Đề xuất cấm bán thuốc trên mạng xã hội

© Fotolia / MrallenThuốc
Thuốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2024
Đăng ký
Về dự án luật Dược (sửa đổi), Chính phủ đề xuất cấm bán thuốc trên mạng xã hội.
Thẩm tra, Uỷ ban Xã hội đề nghị quy định rõ trách nhiệm của người phụ trách chuyên môn đối với việc bán thuốc trên môi trường điện tử và trách nhiệm các bên liên quan khi xảy ra sự cố.

Chính phủ đề xuất cấm bán thuốc trên mạng xã hội

Chiều nay, tiếp tục chương trình kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận tại tổ về dự án luật Dược (sửa đổi). Luật này do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo.
Trình bày tờ trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Luật Dược 2016 đã điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến chính sách của Nhà nước về dược nhưng sau 7 năm triển khai, hệ thống pháp luật về dược đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập.
Với một số loại hình kinh doanh mới phát sinh trong thực tiễn, Chính phủ nêu thực tế trong bối cảnh đổi mới liên tục của công nghệ và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc mua sắm qua Internet, các giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến và trở thành sự lựa chọn của nhiều người dân.
Mặt khác, thực tiễn đã xuất hiện loại hình tổ chức kinh doanh chuỗi nhà thuốc, nhưng các nội dung này chưa được Luật Dược 2016 điều chỉnh.
Thuốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2022
Việt Nam quản lý triệt để việc mua bán thuốc
Điểm mới của dự thảo luật là cho phép loại hình kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử.
Theo quy định tại dự thảo luật Dược (sửa đổi), cơ sở kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử có các trách nhiệm tuân thủ theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về quảng cáo và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng. Đặc biệt, phải bảo đảm bảo mật thông tin của người mua theo quy định của pháp luật về an ninh mạng.
Đặc biệt, với dự thảo này, Chính phủ muốn nghiêm cấm hình thức kinh doanh thuốc trên mạng xã hội và các hình thức kinh doanh điện tử khác ngoài các hình thức quy định tại luật này.
“Không được kinh doanh dược trên mạng xã hội và các hình thức kinh doanh điện tử khác”, - dự thảo nêu rõ.
Thẩm tra về nội dung trên, Ủy ban Xã hội của Quốc hội ủng hộ việc luật hóa quy định kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử là cần thiết, nhằm điều chỉnh vấn đề đã phát sinh trong thực tiễn và còn khoảng trống pháp lý.
Tuy nhiên, Ủy ban Xã hội cho rằng dự thảo luật cần quy định cụ thể hơn nữa về các loại thuốc, nhất là các thuốc được phép bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử, các phương tiện kinh doanh thương mại điện tử, đối tượng được tham gia mua, bán, cách thức tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc (đặc biệt là trách nhiệm của người phụ trách chuyên môn đối với việc bán thuốc trên môi trường điện tử).
Molnupiravir - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2022
Đại dịch COVID-19
Thuốc Molnupiravir được bán mất kiểm soát, Bộ Y tế khẩn trương vào cuộc
Cơ quan thẩm tra dẫn chứng các cơ sở kinh doanh thuốc cố định, có thời gian hoạt động, người phụ trách chuyên môn phải có mặt trong toàn bộ thời gian cửa hàng hoạt động.
Vậy, với các sàn giao dịch điện tử, ứng dụng thương mại điện tử, thời gian hoạt động 24/24 giờ, 7/7 ngày thì yêu cầu người phụ trách chuyên môn có mặt ra sao…

Thuốc ảnh hưởng đến sinh mạng, cần làm rõ trách nhiệm

Ngoài ra, trách nhiệm các bên liên quan khi xảy ra sự cố cũng phải được làm rõ.
Điều kiện để cho phép tổ chức sàn giao dịch điện tử đối với dược phẩm cũng cần được nêu cụ thể.
Ủy ban Xã hội lưu ý, hoạt động bán lẻ thường có sự hiểu biết khác nhau về thuốc giữa người bán và người mua, thậm chí là giữa người bán thuốc và người kê đơn thuốc. Do đó cần có quy định đặc thù để điều chỉnh, quản lý nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân.
Một số ý kiến đề nghị dự thảo luật chỉ nên tập trung quy định hoạt động bán lẻ thuốc theo phương thức thương mại điện tử để bảo vệ người tiêu dùng.
Y học - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2024
Nghiền thuốc ho uống với nước ngọt, 3 thanh niên co giật rồi lần lượt tử vong
Ủy ban Xã hội cho biết, liên quan đến các thuốc được bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử, hiện còn 2 loại ý kiến khác nhau.
Loại ý kiến thứ nhất là đề nghị quy định cụ thể ngay tại dự thảo luật điều kiện đối với thuốc được bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử, theo hướng chỉ áp dụng đối với thuốc không kê đơn, thuốc không thuộc trường hợp hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc.
Loại ý kiến thứ hai là thống nhất với ý kiến của Chính phủ không quy định cụ thể các loại thuốc mà giao Bộ trưởng Bộ Y tế quy định để bảo đảm tính linh hoạt, đáp ứng yêu cầu tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Đa số ý kiến Ủy ban Xã hội thống nhất loại ý kiến thứ nhất bởi thuốc là mặt hàng đặc thù, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe của người dân; đồng thời đề nghị Chính phủ bổ sung thông tin kinh nghiệm quốc tế trong quản lý hoạt động này.
Ủy ban Xã hội còn đề nghị nghiên cứu để có công cụ kiểm soát hiệu quả, bảo đảm việc mua, bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử an toàn cho người sử dụng.
Việc mua, bán phải được thực hiện đúng đối tượng, đúng mục đích, giá cả hợp lý và bảo mật thông tin người mua hàng; áp dụng biện pháp liên thông dữ liệu với cơ quan quản lý nhà nước để quản lý, thực hiện có hiệu quả việc bán thuốc và bán thuốc theo đơn.
Vaccine. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2023
Việt Nam thử nghiệm thuốc điều trị ung thư mới
Ủy ban Xã hội Quốc hội cũng đề nghị nghiên cứu chế tài xử lý nghiêm các hình thức quảng cáo thuốc sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng hoặc sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh.
Các đại biểu cũng lưu ý cần bổ sung trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về quảng cáo thuốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала