Các nhà khoa học phát hiện tín hiệu lặp lại kỳ lạ từ không gian

© Depositphotos.com / WelcomiaVũ trụ
Vũ trụ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2024
Đăng ký
Các nhà khoa học ở Úc phát hiện ra một tín hiệu kỳ lạ lặp lại từ không gian được cho là đến từ một ngôi sao neutron bất thường, nhưng không thể loại trừ những khả năng khác. Đây là thông tin của các nhà nghiên cứu Manisha Caleb và Emil Lenc đưa ra trong một bài báo trên tờ The Conversation.
“Gần đây chúng tôi đã phát hiện ra một dải sóng vô tuyến không giống bất kỳ thứ gì mà các nhà thiên văn từng thấy trước đây. Nó không chỉ có chu kỳ kéo dài gần một giờ (dài nhất trong số từng ghi nhận), mà qua một số quan sát chúng tôi thấy nó đôi khi phát ra những tia sóng dài và sáng, đôi khi là những xung nhanh và yếu, có những lúc lại không có gì phát ra cả", - các nhà nghiên cứu viết.
Cần lưu ý rằng tín hiệu được ghi lại bằng kính viễn vọng ở bang Tây Úc của nước này.
Theo các nhà khoa học, trong giới thiên văn học biết rằng những tín hiệu tương tự có thể đến từ các sao neutron, nhưng người ta cho rằng chu kỳ của chúng không thể dài đến vậy. Các nhà khoa học nói thêm rằng mặc dù sao neutron vẫn là nghi phạm chính nhưng nguồn tín hiệu cũng có thể là của một ngôi sao lùn trắng.
Kết quả nghiên cứu đầy đủ được công bố trên tạp chí Nature Astronomy.
Trình bày nghệ thuật của hành tinh Proxima B - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2021
Cuộc gọi từ người ngoài hành tinh? - Các nhà khoa học hy vọng tín hiệu bất ngờ từ Proxima Centauri sẽ lặp lại
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала