Bộ Công an phát hiện nhiều vụ buôn bán dữ liệu cá nhân ở Việt Nam

© Sputnik / Alexey Malgavko / Chuyển đến kho ảnhMàn hình máy tính xách tay.
Màn hình máy tính xách tay. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.06.2024
Đăng ký
Thời gian qua, Bộ Công an đã phát hiện hàng trăm cá nhân, doanh nghiệp có hành vi liên quan đến việc buôn bán dữ liệu cá nhân trong thời gian qua. Nhiều đối tượng vi phạm đã bị đấu tranh, xử lý.
Cục trưởng A05 nêu rõ, tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân ở Việt Nam đang diễn ra phổ biến, công khai, bao gồm cả dữ liệu thô và dữ liệu cá nhân đã qua xử lý. Việc buôn bán dữ liệu không chỉ giữa cá nhân với cá nhân, mà còn có cả sự tham gia của các doanh nghiệp, công ty, tổ chức.

Dữ liệu là tài nguyên được các đối tượng xấu nhắm đến

Sáng ngày 5/6, tại Hà Nội, Bộ Công an đã phối hợp với Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức Hội thảo “Xây dựng chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân”. Sự kiện có sự tham gia của nhiều diễn giả trong và ngoài nước.
Tại hội thảo, Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia cho biết, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển chưa từng có, dữ liệu đã trở thành nguồn tài nguyên mới, là nguồn lực, động lực phát triển mới của các quốc gia, của kỷ nguyên số.
Cùng với đó, dữ liệu cũng là đối tượng mà nhiều loại tội phạm hướng đến để thực hiện hành vi phạm tội, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, vi phạm pháp luật, xâm hại an ninh, trật tự.
Hacker. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2024
Báo chí Đài Loan cho biết về khả năng rò rỉ dữ liệu bí mật
Trên thực tế, trên toàn thế giới đã xảy ra nhiều vụ lộ, lọt dữ liệu quy mô lớn, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Số lượng phạm tội liên quan đến dữ liệu đang có xu hướng tăng lên.
Tại Việt Nam, việc xử lý số hóa đang được tiến hành và thúc đẩy trên mọi lĩnh vực nhằm thực hiện chủ trương phát triển kinh tế số, xã hội số, xây dựng Chính phủ điện tử theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

“Đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới, đứng đầu khu vực Đông Nam Á về số lượng tên miền quốc gia; ngành công nghiệp thông tin có thứ hạng cao trong khu vực và trên thế giới”, Báo CAND dẫn phát biểu của Thứ trưởng Lương Tam Quang.

Theo Thượng tướng Lương Tam Quang, Việt Nam hiện có gần 80 triệu người dùng internet, chiếm hơn 2/3 dân số, đứng thứ 7 thế giới, trở thành một trong những đất nước có tốc độ phát triển và ứng dụng internet cao nhất thế giới, đặt ra bài toán thời cơ và thách thức rõ ràng.
Dữ liệu cá nhân người sử dụng internet được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên không gian mạng thông qua nhiều hình thức, mức độ khác nhau.
Tòa án - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2024
Việt Nam điều tra vụ Phúc Sơn, Thuận An, thu nhiều vàng, sổ đỏ, đô la
Thứ trưởng Lương Tam Quang lưu ý, nhận thức về bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Nhiều thông tin cá nhân được đăng tải công khai, trở thành nguồn dữ liệu cho các chương trình thu thập thông tin tự động; tình trạng lộ, lọt, đánh cắp, buôn bán thông tin cá nhân trên không gian mạng...
“Hậu quả trước mắt có thể xảy ra đối với một số người, nhóm người, gây thiệt hại về tài chính, tinh thần nhưng về lâu dài, các hình thức phạm tội liên quan tới dữ liệu cá nhân có thể bùng phát trên diện rộng, gây hậu quả nghiêm trọng, khó lường”, tướng Lương Tam Quang khẳng định.

Mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan trên mạng

Tại hội thảo, Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội An ninh mạng quốc gia lưu ý, tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân ở Việt Nam đang diễn ra phổ biến, công khai, bao gồm cả dữ liệu thô và dữ liệu cá nhân đã qua xử lý.
Tuy nhiên, nhiều hành vi xâm phạm, mua bán dữ liệu cá nhân còn chưa được xử lý do thiếu quy định của pháp luật.
Có tình trạng doanh nghiệp, công ty kinh doanh dịch vụ thu thập dữ liệu cá nhân của khách hàng, cho phép đối tác thứ ba tiếp cận dữ liệu cá nhân của khách hàng nhưng không có yêu cầu, quy định chặt chẽ, để đối tác thứ ba tiếp tục chuyển giao, buôn bán cho các đối tác khác.
Tin tặc - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2024
Báo công an bị lừa 30 tỷ, lại bị bắt vì tham ô 30 tỷ
Các doanh nghiệp chủ động thu thập thông tin cá nhân của khách hàng, hình thành kho dữ liệu cá nhân, phân tích, xử lý các loại dữ liệu đó để tiến hành kinh doanh, buôn bán. Việc buôn bán dữ liệu cá nhân trở nên có hệ thống, có tổ chức, cam kết "bảo hành", thậm chí có thể cập nhật dữ liệu, trích xuất dữ liệu theo yêu cầu của người mua.
Nhiều dữ liệu bị rao bán công khai, với số lượng lớn trên không gian mạng trong thời gian dài. Việc mua bán được thực hiện thông qua các website, tài khoản, trang, nhóm trên mạng xã hội, diễn đàn tin tặc. Việc thanh toán được thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng, nhiều giao dịch còn ghi rõ nội dung mua bán dữ liệu.
Trung tướng Nguyễn Minh Chính đặc biệt lưu ý, việc mua bán dữ liệu cá nhân không chỉ diễn ra đơn lẻ, giữa cá nhân với cá nhân, mà còn có cả các công ty, tổ chức, doanh nghiệp.
Một số công ty mới thành lập đã đầu tư vận hành các hệ thống kỹ thuật chuyên thu thập trái phép dữ liệu cá nhân nhằm kinh doanh trục lợi; xây dựng các phần mềm chuyên thu thập thông tin cá nhân, cài ẩn trong các trang mạng để thu thập thông tin tự động, phân tích thành tệp dữ liệu cả nhân có giá trị; phát tán mã độc thu thập dữ liệu trên mạng (ở cả trên máy tính lẫn thiết bị di động); tấn công, xâm nhập hệ thống máy tính của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để chiếm đoạt dữ liệu cá nhân.
Thời gian qua, Bộ Công an đã phát hiện hàng trăm cá nhân, tổ chức có hành vi buôn bán dữ liệu cá nhân. Một số đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu quy mô lớn ở Việt Nam đã bị phát hiện, xử lý. Số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép được phát hiện đã lên tới hàng nghìn GB dữ liệu, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm.
“Trong năm 2023, hoạt động mua bán dữ liệu cá nhân, dữ liệu nhạy cảm tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Bộ Công an đã chủ động phát hiện, điều tra, xác minh 16 vụ việc lộ mất, rao bán thông tin, bí mật nhà nước và dữ liệu nội bộ trên không gian mạng”, ông Chính nhấn mạnh.
máy tính  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2024
Phần mềm quản lý tăng ni, phật tử, có cả “cúng dường online” đến tất cả các chùa
Cục trưởng A05 chỉ rõ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trên trên, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Về khách quan, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã đi kèm với nhiều phương thức thủ đoạn mới trong tấn công mạng, các lỗ hổng và thiếu hụt biện pháp phòng thủ mạng;
Trong đó, dữ liệu cá nhân trở thành nguồn nguyên liệu quý giá cho các hoạt động kinh tế, có giá trị lợi nhuận cao, hấp dẫn tin tặc và các đối tượng phạm tội đánh cắp, mua bán dữ liệu cá nhân.
Về chủ quan, nhận thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dân còn hạn chế, sẵn sàng cung cấp thông tin đời tư để đổi lấy sự tiện ích về công nghệ;
Việc chấp hành các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân còn hạn chế, việc xây dựng hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân, đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài, thông báo vi phạm về bảo vệ dữ liệu cá nhân còn nhiều lúng túng, chậm trễ;…
Từ đó, Trung tướng Nguyễn Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang trở nên cấp bách và hết sức cần thiết.
“Việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, nâng cao năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân cho các tổ chức, cá nhân trong nước tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực; đẩy mạnh sử dụng dữ liệu cá nhân đúng pháp luật phục vụ mục đích phát triển kinh tế, xã hội”, VOV dẫn lời Cục trưởng A05.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала