-19 của họ có thể gây cục máu đông kèm giảm tiểu cầu (TTS).
Báo An ninh Thủ đô dẫn lời PGS. Khuê cho biết, nguy cơ đông máu, giảm tiểu cầu của vaccine Covid-19 do AstraZeneca sản xuất là các tác dụng phụ mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từng cảnh báo khi Việt Nam triển khai tiêm vaccine này giữa lúc dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh.
Do vậy, ngày khi bắt đầu đưa vaccine Covid-19 của AstraZeneca về Việt Nam, Bộ Y tế đã rất thận trọng trong việc triển khai tiêm chủng cho người dân.
Cụ thể, ngày 22/4/2021, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 1966/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vaccine Covid-19.
Khi xây dựng quy trình tiêm chủng, ngành y tế đều tổ chức kiểm tra, giám sát sức khỏe trước và sau tiêm. Theo đó, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, ở lại theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.
“Sau đó, chúng ta cũng điều chỉnh dần khi theo dõi thấy vaccine không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ. Từ lúc ban đầu chỉ tiêm tại cơ sở y tế, sau đó hoạt động tiêm vaccine phòng COVID-19 đã được triển khai rộng hơn”, báo An ninh Thủ đô dẫn lời PGS.TS Lương Ngọc Khuê.
Theo ông, đến lúc này, hầu hết mọi người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca được vài năm. Vaccine này có tác dụng trong 1 năm. Như vậy, ở thời điểm này, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng về các tác dụng phụ cũng như cảnh báo mà AstraZeneca mới công bố.
Vaccine AstraZeneca bị kiện
Vaccine Covid-19 do AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford nghiên cứu và sản xuất, đến nay đã phân phối ở hơn 150 quốc gia. Vaccine cho hiệu quả bảo vệ chống lại virus Corona chủng mới từ 60% đến 80%.
Đây cũng là 1 trong 3 loại vaccine đầu tiên được
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp từ ngày 15/2/2021.
Hôm 1/5 vừa qua, tờ Independent cho biết đã có 51 vụ kiện được trình lên Tòa án Tối cao Anh, với nội dung cáo buộc vaccine Covid-19 của AstraZeneca khiến nguyên đơn hoặc các thành viên gia đình họ phát triển cục máu đông.
Tổng số tiền yêu cầu bồi thường từ các nguyên đơn lên đến 100 triệu bảng Anh (tương đương 125 triệu USD).
Hồi tháng 6/2022, WHO đã có thông tin chi tiết về vaccine Covid-19 AstraZeneca. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra cảnh báo về những tác dụng phụ rất hiếm gặp trong quá trình sử dụng vaccine này, trong đó bao gồm hội chứng huyết khối kèm giảm tiểu cầu, có thể gây đông máu bất thường, nghiêm trọng sau khi tiêm.
Hội đồng Tổ chức Khoa học y tế quốc tế nhận định, tác dụng phụ do vaccine gây ra là rất hiếm gặp. Những phản ứng như vậy được báo cáo với tỉ lệ ít hơn 1 trên 10.000 người dùng.
WHO cũng lưu ý, tại thời điểm đó, ở những quốc gia đã ghi nhận tình trạng lây truyền
dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra, lợi ích của việc tiêm chủng vaccine Covid-19 AstraZeneca vượt xa so với rủi ro.
Việt Nam có tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 cao
Theo báo PLO, tại Việt Nam, trong đại dịch Covid-19 xảy ra, hàng trăm triệu người đã được tiêm từ 2-4 liều vaccine, bao gồm các loại vaccine do AstraZeneca, Pfizer, Moderna… sản xuất, góp phần đẩy lùi dịch bệnh.
Đến giữa năm 2023,
Việt Nam đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vaccine Covid-19. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 cao nhất thế giới với tỷ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt gần 100%, tỷ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%.
Theo báo CAND, đầu năm 2024, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, Việt Nam chỉ còn hơn 400.000 liều vaccine Covid-19 của Pfizer, có hạn sử dụng đến tháng 9/2024.
Những năm qua, vaccine Covid-19 đã cho thấy hiệu quả trong việc phòng bệnh và các biến chứng do đại dịch này gây ra, giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong.
Theo hướng dẫn mới nhất của WHO, có 3 đối tượng ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 là người cao tuổi từ 50 tuổi trở lên có bệnh lý nền (tiêm nhắc lại vào thời điểm 9-12 tháng sau mũi cuối cùng), sau đó là phụ nữ mang thai, người chưa tiêm vaccine mũi nào.