https://kevesko.vn/20240531/asean-va-trung-quoc-se-xay-dung-bo-quy-tac-ung-xu-o-bien-dong-vao-nam-2025-30057732.html
ASEAN và Trung Quốc sẽ xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông vào năm 2025
ASEAN và Trung Quốc sẽ xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông vào năm 2025
Sputnik Việt Nam
Moskva (Sputnik) - Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng bộ quy tắc ứng xử nhằm giảm nguy cơ xung đột ở Biển Đông (SCS) và có kế... 31.05.2024, Sputnik Việt Nam
2024-05-31T13:49+0700
2024-05-31T13:49+0700
2024-05-31T13:50+0700
biển đông
asean
trung quốc
chính trị
đông nam á
thế giới
việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0b/0e/9728932_0:375:2973:2047_1920x0_80_0_0_f339e4fa6343854aa94a9833c30693c0.jpg
Theo tổng thư ký, tài liệu này được thiết kế để “giảm thiểu nguy cơ xung đột ở Biển Đông, nơi nhiều quốc gia có lợi ích chồng chéo”. Người đứng đầu hiệp hội cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải phản ánh lợi ích khác nhau của các bên trong văn bản cuối cùng. Ấn phẩm lưu ý bộ quy tắc ứng xử sẽ dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và các chuẩn mực quốc tế khác nhằm đạt được sự ổn định ở các vùng biển tranh chấp.Ấn phẩm lưu ý công việc bắt đầu từ năm 2018. Các bên dự kiến hoàn tất đàm phán vào năm 2021, nhưng đại dịch Covid-19 làm chậm lại việc đạt được thỏa thuận. Năm 2023, ASEAN do Indonesia làm chủ tịch tái khẳng định mong muốn của cả hai bên hoàn thành việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong vòng 3 năm. Theo đại diện Bộ Ngoại giao Indonesia, “dự kiến giai đoạn đàm phán mới sẽ cho phép hoàn thành việc phát triển bộ quy tắc”. Theo công bố, ngoại trưởng các nước ASEAN sẽ gặp nhau tại Lào vào tháng tới.Tranh chấp Biển ĐôngCăng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn.Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.
https://kevesko.vn/20240523/viet-nam-kien-quyet-phan-doi-trung-quoc-dua-nguoi-trai-phep-len-thuc-the-o-bien-dong-29940152.html
biển đông
trung quốc
đông nam á
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0b/0e/9728932_0:0:2729:2047_1920x0_80_0_0_06ce8aaa5310e281965868deb5505c55.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
asean, trung quốc, chính trị, đông nam á, thế giới, việt nam
asean, trung quốc, chính trị, đông nam á, thế giới, việt nam
ASEAN và Trung Quốc sẽ xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông vào năm 2025
13:49 31.05.2024 (Đã cập nhật: 13:50 31.05.2024) Moskva (Sputnik) - Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng bộ quy tắc ứng xử nhằm giảm nguy cơ xung đột ở Biển Đông (SCS) và có kế hoạch thông qua bộ quy tắc này vào năm 2025, theo Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn công bố.
Ông nói trong cuộc phỏng vấn với ấn phẩm Nikkei Asia của Nhật Bản: “ASEAN đang tương tác với giới lãnh đạo Trung Quốc […] và đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử mà chúng tôi dự kiến sẽ hoàn thành vào năm tới”.
Theo tổng thư ký, tài liệu này được thiết kế để “giảm thiểu nguy cơ xung đột ở Biển Đông, nơi nhiều quốc gia có lợi ích chồng chéo”. Người đứng đầu hiệp hội cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải phản ánh lợi ích khác nhau của các bên trong văn bản cuối cùng. Ấn phẩm lưu ý bộ quy tắc ứng xử sẽ dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và các chuẩn mực quốc tế khác nhằm đạt được sự ổn định ở các vùng biển tranh chấp.
Ấn phẩm lưu ý công việc bắt đầu từ năm 2018. Các bên dự kiến hoàn tất đàm phán vào năm 2021, nhưng đại dịch Covid-19 làm chậm lại việc đạt được thỏa thuận. Năm 2023, ASEAN do Indonesia làm chủ tịch tái khẳng định mong muốn của cả hai bên hoàn thành việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong vòng 3 năm. Theo đại diện Bộ Ngoại giao Indonesia, “dự kiến giai đoạn đàm phán mới sẽ cho phép hoàn thành việc phát triển bộ quy tắc”. Theo công bố, ngoại trưởng các nước ASEAN sẽ gặp nhau tại Lào vào tháng tới.
Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn.
Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế,
Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.