https://kevesko.vn/20240511/hon-120000-nguoi-viet-tu-vong-moi-nam-do-ung-thu-muon-moi-kham-29717091.html
Hơn 120.000 người Việt tử vong mỗi năm do ung thư: Muộn mới khám
Hơn 120.000 người Việt tử vong mỗi năm do ung thư: Muộn mới khám
Sputnik Việt Nam
Thống kê cho thấy, có khoảng 50-80% bệnh nhân ung thư khi đến khám đã ở giai đoạn 3 và 4, do đó kết quả điều trị không được như mong đợi. 11.05.2024, Sputnik Việt Nam
2024-05-11T00:25+0700
2024-05-11T00:25+0700
2024-05-11T00:25+0700
bệnh ung thư
thế giới
xã hội
việt nam
bệnh nhân
bệnh viện
tử vong
thành phố hồ chí minh
khoa học
sức khoẻ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/583/21/5832163_0:75:1000:638_1920x0_80_0_0_1c54b7665382abd9745b04d10dde873e.jpg
Tại Việt Nam, có hơn 120.000 ca tử vong do ung thư được ghi nhận mỗi năm. Tỷ lệ người mắc mới ung thư tại Việt Nam vẫn ở mức trung bình, nhưng tỷ lệ người tử vong do căn bệnh này lại ở nhóm cao trong khu vực Đông Nam Á.Ung thư là bệnh nan y, gây khủng hoảng tâm lý cho người bệnhNgày 10/5, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã tổ chức hội nghị Khoa học kỹ thuật Bệnh viện Ung bướu TP.HCM năm 2024.Phát biểu tại sự kiện, PGS. Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, đây là sự kiện khoa học được tổ chức thường niên để nhìn lại bước tiến quan trọng trong lĩnh vực Ung bướu của ngành y tế TP.HCM.Năm nay, hội nghị cũng rơi vào dịp kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Bệnh viện Ung bướu TP.HCM (1985-2024), đánh dấu 1 năm khánh thành và đưa vào vận hành hoàn toàn cơ sở 2 của Bệnh viện.Báo Dân trí cho biết, tại sự kiện, PGS. Nguyễn Anh Dũng đã nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong buổi khánh thành cơ sở 2 một năm về trước, lưu ý phải xác định rõ ung thư là bệnh nan y, rất nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao, người bệnh thường bị khủng khoảng về mặt tâm lý.Trong khi đó, điều trị ung thư tốn kém về mặt tài chính, đòi hỏi công nghệ cao, thiết bị hiện đại. Chính vì vậy, cần có biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả bệnh ung thư.Các cấp, các ngành, địa phương (mà nòng cốt là Bộ Y tế) cần tăng cường nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao tay nghề y bác sĩ, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi ung thư.Đến khám khi đã ở giai đoạn muộnSố liệu Globocan 2022 vừa được công bố đầu tháng 3 năm nay cho thấy, có khoảng 19,9 triệu ca mới và 9,7 triệu ca tử vong trên toàn cầu. Trong đó, riêng tại Việt Nam có khoảng 180.400 ca mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư.Tại Việt Nam, năm 2022 ghi nhận 24.563 ca ung thư vú, chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại ung thư (chiếm 13,6%). Tiếp đến là ung thư gan đứng thứ hai với 24.502 ca, xếp thứ ba là ung thư phổi với 24.426 ca (chiếm 13,5%), sau nữa là ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày lần lượt là 9,3% và 9%.Tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, số bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh lý ung bướu cũng ngày một tăng.Năm 2023, Bệnh viện Ung bướu đã đón gần 800.000 lượt bệnh nhân đến khám, thực hiện gần 37.000 ca phẫu thuật, hơn 180.000 ca xạ trị và gần 300.000 lượt điều trị nội khoa bằng hóa trị, liệu pháp trúng đích và liệu pháp miễn dịch.Số liệu cho thấy, tỷ lệ mắc mới ung thư tại Việt Nam năm ở nhóm trung bình của thế giới. Thế nhưng, tỷ lệ tử vong do ung thư lại thuộc nhóm cao trong khu vực Đông Nam Á.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong cao là do phát hiện bệnh quá trễ. Tại Việt Nam, ước tính từ 50-80% người bệnh mắc bệnh ung thư khi đến khám đã ở giai đoạn 3 và 4.Để so sánh, Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước có tỷ lệ mắc mới ung thư cao hơn Việt Nam nhưng tỷ lệ tử vong lại thấp hơn. Lý do, các chương trình tầm soát của họ rất hiệu quả, người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.Tại hội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện Ung bướu TPHCM lần này, các bên tham gia sẽ chia sẻ những số liệu đã có qua thực tế lâm sàng, với phiên khai mạc và 6 phiên chuyên đề, gồm 34 bài báo cáo tập trung các lĩnh vực như xạ trị proton, huyết học, ung bướu nhi, sinh học phân tử, liệu pháp nhắm trúng đích, miễn dịch, ngoại khoa…Những kết quả tại hội nghị có thể áp dụng trong việc cải thiện kết quả điều trị ung thư, đồng thời thực hiện chiến lược phòng chống ung thư cho TP.HCM và các tỉnh thành trong hiện tại và những năm kế tiếp.Về phần mình, ông Nguyễn Anh Dũng cho rằng ngành y tế thành phố ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực phát triển và ứng dụng kỹ thuật chuyên sâu trong chuyên ngành ung thư của các y, bác sĩ và nhân viên y tế đang công tác tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM.Bệnh viện Ung Bướu đang cùng với các bệnh viện tuyến trung ương đóng trên địa bàn thành phố, các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa đầu ngành của thành phố định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sớm đưa TP.HCM trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe của khu vực ASEAN.
https://kevesko.vn/20230927/bac-si-viet-nam-lan-dau-tien-tim-ra-cach-cuu-benh-nhan-ung-thu-hach-25519417.html
https://kevesko.vn/20240428/cac-nha-khoa-hoc-nga-thu-duoc-cac-chat-moi-de-dieu-tri-cac-loai-ung-thu-nguy-hiem-nhat-29433218.html
https://kevesko.vn/20240409/top-10-can-benh-nguy-hiem-nhat-ma-nhan-loai-biet-den-29181922.html
thành phố hồ chí minh
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/583/21/5832163_26:0:975:712_1920x0_80_0_0_12189a0782d1001b25c9cf34c3f0ae56.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
bệnh ung thư, thế giới, xã hội, việt nam, bệnh nhân, bệnh viện, tử vong, thành phố hồ chí minh, khoa học, sức khoẻ
bệnh ung thư, thế giới, xã hội, việt nam, bệnh nhân, bệnh viện, tử vong, thành phố hồ chí minh, khoa học, sức khoẻ
Tại Việt Nam, có hơn 120.000 ca tử vong do ung thư được ghi nhận mỗi năm. Tỷ lệ người mắc mới ung thư tại Việt Nam vẫn ở mức trung bình, nhưng tỷ lệ người tử vong do căn bệnh này lại ở nhóm cao trong khu vực Đông Nam Á.
Ung thư là bệnh nan y, gây khủng hoảng tâm lý cho người bệnh
Ngày 10/5, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã tổ chức hội nghị Khoa học kỹ thuật Bệnh viện Ung bướu TP.HCM năm 2024.
Phát biểu tại sự kiện, PGS. Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, đây là sự kiện khoa học được tổ chức thường niên để nhìn lại bước tiến quan trọng trong
lĩnh vực Ung bướu của ngành y tế TP.HCM.
Năm nay, hội nghị cũng rơi vào dịp kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Bệnh viện Ung bướu TP.HCM (1985-2024), đánh dấu 1 năm khánh thành và đưa vào vận hành hoàn toàn cơ sở 2 của Bệnh viện.
Báo Dân trí cho biết, tại sự kiện, PGS. Nguyễn Anh Dũng đã nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong buổi khánh thành cơ sở 2 một năm về trước, lưu ý phải xác định rõ ung thư là bệnh nan y, rất nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao, người bệnh thường bị khủng khoảng về mặt tâm lý.
27 Tháng Chín 2023, 19:19
Trong khi đó, điều trị ung thư tốn kém về mặt tài chính, đòi hỏi công nghệ cao, thiết bị hiện đại. Chính vì vậy, cần có biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả bệnh ung thư.
Các cấp, các ngành, địa phương (mà nòng cốt là Bộ Y tế) cần tăng cường nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao tay nghề y bác sĩ, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi ung thư.
"Bệnh lý ung thư đã và đang là gánh nặng cho gia đình, cho xã hội trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tỉ lệ mắc mới ung thư và tử vong do ung thư tiếp tục gia tăng", báo Tuổi trẻ dẫn lời TS.BS Diệp Bảo Tuấn, phụ trách điều hành Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết.
Đến khám khi đã ở giai đoạn muộn
Số liệu Globocan 2022 vừa được công bố đầu tháng 3 năm nay cho thấy, có khoảng 19,9 triệu ca mới và 9,7 triệu ca tử vong trên toàn cầu. Trong đó, riêng tại Việt Nam có khoảng 180.400 ca mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư.
Tại Việt Nam, năm 2022 ghi nhận 24.563 ca ung thư vú, chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại ung thư (chiếm 13,6%). Tiếp đến là ung thư gan đứng thứ hai với 24.502 ca, xếp thứ ba là ung thư phổi với 24.426 ca (chiếm 13,5%), sau nữa là ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày lần lượt là 9,3% và 9%.
Tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, số bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh lý ung bướu cũng ngày một tăng.
Năm 2023, Bệnh viện Ung bướu đã đón gần 800.000 lượt bệnh nhân đến khám, thực hiện gần 37.000 ca phẫu thuật, hơn 180.000 ca xạ trị và gần 300.000 lượt điều trị nội khoa bằng hóa trị, liệu pháp trúng đích và liệu pháp miễn dịch.
Số liệu cho thấy, tỷ lệ mắc mới ung thư tại Việt Nam năm ở nhóm trung bình của thế giới. Thế nhưng, tỷ lệ tử vong do ung thư lại thuộc nhóm cao trong khu vực Đông Nam Á.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong cao là do phát hiện bệnh quá trễ. Tại Việt Nam, ước tính từ 50-80%
người bệnh mắc bệnh ung thư khi đến khám đã ở giai đoạn 3 và 4.
Để so sánh, Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước có tỷ lệ mắc mới ung thư cao hơn Việt Nam nhưng tỷ lệ tử vong lại thấp hơn. Lý do, các chương trình tầm soát của họ rất hiệu quả, người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
"Các chương trình tầm soát ung thư và phát hiện bệnh sớm là chiến lược rất quyết liệt của TP.HCM để phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả hơn", TS.BS. Diệp Bảo Tuấn lưu ý.
Tại hội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện Ung bướu TPHCM lần này, các bên tham gia sẽ chia sẻ những số liệu đã có qua thực tế lâm sàng, với phiên khai mạc và 6 phiên chuyên đề, gồm 34 bài báo cáo tập trung các lĩnh vực như xạ trị proton, huyết học, ung bướu nhi, sinh học phân tử, liệu pháp nhắm trúng đích, miễn dịch, ngoại khoa…
Những kết quả tại hội nghị có thể áp dụng trong việc cải thiện kết quả điều trị ung thư, đồng thời thực hiện chiến lược phòng chống ung thư cho TP.HCM và các tỉnh thành trong hiện tại và những năm kế tiếp.
Về phần mình, ông Nguyễn Anh Dũng cho rằng ngành y tế thành phố ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực phát triển và ứng dụng kỹ thuật chuyên sâu trong chuyên ngành ung thư của các y, bác sĩ và nhân viên y tế đang công tác tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM.
Bệnh viện Ung Bướu đang cùng với các bệnh viện tuyến trung ương đóng trên địa bàn thành phố, các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa đầu ngành của thành phố định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sớm đưa TP.HCM trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe của khu vực ASEAN.