Lỗ hổng thương mại điện tử: Phải dùng công nghệ để quản lý

© AP Photo / Ng Han GuanNhân viên dịch vụ giao hàng cho đại gia thương mại điện tử Trung Quốc JD.com sắp xếp bưu kiện tại trung tâm phân phối ở Bắc Kinh
Nhân viên dịch vụ giao hàng cho đại gia thương mại điện tử Trung Quốc JD.com sắp xếp bưu kiện tại trung tâm phân phối ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sự tăng trưởng nhanh chóng, bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đặt ra thách thức cho cơ quan quản lý, để đuổi kịp tốc độ phát triển của hoạt động này. Ông Nguyễn Bình Minh, đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, giải pháp ứng dụng công nghệ để quản lý TMĐT là định hướng quan trọng nhất.
Theo mục của Chính phủ Việt Nam, nền kinh tế số Việt Nam đặt mục tiêu vào năm 2025 sẽ đóng góp 20 % GDP quốc gia. Trong đó, TMĐT được đánh giá là một trong những trụ cột quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam phát triển lớn mạnh. Bình quân mỗi năm, hoạt động TMĐT tại Việt Nam tăng 20-25%, thuộc nhóm 5 nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng.
Bên cạnh những hiệu quả mang lại, TMĐT đặt ra không ít thách thức, khó khăn và rủi ro cho nền kinh tế, cho người tiêu dùng. Trách nhiệm, tất nhiên nằm ở khâu quản lý.
Trong phiên chất vấn Quốc hội đầu tháng 6, bản thân Bộ trưởng Bộ Công thương đã thừa nhận, quản lý livestream bán hàng trên thương mại điện tử là chuyện không dễ dàng. Việc quản lý này muốn hiệu quả phải có sự tham gia của nhiều bộ, ngành liên quan.
Mua hàng online trên mạng - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2023
"Choáng" với tốc độ "chốt đơn" của người Việt trên các sàn thương mại điện tử
Chính việc nở rộ kinh doanh online, tốc độ phát triển của livestream bán hàng cũng khiến việc quản lý hàng giả, nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mạng xã hội... trở nên khó khăn.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Bình Minh - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam chia sẻ quan điểm với Sputnik rằng, bên cạnh những sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, TMĐT cũng là một lĩnh vực mới có năng lực tiến hóa số liên tục. Điều này đòi hỏi sự đầu tư và nâng cấp về công nghệ cho các cơ quan quản lý cũng như phải liên tục hoàn thiện hành lang pháp lý.

“Việc định danh người bán trong TMĐT nhất là trên các mạng xã hội còn gặp một số khó khăn dẫn đến tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn diễn ra. Việc người tiêu dùng thường xuyên tiếp xúc với các thông tin thổi phồng, sai sự thật dẫn đến nhiều vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Do năng lực số và nguồn lực số của khâu quản lý không kịp tăng trưởng kịp với tốc độ phát triển TMĐT. Sự tăng trưởng nhanh số lượng người bán và người dùng mới trong TMĐT mà ít được đào tạo về nhận thức và đạo đức kinh doanh và nguy cơ chế tài của pháp luật. Việc xử lý còn chậm thiếu sự cảnh báo trước làm cho lượng vi phạm tăng thêm về số lượng”, đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam nói.

Năm 2023, 6.254 gian hàng với 23.359 sản phẩm vi phạm đã được cơ quan quản lý ngăn chặn và gỡ bỏ hoặc khóa. Lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 834 vụ, xử lý 764 vụ, phạt tiền 12 tỷ đồng.
Mua sắm trực tuyến trên nền tảng thương mại Shopee - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2024
Bán hàng online thu 36 tỷ đồng nhưng “quên” nộp thuế
Tuy nhiên, cách giải quyết này được cho là chỉ giải quyết phần ngọn, không phải gốc rễ vấn đề. Vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế và thách thức lớn nên tới đây sẽ tiếp tục có giải pháp để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng.
“Cần có quy định về tiêu chuẩn và chứng thực về nghề livestream và hành nghề livestream định danh người bán hay người livestream để có thể quy kết trách nhiệm và vô hiệu hóa những người vi phạm nghiêm trọng. Các công nghệ mới rà soát mới cần được ứng dụng để sớm phát hiện sai phạm và ngăn ngừa từ sớm. Các nền tảng số lớn và rất lớn cần phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý, chia sẻ dữ liệu để đảm bảo việc định danh và kiểm soát người bán. Tuyên truyền, đào tạo người tiêu dùng số có kiến thức để tham gia các giao dịch an toàn và có trách nhiệm”, ông Nguyễn Bình Minh chỉ ra.
Thực tế, hiện nay có một lượng lớn đơn hàng của người bán hàng nước ngoài, xuất khẩu qua biên giới vào Việt Nam. Nhưng chưa có chế tài xử lý với người bán hay sàn TMĐT khi xảy ra tình trạng hàng giả, nhái.
Hình minh họa tính năng Nhấn để thanh toán (Tap to Pay) trên điện thoại thông minh Apple - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2024
Tổng cục Thuế quyết liệt quản lý thuế thương mại điện tử, hóa đơn điện tử
Sự tăng trưởng nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức mới đặt ra thách thức với cơ quan thuế để đuổi kịp tốc độ phát triển của hoạt động này. Trong trường hợp này, ông Nguyễn Bình Minh cho rằng, giải pháp ứng dụng công nghệ để quản lý TMĐT là định hướng quan trọng nhất.
“Có thể sử dụng truy xuất nguồn gốc các sản phẩm dịch vụ để truy vết và truy cứu trách nhiệm các bên tham gia giao dịch TMĐT cũng như bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng. Các công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), Internet vạn vật (IoT) có khả năng hỗ trợ việc quản lý, giám sát trong phát hiện sớm các sai phạm trên môi trường Internet giúp cảnh báo hoặc ngăn ngừa các giao dịch vi phạm. Hỗ trợ đắc lực việc hậu kiểm khi có nghi vấn”.
Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ để quản lý, đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cũng cho rằng, cơ quan Thuế cần liên tục nâng cấp về công nghệ và quy trình cho phù hợp với các mức độ tiến hóa số của TMĐT.
“Với việc định danh điện tử và định danh khách hàng điện tử (eKYC) đang ngày càng phổ biến rộng rãi thì việc khai thác hiệu quả và an toàn tài nguyên dữ liệu sẽ hỗ trợ rất hiệu quả cho các hoạt động quản lý thuế. Ngoài ra, cũng cần ứng rộng các công cụ truyền thông trực tuyến và đào tạo số trong việc hướng dẫn người dân và doanh nghiệp hiểu biết sâu về các quy định pháp luật có liên quan đến giao dịch điện tử cũng cần được đầu tư để phát huy hiệu lực và thực sự đi vào hoạt động kinh tế số”, ông Minh nêu hướng giải pháp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала