https://kevesko.vn/20240617/nga-da-vuot-my-ve-cung-cap-khi-dot-cho-chau-au-30331025.html
Nga đã vượt Mỹ về cung cấp khí đốt cho châu Âu
Nga đã vượt Mỹ về cung cấp khí đốt cho châu Âu
Sputnik Việt Nam
Moskva đã vượt qua Washington trong việc cung cấp khí đốt cho châu Âu, bất chấp nỗ lực của các nước trong khu vực nhằm từ bỏ nguồn nhiên liệu xanh của Nga, tờ... 17.06.2024, Sputnik Việt Nam
2024-06-17T05:54+0700
2024-06-17T05:54+0700
2024-06-17T05:54+0700
eu
nga
hoa kỳ
thế giới
khí đốt
châu âu
kinh doanh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/386/53/3865335_0:184:2984:1863_1920x0_80_0_0_0071f77075339e7ace617a0407610c4c.jpg
Theo ICIS, vào tháng trước nguồn cung cấp khí đốt và LNG từ Nga chiếm 15% tổng lượng nhập khẩu từ EU, Anh, Thụy Sĩ, Serbia, Bosnia và Herzegovina và Bắc Macedonia. Trong khi đó, tỷ trọng của Mỹ trong lượng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của các nước này là 14%, đây là con số thấp nhất kể từ tháng 8/2022.Cần lưu ý rằng tình hình hiện tại có liên quan đến “yếu tố tình thế”, chẳng hạn như việc cắt nguồn cung từ một cơ sở xuất khẩu LNG lớn ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên theo công ty phân tích, tình trạng này chí ít “sẽ không kéo dài” vì Moskva ngay từ mùa hè này đã có thể cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng đến châu Á qua Tuyến đường biển phía Bắc.Vào tháng 3/2022 Liên minh Châu Âu đã phát triển kế hoạch RePowerEU, bao gồm các biện pháp giảm dần việc nhập khẩu nhiên liệu từ Nga, cải thiện độ tin cậy của nguồn cung cấp năng lượng và hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh.Vào tháng 5 năm nay, người đứng đầu Bộ Năng lượng Bỉ bà Tinne Van der Straeten, tuyên bố rằng các nước EU đã bắt đầu thảo luận về việc từ bỏ hoàn toàn nguồn cung cấp năng lượng từ Nga cho thị trường châu Âu và những trở ngại ngăn cản điều này. Đồng thời theo các phương tiện truyền thông, Hungary phản đối việc đưa ra các hạn chế mới đối với việc nhập khẩu nhiên liệu, bao gồm cả đề xuất đưa LNG vài gói trừng phạt thứ 14 theo kế hoạch. Được biết, Budapest cam đoan sẽ ngăn chặn mọi quyết định có thể dẫn đến việc giá năng lượng ở châu Âu tăng lên.Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng phương Tây đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi từ chối mua nguồn năng lượng hydrocacbon của nước này, từ đó bị rơi vào tình trạng phụ thuộc mới: giờ đây các nước nói trên phải mua dầu mỏ và khí đốt của Nga thông qua trung gian với mức giá cao hơn.
https://kevesko.vn/20240212/da-giup-nga-cong-hoa-sec-hoang-loan-vi-quyet-dinh-cua-my-28121785.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/386/53/3865335_128:0:2857:2047_1920x0_80_0_0_1a38f9ec8a024df6f6af7f66c1c4931f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
eu, nga, hoa kỳ, thế giới, khí đốt, châu âu, kinh doanh
eu, nga, hoa kỳ, thế giới, khí đốt, châu âu, kinh doanh
Nga đã vượt Mỹ về cung cấp khí đốt cho châu Âu
Moskva đã vượt qua Washington trong việc cung cấp khí đốt cho châu Âu, bất chấp nỗ lực của các nước trong khu vực nhằm từ bỏ nguồn nhiên liệu xanh của Nga, tờ Financial Times trích dẫn dữ liệu từ công ty phân tích ICIS cho biết.
"Trong tháng 5, khối lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga sang châu Âu đã vượt qua nguồn cung cấp của Mỹ trong gần hai năm nay, bất chấp nỗ lực của khu vực nhằm loại bỏ nguồn nhiên liệu hóa thạch của Nga. <...> Mặc dù động thái đảo ngược này xảy ra là do tác động của những hoàn cảnh đặc biệt, nhưng nó đã khắc họa được khó khăn phức tạp trong việc tiếp tục giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga, vì một số nước Đông Âu vẫn phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ quốc gia láng giềng của họ”, - ấn phẩm cho biết.
Theo ICIS, vào tháng trước nguồn
cung cấp khí đốt và LNG từ Nga chiếm 15% tổng lượng nhập khẩu từ EU, Anh, Thụy Sĩ, Serbia, Bosnia và Herzegovina và Bắc Macedonia. Trong khi đó, tỷ trọng của Mỹ trong lượng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của các nước này là 14%, đây là con số thấp nhất kể từ tháng 8/2022.
Cần lưu ý rằng tình hình hiện tại có liên quan đến “yếu tố tình thế”, chẳng hạn như việc cắt nguồn cung từ một cơ sở xuất khẩu LNG lớn ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên theo công ty phân tích, tình trạng này chí ít “sẽ không kéo dài” vì Moskva ngay từ mùa hè này đã có thể cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng đến châu Á qua Tuyến đường biển phía Bắc.
Vào tháng 3/2022 Liên minh Châu Âu đã phát triển kế hoạch RePowerEU, bao gồm các biện pháp giảm dần việc nhập khẩu nhiên liệu từ Nga, cải thiện độ tin cậy của nguồn cung cấp năng lượng và hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh.
Vào tháng 5 năm nay, người đứng đầu Bộ Năng lượng Bỉ bà Tinne Van der Straeten, tuyên bố rằng
các nước EU đã bắt đầu thảo luận về việc từ bỏ hoàn toàn nguồn cung cấp năng lượng từ Nga cho thị trường châu Âu và những trở ngại ngăn cản điều này. Đồng thời theo các phương tiện truyền thông, Hungary phản đối việc đưa ra các hạn chế mới đối với việc nhập khẩu nhiên liệu, bao gồm cả đề xuất đưa LNG vài gói trừng phạt thứ 14 theo kế hoạch. Được biết, Budapest cam đoan sẽ ngăn chặn mọi quyết định có thể dẫn đến việc giá năng lượng ở châu Âu tăng lên.
Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng phương Tây đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi từ chối mua nguồn năng lượng hydrocacbon của nước này, từ đó bị rơi vào tình trạng phụ thuộc mới: giờ đây các nước nói trên phải mua dầu mỏ và khí đốt của Nga thông qua trung gian với mức giá cao hơn.