Sự cầu thị từ Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước
Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2024
Đăng ký
Làm việc với các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập đến việc xem xét thí điểm thuê các giám đốc điều hành (CEO) của nước ngoài, nhân sự lãnh đạo không phải là đảng viên.
Thủ tướng cũng kỳ vọng, mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex. Ông nhấn mạnh, Chính phủ luôn cầu thị, lắng nghe, không bỏ qua ý kiến nào của doanh nghiệp, dù doanh nghiệp trong nước hay ngoài nước, doanh nghiệp lớn hay nhỏ.

Các “đầu tàu” kinh tế gặt hái thành công lớn

Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Chính phủ, chiều 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước.
Phát biểu tại đây, người đứng đầu Chính phủ trước hết đã chuyển lời chào thân ái, lời thăm hỏi ân cần của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới các doanh nghiệp quốc doanh.
Thủ tướng cho biết, Tổng Bí thư mong các doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, gặt hái thành công lớn hơn nữa, thực hiện tốt trọng trách với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Thủ tướng cũng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chú trọng phát triển khu vực này.
Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2023, tổng doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam đạt hơn 1,652 triệu tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch; lợi nhuận hơn 125.000 tỷ đồng.
19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Viettel có doanh thu đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, chiếm 79% tổng doanh thu.
Tổng số tiền thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước của khu vực này là hơn 166.000 tỷ đồng, đạt 108% so với kế hoạch phê duyệt.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Tiền Giang.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện thăm hỏi tới Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Thống kê trong 5 tháng đầu năm 2024, doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ước đạt hơn 823.000 tỷ đồng, bằng 112% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận trước thuế ước đạt hơn 28.000 tỷ đồng, bằng 133% so với cùng kỳ; giá trị nộp ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 70.000 tỷ đồng.
Ở điểm “chưa đạt”, báo cáo cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp vẫn còn thua lỗ.
Kết quả giải ngân vốn đầu tư của nhiều doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn chưa đạt kế hoạch; tỷ trọng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, tạo động lực, nhất là trong các lĩnh vực mới như sản xuất năng lượng sạch, sản xuất chip, vi mạch, bán dẫn, hydrogen... chưa được xem xét, ưu tiên.
Thêm nữa, năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số còn hạn chế; công tác đổi mới quản trị doanh nghiệp còn chậm…
Tại hội nghị, nêu bật một số kết quả đáng chú ý khác, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, một số dự án lớn trọng điểm, quan trọng quốc gia đạt giá trị thực hiện cao, nhất là trong lĩnh vực năng lượng như nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4, Quảng Trạch 1, mở rộng thủy điện Hòa Bình, Yaly, đường dây 500 kV, chuỗi dự án điện khí lô B.
Ngoài ra, các dự án giao thông (mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cảng hàng không Long Thành, các bến container số 3, 4 tại cảng Lạch Huyện), tái cơ cấu dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn) đạt kết quả tích cực.

Mỗi bộ ngành có một Viettel, mỗi tỉnh/thành có một Becamex

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ, năm 2024 là năm có ý nghĩa tăng tốc hết sức quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
“Thời gian từ nay đến lúc đó không còn nhiều, do đó chúng ta phải phát huy những thành tựu đã đạt được trong hơn 3 năm qua, khắc phục bằng được những hạn chế, yếu kém, bất cập do chủ quan và khách quan”, - Thủ tướng nói.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty xác định rõ vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng, ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn.
Nhắc về tinh thần yêu nước, về sứ mệnh cao cả của các doanh nghiệp nhà nước, người đứng đầu Chính phủ đã đề nghị cần ưu tiên hình thành, phát triển lực lượng “doanh nghiệp dân tộc”, doanh nghiệp quy mô lớn nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng có lợi thế cạnh tranh, khả năng dẫn dắt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thủ tướng yêu cầu tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùngvà thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, sản xuất chip bán dẫn, hydorgen, phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Thủ tướng dự hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Vĩnh Long - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính về Vĩnh Long
Ông trăn trở, nếu doanh nghiệp nhà nước không làm trụ cột, đi đầu mở đường trong đầu tư phát triển, tạo động lực, dẫn dắt thì thành phần kinh tế nào làm được? Từ đó, Thủ tướng đặt vấn đề, thêm rằng mô hình "mỗi bộ ngành có một Viettel, mỗi tỉnh thành có một Becamex" cần được nhân rộng.
“Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần có những doanh nghiệp trong nước đủ lớn, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế, có thương hiệu. đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, - Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng, các doanh nghiệp phải tiếp tục cơ cấu lại, xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài, đẩy tiến độ đầu tư, hoàn thành các dự án dở dang, chậm tiến độ nhiều năm, xây dựng kế hoạch, lộ trình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển chi tiết.
“Các tập đoàn, tổng công ty tăng tích luỹ, trở thành đầu tàu lớn ngang tầm khu vực và thế giới, khẳng định uy tín, thương hiệu doanh nghiệp quốc gia trên trường quốc tế”, - theo người đứng đầu Chính phủ.

Xem xét thí điểm thuê CEO nước ngoài

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước đổi mới, tối ưu các sản xuất, hợp tác, công nghệ, quản trị, nhân sự.
Đổi mới công tác cán bộ, nguồn nhân lực, theo Thủ tướng, là "then chốt của then chốt".
Thủ tướng hiểu thực tế, hiện chế độ đãi ngộ, xử lý trách nhiệm tại các doanh nghiệp nhà nước còn mang tính hành chính, chưa tạo động lực gắn với trách nhiệm theo cơ chế thị trường. Phần lớn doanh nghiệp do địa phương quản lý năng lực còn hạn chế, hiệu quả kinh doanh thấp.
Do đó, lãnh đạo Chính phủ đề nghị các doanh nghiệp này tính phương án tuyển dụng, thuê nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đổi mới công tác cán bộ.
Theo đó, các doanh nghiệp có thể xem xét thí điểm thuê các giám đốc điều hành (CEO) của nước ngoài, nhân sự lãnh đạo không phải là đảng viên. Cùng đó, cơ chế, chính sách đãi ngộ, tiền lương cũng cần được xây dựng phù hợp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2024.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2024
Việt Nam tính huy động thêm khoảng 100.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho một số doanh nghiệp. Trong đó, lĩnh vực năng lượng (điện, xăng dầu, than) phải đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt bảo đảm cung ứng điện trong mọi hoàn cảnh.
Lĩnh vực lương thực, thực phẩm triển khai Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Các tập đoàn, tổng công ty công ích tiếp tục nghiên cứu miễn giảm phí, lệ phí, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đặc biệt với nước, cước viễn thông, chi phí logistics, cất hạ cánh.
Doanh nghiệp nhà nước xây dựng, phát triển hạ tầng, nhà ở đô thị tập trung phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, riêng năm nay hoàn thành đầu tư 130.000 căn. Các ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng đề nghị các bộ ngành, địa phương đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, giảm thủ tục hành chính, có cơ chế, chính sách, ưu đãi để phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thẳng thắn: “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn cầu thị, lắng nghe, không bỏ qua ý kiến nào của doanh nghiệp, dù doanh nghiệp trong nước hay ngoài nước, doanh nghiệp lớn hay nhỏ”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала