https://kevesko.vn/20240508/cho-biden-nga-ve-viet-nam-29683014.html
Chờ Biden ngả về Việt Nam
Chờ Biden ngả về Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Mỹ đang cân nhắc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong phiên điều trần trực tuyến ngày 8/5 tại Washington. 08.05.2024, Sputnik Việt Nam
2024-05-08T16:41+0700
2024-05-08T16:41+0700
2024-05-08T17:15+0700
việt nam
kinh tế thị trường
kinh tế
kinh doanh
joe biden
hoa kỳ
bộ thương mại hoa kỳ (doc)
asean
thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/09/0b/25197760_0:0:3072:1728_1920x0_80_0_0_505b365859d0c7e716ba7cbe58f4bbde.jpg
Trong khi đó, theo ông Ted Osius, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam hiện là Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường và đáp ứng các tiêu chí quan trọng mà chính quyền Biden yêu cầu.“Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường”Hãng tin Reuters ngày 8/5 cho biết, Mỹ xem việc nâng nền kinh tế Việt Nam lên quy chế 'kinh tế thị trường', đây là nguyện vọng từ rất lâu của Hà Nội khi nền kinh tế ngày càng mở rộng và hội nhập sâu.Theo kế hoạch, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ tổ chức một cuộc điều trần trực tuyến để lắng nghe các quan điểm của các bên về việc gắn nhãn “nền kinh tế thị trường” cho Việt Nam.Thực tế, giới quan sát đang chờ đợi khả năng Biden sẽ ngả về Việt Nam nhờ các chính sách tương đối ôn hòa và nỗ lực xích gần Hà Nội hơn nữa vì chính lợi ích của người Mỹ bất chấp một số trở lực liên quan đến thu hút phiếu bầu hay nghi ngờ hàng Trung Quốc vào Mỹ dưới cái mác hàng được sản xuất tại Việt Nam.Việc công nhận và “nâng cấp” Việt Nam lên địa vị của một “nền kinh tế thị trường” tại Mỹ trước nay vẫn vấp phải sự phản đối của các nhà sản xuất thép Mỹ và các chủ trang trại tôm ở vùng Bờ Vịnh nhưng lại nhận được sự ủng hộ của các nhà bán lẻ và các doanh nghiệp khác.Cụ thể, một khi Việt Nam được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, hàng hoá Việt Nam sẽ được Mỹ giảm các loại thuế chống bán phá giá và hẳn nhiên, sẽ có lợi cho các nhà bán lẻ và cả người tiêu dùng.Cựu đại sứ Ted Osius, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, cơ quan ủng hộ việc nâng cấp vị thế nền kinh tế Việt Nam khẳng định:Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ nghe lập luận từ cả hai bên trong phiên điều trần trực tuyến vào chiều thứ Tư (ngày 8/5) tại Washington như một phần của quá trình đánh giá sẽ hoàn thành vào cuối tháng 7 tới đây.Việt Nam cho rằng, việc Mỹ từ chối không công nhận nền kinh tế thị trường của Hà Nội sẽ không đem lại lợi ích gì cho quan hệ song phương ngày càng chặt chẽ.Lập luận của phe phản đốiTừ chuyến thăm Hà Nội của Biden năm ngoái, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược toàn diện”, nâng vị thế ngoại giao của Washington tại Việt Nam ngang hàng với Trung Quốc và Nga.Cũng trong năm 2023, Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiều lần kêu gọi phía Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen, Thủ tướng mong muốn phía Mỹ chấm dứt cái mác phi thị trường với kinh tế Việt Nam.Điều này hoàn toàn phù hợp với vị thế của Việt Nam là điểm đến “thân thiện và đối tác tiềm năng” của Mỹ nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc - chiến lược thường được gọi là “friend-shoring”, tức dịch chuyển sản xuất sang các nền kinh tế có quan hệ chính trị tốt đẹp.Hiện tại, Mỹ xếp Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nga, Belarus, Azerbaijan và 9 quốc gia khác vào danh sách các nền kinh tế phi thị trường và phải chịu thuế chống bán phá giá cao hơn.Bộ Thương mại Hoa Kỳ có một bộ tiêu chí khá hẹp để xác định một nền kinh tế có phải là nền kinh tế thị trường hay không.Bộ tiêu chí này bao gồm mức độ chuyển đổi tiền tệ của quốc gia đó; mức lương là kết quả của sự thương lượng tự do giữa người lao động và chủ sử dụng lao động; và việc cấp phép cho liên doanh hoặc các dự án đầu tư nước ngoài khác.Các tiêu chí khác bao gồm liệu chính phủ có sở hữu hay kiểm soát các phương tiện sản xuất và chính phủ có kiểm soát việc phân bổ nguồn lực cũng như các quyết định về giá cả và sản lượng hay không.Bên cạnh đó, tùy theo quốc gia mà Mỹ có thể xem xét các yếu tố khác để đánh giá liệu đất nước có phải nền kinh tế thị trường hay không.Việc Mỹ không công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam gây thiệt hại cho cả hai bên nhiều hơn. Thông thường, hàng hóa từ các nền kinh tế phi thị trường phải chịu mức thuế suất cao hơn trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá.Trong các cuộc điều tra này của Mỹ sử dụng giá của nước thứ ba để xác định giá trị thị trường hợp lý của sản phẩm.Trong năm 2024, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ đã gia hạn thuế chống bán phá giá 25,76% đối với tôm nuôi đông lạnh từ Việt Nam, nhưng thuế đối với tôm từ Thái Lan - một nền kinh tế thị trường - chỉ ở mức 5,34%.Liên minh Tôm miền Nam của các ngư dân và nhà chế biến tôm Mỹ cho biết họ phản đối việc công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường, với các lý do được đưa ra là rào cản của Việt Nam về quyền sở hữu đất đai, luật lao động yếu kém và việc đánh thuế tôm Việt Nam thấp hơn sẽ gây tổn hại cho các thành viên của liên minh.Bên cạnh đó, việc nâng cấp vị thế của Việt Nam cũng vấp phải sự phản đối đáng kể tại Quốc hội Mỹ, với 8 thượng nghị sĩ và 31 hạ nghị sỹ cũng đưa ra lập luận tương tự rằng công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường sẽ gây bất lợi cho bộ phận các nhà sản xuất Hoa Kỳ.Những nghị sĩ này còn lập luận rằng, việc cấp quy chế nền kinh tế thị trường cho Việt Nam sẽ mang lại lợi ích các công ty nhà nước Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào Việt Nam, giúp các công ty này dễ dàng lách thuế quan của Mỹ.Ông Roy Houseman, Giám đốc phụ trách vấn đề lập pháp của Liên minh Công nhân thép Mỹ (USW), nói rằng việc nâng hạng cho Việt Nam sẽ làm “xói mòn nền sản xuất trong nước của Mỹ, làm suy yếu khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của Mỹ, và củng cố vai trò của Việt Nam như một mạch dẫn dòng hàng hóa Trung Quốc được giao dịch thương mại không bình đẳng”.Ở giai đoạn trước thềm bầu cử Mỹ này, Tổng thống Joe Biden đã có nhiều nỗ lực nhằm thu hút được nhiều phiếu bầu của công nhân thuộc các tổ chức công đoàn trong cuộc đua vào ghế tổng thống sắp diễn ra vào tháng 11, đặc biệt là từ các công nhân ngành thép ở Pennsylvania - một bang “chiến địa” có thể quyết định kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử.Gần đây, chính Biden đã bác bỏ đề xuất của hãng thép Nhật Nippon Steel về mua lại hãng thép Mỹ US Steel, đồng thời kêu gọi áp dụng mức thuế quan “Mục 301” cao hơn đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc.Tốt cho MỹỞ chiều ngược lại, chính nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền của Tổng thống Biden sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.Hiện tại, đã có tất cả 72 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó, có cả những đồng minh thân cận của Mỹ như Anh, Canada, Nhật Bản, Úc…Nhà nghiên cứu James Borton của Viện Chính sách Đối ngoại Johns Hopkins (Hoa Kỳ) khẳng định, việc công nhận quy chế thị trường của Việt Nam sẽ góp phần tháo gỡ các rào cản thương mại, giúp doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang Việt Nam dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn.Mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện không chỉ giúp tăng cường quan hệ ngoại giao Hà Nội – Washington mà còn là cơ hội hiển minh nhất để Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.Chuyên gia lưu ý, trong bối cảnh Chính phủ Mỹ nỗ lực thúc đẩy Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), việc được công nhận quy chế thị trường sẽ giúp Việt Nam gia tăng thương mại và đầu tư với Mỹ.Ở chiều ngược lại, lợi ích mà Mỹ có được cũng là rất lớn khi có cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu 100 triệu dân, nhất là trong các lĩnh vực máy móc, hàng không vũ trụ, máy bay, dược mỹ phẩm, nông nghiệp.Viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất điện, xây dựng hạ tầng giao thông, quản lý dự án môi trường và công nghệ sẽ tiếp tục mang đến những cơ hội đầy hứa hẹn cho các công ty Mỹ.Dữ liệu báo cáo kinh doanh trước đó của Ngân hàng Thế giới cũng đã xếp Việt Nam ở vị trí 70 trên 190 nền kinh tế đáng khen, qua đó, khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh.
https://kevesko.vn/20240429/viet-nam-moi-thang-co-toi-21600-doanh-nghiep-rut-lui-29530555.html
https://kevesko.vn/20240426/viet-nam-thieu-nguon-cung-bat-dong-san-29498424.html
https://kevesko.vn/20240425/khi-nao-viet-nam-bo-doc-quyen-vang--29455969.html
https://kevesko.vn/20240422/gan-tram-nghin-ty-trai-phieu-bat-dong-san-den-ngay-dao-han-29406125.html
https://kevesko.vn/20240416/yeu-cau-lam-ro-trach-nhiem-to-chuc-ca-nhan-neu-co-hanh-vi-thao-tung-thi-truong-vang-29318988.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/09/0b/25197760_137:0:2868:2048_1920x0_80_0_0_5b5a2f231ebf4f26e295e098b178f91e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế thị trường, kinh tế, kinh doanh, joe biden, hoa kỳ, bộ thương mại hoa kỳ (doc), asean, thế giới
việt nam, kinh tế thị trường, kinh tế, kinh doanh, joe biden, hoa kỳ, bộ thương mại hoa kỳ (doc), asean, thế giới
Trong khi đó, theo ông Ted Osius, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam hiện là Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường và đáp ứng các tiêu chí quan trọng mà chính quyền Biden yêu cầu.
“Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường”
Hãng tin Reuters ngày 8/5 cho biết, Mỹ xem việc nâng nền kinh tế Việt Nam lên quy chế 'kinh tế thị trường', đây là nguyện vọng từ rất lâu của Hà Nội khi nền kinh tế ngày càng mở rộng và hội nhập sâu.
Theo kế hoạch,
Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ tổ chức một cuộc điều trần trực tuyến để lắng nghe các quan điểm của các bên về việc gắn nhãn “nền kinh tế thị trường” cho Việt Nam.
Thực tế, giới quan sát đang chờ đợi khả năng Biden sẽ ngả về Việt Nam nhờ các chính sách tương đối ôn hòa và nỗ lực xích gần Hà Nội hơn nữa vì chính lợi ích của người Mỹ bất chấp một số trở lực liên quan đến thu hút phiếu bầu hay nghi ngờ hàng Trung Quốc vào Mỹ dưới cái mác hàng được sản xuất tại Việt Nam.
“Nỗ lực của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhằm kéo Việt Nam lại gần hơn với tư cách là một đồng minh chiến lược sẽ xung đột trực tiếp với mong muốn của người đứng đầu Nhà Trắng giành về phiếu bầu của khối cử tri công nhân Mỹ vào thứ Tư khi Bộ Thương mại nghe điều trần về việc có nên công nhận Việt Nam là "nền kinh tế thị trường" hay không”, hãng tin lưu ý.
Việc công nhận và “nâng cấp” Việt Nam lên địa vị của một “nền kinh tế thị trường” tại Mỹ trước nay vẫn vấp phải sự phản đối của các nhà sản xuất thép Mỹ và các chủ trang trại tôm ở vùng Bờ Vịnh nhưng lại nhận được sự ủng hộ của các nhà bán lẻ và các doanh nghiệp khác.
Cụ thể, một khi Việt Nam được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, hàng hoá Việt Nam sẽ được Mỹ giảm các loại thuế chống bán phá giá và hẳn nhiên, sẽ có lợi cho các nhà bán lẻ và cả người tiêu dùng.
Cựu đại sứ Ted Osius, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-
ASEAN, cơ quan ủng hộ việc nâng cấp vị thế nền kinh tế Việt Nam khẳng định:
“Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường”. "Việt Nam đã đáp ứng các tiêu chí quan trọng như khả năng chuyển đổi tiền tệ và sẵn sàng để được công nhận chính xác”.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ nghe lập luận từ cả hai bên trong phiên điều trần trực tuyến vào chiều thứ Tư (ngày 8/5) tại Washington như một phần của quá trình đánh giá sẽ hoàn thành vào cuối tháng 7 tới đây.
Việt Nam cho rằng, việc Mỹ từ chối không công nhận nền kinh tế thị trường của Hà Nội sẽ không đem lại lợi ích gì cho quan hệ song phương ngày càng chặt chẽ.
Lập luận của phe phản đối
Từ chuyến thăm Hà Nội của Biden năm ngoái, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược toàn diện”, nâng vị thế ngoại giao của Washington tại Việt Nam ngang hàng với Trung Quốc và Nga.
Cũng trong năm 2023, Chính phủ của Thủ tướng
Phạm Minh Chính nhiều lần kêu gọi phía Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen, Thủ tướng mong muốn phía Mỹ chấm dứt cái mác phi thị trường với kinh tế Việt Nam.
Điều này hoàn toàn phù hợp với vị thế của Việt Nam là điểm đến “thân thiện và đối tác tiềm năng” của Mỹ nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc - chiến lược thường được gọi là “friend-shoring”, tức dịch chuyển sản xuất sang các nền kinh tế có quan hệ chính trị tốt đẹp.
Hiện tại, Mỹ xếp Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nga, Belarus, Azerbaijan và 9 quốc gia khác vào danh sách các nền kinh tế phi thị trường và phải chịu thuế chống bán phá giá cao hơn.
Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết: “Các doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư đáng kể vào Việt Nam vì họ nhận ra tiềm năng tăng trưởng rất lớn của đất nước.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ có một bộ tiêu chí khá hẹp để xác định một nền kinh tế có phải là nền kinh tế thị trường hay không.
Bộ tiêu chí này bao gồm mức độ chuyển đổi tiền tệ của quốc gia đó; mức lương là kết quả của sự thương lượng tự do giữa người lao động và chủ sử dụng lao động; và việc cấp phép cho liên doanh hoặc các dự án đầu tư nước ngoài khác.
Các tiêu chí khác bao gồm liệu chính phủ có sở hữu hay kiểm soát các phương tiện sản xuất và chính phủ có kiểm soát việc phân bổ nguồn lực cũng như các quyết định về giá cả và sản lượng hay không.
Bên cạnh đó, tùy theo quốc gia mà Mỹ có thể xem xét các yếu tố khác để đánh giá liệu đất nước có phải nền
kinh tế thị trường hay không.
Việc Mỹ không công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam gây thiệt hại cho cả hai bên nhiều hơn. Thông thường, hàng hóa từ các nền kinh tế phi thị trường phải chịu mức thuế suất cao hơn trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá.
Trong các cuộc điều tra này của Mỹ sử dụng giá của nước thứ ba để xác định giá trị thị trường hợp lý của sản phẩm.
Trong năm 2024, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ đã gia hạn thuế chống bán phá giá 25,76% đối với tôm nuôi đông lạnh từ Việt Nam, nhưng thuế đối với tôm từ Thái Lan - một nền kinh tế thị trường - chỉ ở mức 5,34%.
Liên minh Tôm miền Nam của các ngư dân và nhà chế biến tôm Mỹ cho biết họ phản đối việc công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường, với các lý do được đưa ra là rào cản của Việt Nam về quyền sở hữu đất đai, luật lao động yếu kém và việc đánh thuế tôm Việt Nam thấp hơn sẽ gây tổn hại cho các thành viên của liên minh.
Bên cạnh đó, việc nâng cấp vị thế của Việt Nam cũng vấp phải sự phản đối đáng kể tại Quốc hội Mỹ, với 8 thượng nghị sĩ và 31 hạ nghị sỹ cũng đưa ra lập luận tương tự rằng công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường sẽ gây bất lợi cho bộ phận các nhà sản xuất Hoa Kỳ.
Những nghị sĩ này còn lập luận rằng, việc cấp quy chế nền kinh tế thị trường cho Việt Nam sẽ mang lại lợi ích các công ty nhà nước
Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào Việt Nam, giúp các công ty này dễ dàng lách thuế quan của Mỹ.
Ông Roy Houseman, Giám đốc phụ trách vấn đề lập pháp của Liên minh Công nhân thép Mỹ (USW), nói rằng việc nâng hạng cho Việt Nam sẽ làm “xói mòn nền sản xuất trong nước của Mỹ, làm suy yếu khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của Mỹ, và củng cố vai trò của Việt Nam như một mạch dẫn dòng hàng hóa Trung Quốc được giao dịch thương mại không bình đẳng”.
Ở giai đoạn trước thềm bầu cử Mỹ này, Tổng thống Joe Biden đã có nhiều nỗ lực nhằm thu hút được nhiều phiếu bầu của công nhân thuộc các tổ chức công đoàn trong cuộc đua vào ghế tổng thống sắp diễn ra vào tháng 11, đặc biệt là từ các công nhân ngành thép ở Pennsylvania - một bang “chiến địa” có thể quyết định kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử.
Gần đây, chính Biden đã bác bỏ đề xuất của hãng thép Nhật Nippon Steel về mua lại hãng thép Mỹ US Steel, đồng thời kêu gọi áp dụng mức thuế quan “Mục 301” cao hơn đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ở chiều ngược lại, chính nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền của Tổng thống Biden sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
Hiện tại, đã có tất cả 72 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó, có cả những đồng minh thân cận của Mỹ như Anh, Canada, Nhật Bản, Úc…
Nhà nghiên cứu James Borton của Viện Chính sách Đối ngoại Johns Hopkins (Hoa Kỳ) khẳng định, việc công nhận quy chế thị trường của Việt Nam sẽ góp phần tháo gỡ các rào cản thương mại, giúp doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang Việt Nam dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn.
Mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện không chỉ giúp tăng cường quan hệ ngoại giao Hà Nội – Washington mà còn là cơ hội hiển minh nhất để Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Chuyên gia lưu ý, trong bối cảnh Chính phủ Mỹ nỗ lực thúc đẩy Khuôn khổ kinh tế
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), việc được công nhận quy chế thị trường sẽ giúp Việt Nam gia tăng thương mại và đầu tư với Mỹ.
Ở chiều ngược lại, lợi ích mà Mỹ có được cũng là rất lớn khi có cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu 100 triệu dân, nhất là trong các lĩnh vực máy móc, hàng không vũ trụ, máy bay, dược mỹ phẩm, nông nghiệp.
Viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất điện, xây dựng hạ tầng giao thông, quản lý dự án môi trường và công nghệ sẽ tiếp tục mang đến những cơ hội đầy hứa hẹn cho các công ty Mỹ.
Dữ liệu báo cáo kinh doanh trước đó của Ngân hàng Thế giới cũng đã xếp Việt Nam ở vị trí 70 trên 190 nền kinh tế đáng khen, qua đó, khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh.