https://kevesko.vn/20240614/eu-tang-cuong-kiem-soat-nong-san-tu-viet-nam-30303475.html
EU tăng cường kiểm soát nông sản từ Việt Nam
EU tăng cường kiểm soát nông sản từ Việt Nam
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo thông báo mới nhất từ Bộ Công Thương, Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định đưa mì ăn liền của Việt Nam ra khỏi danh sách kiểm soát an toàn... 14.06.2024, Sputnik Việt Nam
2024-06-14T15:58+0700
2024-06-14T15:58+0700
2024-06-14T16:01+0700
việt nam
thông tin
bộ công thương
nông nghiệp
nông sản
thực phẩm
eu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/500/43/5004363_0:180:1920:1260_1920x0_80_0_0_59f94690bfadfc650917d1d629b896cc.jpg
Quyết định này là sự ghi nhận của EU đối với khả năng kiểm soát an toàn thực phẩm trong ngành công nghiệp mì ăn liền của Việt Nam, sau khi vụ việc được xử lý rất nhanh.Trước đó, vào tháng 1/2022, EU đã đưa các loại bún, miến, mì ăn liền của Việt Nam vào danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm. Đến tháng 7/2022, Việt Nam thuyết phục thành công để EU đưa bún, miến làm từ gạo ra khỏi danh sách này.Sau đó, mì ăn liền của Việt Nam chỉ còn bị kiểm soát tại phụ lục 1 với tần suất 20%. Và gần đây nhất vào ngày 12/6, EU quyết định hoàn toàn dỡ bỏ kiểm soát với mì ăn liền của Việt Nam.Tuy nhiên, một số sản phẩm nông sản khác của Việt Nam vẫn bị EU tăng cường kiểm soát và siết chặt điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm như ớt, thanh long và đậu bắp.Cụ thể, thanh long bị tăng tần suất kiểm tra từ 20% lên 30%, các lô hàng phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.Đối với ớt, tần suất kiểm tra tăng từ 20% lên 50%; đậu bắp giữ nguyên tần suất kiểm tra 50%. Các lô hàng ớt, đậu bắp cũng phải đáp ứng điều kiện về giấy chứng nhận và kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Sầu riêng vẫn giữ tần suất kiểm tra 10%.Sau thông tin từ EC, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao quản lý chất lượng sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu của EU, nhằm đảm bảo xuất khẩu ổn định vào thị trường này.
https://kevesko.vn/20230325/viet-nam-co-thanh-cong-buoc-dau-eu-se-noi-long-kiem-soat-mi-an-lien--22021036.html
https://kevesko.vn/20231030/thao-go-the-vang-can-co-bien-phap-manh-dong-bo-26166039.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/500/43/5004363_0:0:1920:1440_1920x0_80_0_0_fa6ed0b3b3df24238a2a20d11d7f7351.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, bộ công thương, nông nghiệp, nông sản, thực phẩm, eu
việt nam, thông tin, bộ công thương, nông nghiệp, nông sản, thực phẩm, eu
EU tăng cường kiểm soát nông sản từ Việt Nam
15:58 14.06.2024 (Đã cập nhật: 16:01 14.06.2024) HÀ NỘI (Sputnik) - Theo thông báo mới nhất từ Bộ Công Thương, Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định đưa mì ăn liền của Việt Nam ra khỏi danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm tại thị trường Liên minh châu Âu (EU).
Quyết định này là sự ghi nhận của
EU đối với khả năng kiểm soát an toàn thực phẩm trong ngành công nghiệp mì ăn liền của Việt Nam, sau khi vụ việc được xử lý rất nhanh.
Trước đó, vào tháng 1/2022, EU đã đưa các loại bún, miến, mì ăn liền của Việt Nam vào danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm. Đến tháng 7/2022, Việt Nam thuyết phục thành công để EU đưa bún, miến làm từ gạo ra khỏi danh sách này.
Sau đó, mì ăn liền của Việt Nam chỉ còn bị kiểm soát tại phụ lục 1 với tần suất 20%. Và gần đây nhất vào ngày 12/6, EU quyết định hoàn toàn dỡ bỏ kiểm soát với mì ăn liền của Việt Nam.
Tuy nhiên, một số sản phẩm
nông sản khác của Việt Nam vẫn bị EU tăng cường kiểm soát và siết chặt điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm như ớt, thanh long và đậu bắp.
Cụ thể, thanh long bị tăng tần suất kiểm tra từ 20% lên 30%, các lô hàng phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
30 Tháng Mười 2023, 15:01
Đối với ớt, tần suất kiểm tra tăng từ 20% lên 50%; đậu bắp giữ nguyên tần suất kiểm tra 50%. Các lô hàng ớt, đậu bắp cũng phải đáp ứng điều kiện về giấy chứng nhận và kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Sầu riêng vẫn giữ tần suất kiểm tra 10%.
Sau thông tin từ EC,
Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao quản lý chất lượng sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu của EU, nhằm đảm bảo xuất khẩu ổn định vào thị trường này.