Bộ Công an: Trương Mỹ Lan hối cải

© Ảnh : TTXVN - Phan Thanh VũBị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa (ngày 13/3).
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa (ngày 13/3). - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.06.2024
Đăng ký
Cơ quan điều tra Bộ Công an nhận định, xuyên suốt từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2, Trương Mỹ Lan đã có chuyển biến về nhận thức và ý thức pháp luật, đã thừa nhận hành vi phạm tội, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có nhân thân tốt.
Kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ án tại Vạn Thịnh Phát và SCB, cơ quan điều tra đã đề nghị truy tố bà Trương Mỹ Lan ở cả 3 tội danh: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trương Mỹ Lan chủ mưu hành vi rửa tiền hơn 445.747 tỷ đồng

Theo báo CAND, liên quan đến vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Kết luận điều tra (giai đoạn 2) đề nghị truy tố đối 34 bị can về 3 tội danh, gồm: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.
Trong đó, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị đề nghị truy tố ở cả 3 tội danh nói trên. Cơ quan điều tra cáo buộc bị can Trương Mỹ Lan là chủ mưu hành vi rửa tiền với hơn 445.747 tỷ đồng.
Trong số tiền này, hơn 415.000 tỷ đồng có nguồn gốc từ hành vi tham ô tài sản tại Ngân hàng SCB, còn 30.081 tỷ đồng có được từ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua phát hành trái phiếu “ma”.
Xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan (ngày 11/4) - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2024
Bà Trương Mỹ Lan đã "tuồn" hơn 4,5 tỉ USD qua biên giới như thế nào?
Nguồn tiền phạm tội “Tham ô tài sản” tại Ngân hàng SCB và lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ phát hành trái phiếu được bà chủ Vạn Thịnh Phát chỉ đạo rút tiền mặt, chuyển vào tài khoản đứng tên cá nhân/ tổ chức, chuyển giữa các tài khoản, dùng thanh toán các khoản chi cho mục đích khác nhau.
Số tiền này được bà Lan dùng để trả gốc, lãi trái phiếu, trả nợ các khoản vay của SCB, chi phí lãi vay, chi phí hoạt động của ngân hàng; chi cho dự án đang triển khai dở dang, như Dự án Mũi Đèn Đỏ…
Ngoài ra, số tiền nói trên còn được sử dụng để trả khoản vay của các ngân hàng khác, chuyển ra nước ngoài, chuyển khoản thanh toán các khoản chi cá nhân của bà Trương Mỹ Lan và Chu Lập Cơ (chồng bà Lan)…
“Trương Mỹ Lan khai rằng tiền nhận từ nước ngoài chuyển về Việt Nam là tiền vay, còn tiền chuyển ra nước ngoài là tiền trả nợ”, báo CAND dẫn kết luận điều tra cho biết.
Để chuyển tiền ra nước ngoài hoặc nhận tiền về Việt Nam, bà Lan yêu cầu những người tin cậy và lãnh đạo SCB lập các hợp đồng “khống” mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, vay nợ giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức nước ngoài.
Bằng các hợp đồng “khống” này, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, còn tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa ngày 12/3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2024
Quốc Cường Gia Lai không đồng ý trả hơn 2.800 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan hối cải

Cơ quan điều tra xác định, bị can Trương Mỹ Lan là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo các bị can khác ở Vạn Thịnh Phát và SCB vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới tổng cộng 4,5 tỷ USD.
Cụ thể, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã dùng nhiều hợp đồng khống, chuyển ra nước ngoài hơn 1,5 tỷ USD. Ngược lại, hơn 3 tỷ USD cũng được chuyển ngược về Việt Nam một cách trái pháp luật.
Đáng chú ý, trong kết luận điều tra, cơ quan điều tra nhận thấy, xuyên suốt vụ án từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2, bị can Trương Mỹ Lan đã có sự chuyển biến về nhận thức và ý thức pháp luật, đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có nhân thân tốt.
Do đó, cơ quan điều tra đề nghị toà xem xét cho bị can khi lượng hình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала