Những điểm đặc biệt trong bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam tại WEF Đại Liên 2024
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF
© Ảnh : Dương Giang-TTXVN
Đăng ký
Chỉ có “cách tiếp cận toàn cầu” mới có thể mở ra “những chân trời tăng trưởng mới”; “Phân cực trong toàn cầu hóa” mở ra cơ hội để hợp tác và phát triển; “Ba cùng” với người dân (cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng): Đó là 3 luận điểm đáng chú ý nhất trong bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam tại WEF Đại Liên 2024.
Như Sputnik đã đưa tin, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính dự Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) các nhà tiên phong lần thứ 15, tại Đại Liên (Trung Quốc). Hội nghị WEF Đại Liên 2024 diễn ra từ ngày 25-27/6 với chủ đề “Những chân trời tăng trưởng mới”. Về quy mô, nó lớn thứ hai sau WEF tại Davos với sự tham gia của 1.600 đại biểu, được tổ chức với tinh thần là nơi hội tụ, kiến tạo những ý tưởng mới, các lĩnh vực mới, mô hình tiên phong, sáng tạo sẽ định hình các ngành kinh tế trong tương lai.
Thủ tướng Việt Nam đã có bài phát biểu tại phiên toàn thể của hội nghị.
Khách mời thảo luận về bài phát biểu của ông Phạm Minh Chính hôm nay với Sputnik là nhà nghiên cứu, chuyên gia độc lập về các vấn đề đối nội và đối ngoại của Việt Nam, ông Nguyễn Hồng Long.
Góc nhìn toàn cầu
Sputnik: Kính thưa ông Nguyễn Hồng Long. Xin ông cho biết, từ cách nhìn của ông, bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam tại WEF Đại Liên 2024 có những điểm nhấn, đặc biệt gì?
Nhà nghiên cứu, chuyên gia Nguyễn Hồng Long:
Không còn nghi ngờ gì nữa, những thành tựu kinh tế của Việt Nam trong quá trình khôi phục sự phát triển và đà tăng trưởng của kinh tế Việt Nam chỉ 2 năm sau khi Đại dịch COVID-19 qua đi đã thuyết phục được rất nhiều doanh nhân trên toàn cầu cũng như các quốc gia thành viên của “Diễn đàn kinh tế thế giới” (WEF), kể cả những nước có chế độ chính trị rất khác với Việt Nam.
Bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính là sự khẳng định lại một lần nữa rằng, những thành công của Việt Nam trong thời gian qua không phải là sự may mắn hoặc sự tình cờ ngẫu nhiên mà do những nguyên nhân nội tại và sự ứng xử khéo léo với các điều kiện khách quan. Điều đó được thể hiện rất rõ trong những luận điểm căn bản mà Thủ tướng Việt Nam đã nêu lên cả trong bài phát biểu cũng như trong cuộc đối thoại với các doanh nhân tham gia WEF.
Trước hết là về góc nhìn toàn cầu: Khi Thủ tướng Việt Nam cho rằng chỉ có “cách tiếp cận toàn cầu” mới có thể mở ra “những chân trời tăng trưởng mới”. Và quan trọng hơn là chân trời tăng trưởng đó phải là của toàn nhân loại, với sự đóng góp của toàn nhân loại; trong đó, các quốc gia đang phát triển bậc cao giữ vai trò nòng cốt. Sở dĩ chỉ có nhãn quan toàn cầu mới có thể đem lại sự tăng trưởng bởi một thực tế là sự phân công lao động, phân công sản xuất trong chuỗi logistic toàn cầu đã sâu sắc đến mức mỗi một quốc gia, dù lớn hay nhỏ đều đã có những vai trò nhất định của mình trong hệ sinh thái kinh tế toàn cầu.
Giống như chuỗi thức ăn trong giới tự nhiên động vật và thực vật, mỗi một sự đứt gãy chuỗi cung ứng khép kín trong hệ sinh thái kinh tế toàn cầu đề đem đến nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khi đó, mọi sự điều chỉnh theo hướng phân công lại dù là thành công nhất cũng chỉ có thể có thể khắc phục được phần nào hậu quả thiệt hại. Thậm chí có những lĩnh vực vĩnh viễn không thể khắc phục được mà chỉ có thể làm lại từ đầu.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF
© Ảnh : Dương Giang-TTXVN
Sputnik: Từ phát biểu trên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, có thể hiểu rằng, ông ta đã nói rõ rằng, thế giới không thể chấp nhận một mô hình quyền lực đơn cực, mà cần một cơ chế bình đẳng, công bằng hơn?
Nhà nghiên cứu, chuyên gia Nguyễn Hồng Long:
Đúng vậy! Thực tế kinh tế thế giới cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI cho thấy: Các quốc gia, dân tộc đều cần đến nhau hơn là chia rẽ và xung đột lẫn nhau, đều phải dựa vào nhau hơn là tách biệt nhau ra. Vì vậy, để hạn chế tới mức thấp nhất sự phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu do những nguyên nhân mâu thuẫn địa chiến lược, địa chính trị gây ra, thế giới không thể chấp nhận một mô hình quyền lực đơn cực. Nhân loại cần một cơ chế bình đẳng, công bằng. cùng chia sẻ lợi ích, cùng chia sẻ rủi ro để cùng phát triển và cùng thắng. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với những ý đồ giành giật vai trò bá chủ, thực hiện bá quyền đơn phương để giành giật lợi thế cho riêng mình của bất kỳ một quốc gia nào, dù đó là một cường quốc.
Vì vậy, đây là luận điểm đặc biệt nhất trong lần phát biểu thứ ba tại Diễn đàn WEF của lãnh đạo Việt Nam.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNSáng 26/6/2024, tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab chủ trì phiên đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF
1/2
© Ảnh : Dương Giang-TTXVN
Sáng 26/6/2024, tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab chủ trì phiên đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNSáng 26/6/2024, tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab
2/2
© Ảnh : Dương Giang-TTXVN
Sáng 26/6/2024, tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab
1/2
© Ảnh : Dương Giang-TTXVN
Sáng 26/6/2024, tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab chủ trì phiên đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF
2/2
© Ảnh : Dương Giang-TTXVN
Sáng 26/6/2024, tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab
Chìa khóa để giải bài toán “phân cực trong toàn cầu hóa” chính là sự đối thoại và hợp tác
Sputnik: Ông có đánh giá như thế nào về luận điểm “phân cực trong toàn cầu hóa” mở ra cơ hội để hợp tác và phát triển?
Nhà nghiên cứu, chuyên giaNguyễn Hồng Long:
Đây chính là điểm nhấn thứ hai trong bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam. “Phân cực trong toàn cầu hóa” mở ra cơ hội để hợp tác và phát triển. Mới nghe thì điều này có vẻ là một nghịch lý. Nhưng thực chất lại là rất hợp lý. Kinh nghiệm thực tế của các “phường, hội” trong lịch sử kinh tế Việt nam cho thấy khi một hộ trong làng thu được nhiều lợi nhuận thông qua sản xuất và kinh doanh một lĩnh vực nào đó, một mặt hàng thì cả làng đều làm theo. Từ đó tạo ra sự cạnh tranh, sự tranh chấp của nhiều nhà sản xuất trên cùng một lĩnh vực, cùng một địa bàn, cùng một thị trường. Kết quả là sự triệt hạ lẫn nhau để “mọi người cùng thua”.
Vì vậy, chi bằng mỗi quốc gia hãy phát huy những lợi thế riêng có của mình, lựa chọn những lĩnh vực mà mình có tiềm lực, có thế mạnh để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Hành động này vừa bù đắp được những thiếu hụt của những quốc gia không có thế mạnh đó, tiềm lực đó, vừa bù đắp những thiếu hụt mà chính mình không có lợi thế, không đủ tiềm lực. Đây chính là sự phân công sản xuất, kinh doanh và thương mại toàn cầu một cách hợp lý, biến những thách thức do sự phân cực thành cơ hội để đem lại một mô hình toàn cầu hóa chắc chắn hơn, bền vững hơn. Và chìa khóa để giải bài toán “phân cực trong toàn cầu hóa” chính là sự đối thoại và hợp tác thay cho đối đầu và cạnh tranh bất bình đẳng.
Người dân chính là động lực to lớn nhất cho sự phát triển của từng quốc gia cũng như toàn thế giới
Sputnik: Ông Phạm Minh Chính cũng nói tới vai trò của người dân, đưa ra một đề nghị khá lý thú là “ba cùng” với người dân. Ông có bình luận gì về đề nghị này?
Nhà nghiên cứu, chuyên gia Nguyễn Hồng Long:
Ngạn ngữ Việt Nam có câu “Đẩy thuyền là dân; lật thuyền cũng là dân”. Với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi lợi ích, mọi quan hệ kinh tế trên toàn cầu, người dân ở tất cả các quốc gia đều có một mục tiêu chung là hòa bình, hợp tác và phát triển; đồng thời, họ chính là động lực to lớn nhất cho sự phát triển của từng quốc gia cũng như toàn thế giới.
Và cũng chính vì vậy mà Thủ tướng Việt Nam đề nghị lãnh đạo các nước hãy “Ba cùng” với người dân của họ. Đó là cùng lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ tầm nhìn hành động và cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng để hướng đến “những chân trời tăng trưởng mới”. Luận điểm này cho thấy quan điểm phát triển chỉ dựa trên “tầng lớp tinh hoa” của xã hội là quan điểm phiến diện và lỗi thời. Bởi tầng lớp tinh hoa dù có ưu việt đến mấy nhưng nếu không dựa trên “sức dân” thì những “ý tưởng vĩ đại” của họ sẽ không bao giờ được hiện thực hóa.
Cũng như vậy, những nền kinh tế được cho là “đầu tàu” của toàn bộ nền kinh tế thế giới sẽ không còn là “đầu tàu” khi thiếu đi những nguồn lực đặc hữu từ những nền kinh tế khác có những lợi thế riêng nhờ những lĩnh vực đặc thù mà chỉ có họ mới có thể đảm đương được. Vì vậy, sự bình đẳng, công bằng trong quan hệ kinh tế thế giới cần phải được xác định bằng các chính sách ưu tiên cho tăng trưởng, giảm lãi suất, ổn định tỷ giá, cùng với thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư như Thủ tướng Việt Nam đã đề xuất.
Sputnik: Chân thành cảm ơn ông vì cuộc phỏng vấn.