Một chuyến đi khó khăn nhưng hiệu quả của Thủ tướng Việt Nam
Một chuyến đi khó khăn nhưng hiệu quả của Thủ tướng Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Chuyến thăm làm việc Hàn Quốc lần này của Thủ tướng Việt Nam là một chuyến đi khó khăn. Tuy nhiên, phía Việt Nam đã lựa chọn đúng các chủ đề mà hai bên cùng... 03.07.2024, Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vừa có chuyến thăm Hàn Quốc từ 30/6 tới 3/7/2024. Ông đã có hơn 30 hoạt động trong bốn ngày ở Hàn Quốc. Hơn một nửa các hoạt động của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tập trung vào lĩnh vực kinh tế.Hiện thực hóa các thỏa thuận trong Tuyên bố chung giữa hai nước về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diệnChuyến đi thăm và làm việc tại Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính nằm trong khuôn khổ các hoạt động nhằm hiện thực hóa các thỏa thuận trong Tuyên bố chung giữa hai nước về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện được Chủ tịch nước Việt Nam và Tổng thống Hàn Quốc thỏa thuận vào tháng 12/2022.Chuyến đi thăm này cũng nằm trong khuôn khổ của Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc giữa Bộ Ngoại giao hai nước được ký kết ngày 24/6/2023 trong chuyến thăm và là việc tại Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.Có một số chi tiến đáng chú ý về lễ nghi cũng như cấp độ văn bản thỏa thuận cuối cùng của hai bên trong chuyến đi thăm và là việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính như Lễ đón Thủ tướng tại sân bay quân sự Seul không có mặt người đồng cấp Hàn Quốc là ông Han Duck Soo. Và kết thúc chuyến thăm và là việc là thông cáo báo chí chung giữa hai bên, văn kiện đứng thứ ba trong cấp độ các văn kiện hợp tác cấp cao được ký kết gồm: Tuyên bố chung; Thông cáo chung, Thông cáo báo chí chung.Phía Việt Nam tập trung ưu tiên các lĩnh vực kinh tế, đầu tư, thương mại, văn hóa, khoa học công nghệ, hợp tác lao độngTheo những thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam trước chuyến đi thì hai bên sẽ bàn thảo các biện pháp tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trên tất cả các lĩnh vực hính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, hợp tác lao động, hợp tác văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, hợp tác đa phương… và các lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.Tuy nhiên, chỉ cần nhìn vào thành phần phái đoàn cán bộ cao cấp tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính, người ta dễ dàng thấy được phía Việt Nam sẽ ưu tiên những vấn đề gì trong quan hệ hai bên. Đó là các vị bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, Ngoại giao, Kế hoạch đầu tư, Công thương, Nông nghiệp, Tài chính, Khoa học công nghệ, Tài nguyên môi trường.Về tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng - an ninh, hai bên chỉ thỏa thuận tiếp tục đạt được nhận thức chung thông qua việc thúc đẩy trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao, các cấp, các kênh nhằm phối hợp triển khai các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước. Về các vấn đề quốc tế, hai bên chủ yếu chia sẻ tầm nhìn chung về bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; nhấn mạnh ủng hộ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.Kết quả là hai bên đã ký kết 9 văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực. Trong đó có đầu tư (bao gồm cả viện trợ không hoàn lại), thương mại, tài chính, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác về xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc. Các thỏa thuận này cho thấy kinh tế và khoa học công nghệ vẫn là trụ cột trong quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Trong khi đó, hai bên không có một thỏa thuận mới nào về các lĩnh vực quốc phòng, an ninh.Những bước tiến bộ mới quan trọngCác nội dung mới thể hiện trong 9 bản ghi nhớ cho thấy hai bên đã từng bước có những tiến triển mới trong hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, lao động và giáo dục đào tạo.Ngay trong chuyến thăm và làm việc, phần lớn các thỏa thuận đó đã được cụ thể hóa bởi các biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc như Samsung, Hyundai, Hyosung, Celltrion, Uniscan, tại “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc”.Những kết quả thỏa thuận hợp tác cũng được Thủ tướng Việt Nam thông báo và chia sẻ đến các tập đoàn kinh tế, công nghệ và thương mại hàng đầu của Hàn Quốc như Hyosung, Lotte, Hyundai Motor, Doosan Enerbility, KB Financial Group, Hana Financial Group, Shinhan Bank, MB Bank, POSCO International, TKG Taekwang, Seegene Medical Foundation… trong các buổi tiếp kiến và làm việc.Thỏa thuận về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai bên mới được thiết lập trong vòng chưa đầy 2 năm giữa những thách thức, khó khăn rất lớn do sự cạnh tranh địa chiến lược toàn cầu giữa các cường quốc cũng như tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mà đặc biệt là khu vực Biển Đông cũng như Bán đảo Triều Tiên tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp.
Chuyến thăm làm việc Hàn Quốc lần này của Thủ tướng Việt Nam là một chuyến đi khó khăn. Tuy nhiên, phía Việt Nam đã lựa chọn đúng các chủ đề mà hai bên cùng quan tâm và ưu tiên trong quan hệ song phương, không để các vấn đề mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á ảnh hưởng đến quan hệ song phương Việt nam – Hàn Quốc.
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vừa có chuyến thăm Hàn Quốc từ 30/6 tới 3/7/2024. Ông đã có hơn 30 hoạt động trong bốn ngày ở Hàn Quốc. Hơn một nửa các hoạt động của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tập trung vào lĩnh vực kinh tế.
Hiện thực hóa các thỏa thuận trong Tuyên bố chung giữa hai nước về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
Chuyến đi thăm và làm việc tại Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính nằm trong khuôn khổ các hoạt động nhằm hiện thực hóa các thỏa thuận trong Tuyên bố chung giữa hai nước về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện được Chủ tịch nước Việt Nam và Tổng thống Hàn Quốc thỏa thuận vào tháng 12/2022.
Chuyến đi thăm này cũng nằm trong khuôn khổ của Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc giữa Bộ Ngoại giao hai nước được ký kết ngày 24/6/2023 trong chuyến thăm và là việc tại Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
“Chuyến đi thăm và làm việc của Thủ tướng Việt nam tới Hàn Quốc diễn ra chỉ một thời gian ngắn sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin có hai chuyến đi thăm và làm việc tại Triều Tiên và Việt Nam. Đặc biệt là trong chuyến thăm Triều Tiên, giữa Liên bang Nga và Cộng hòa DCND Triều Tiên đã ký kết một thỏa thuận hỗ trợ phòng thủ lẫn nhau trong bối cảnh tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang có những diễn biến căng thẳng. Đó là một chuyến đi khó khăn. Tuy nhiên, phía Việt Nam đã lựa chọn đúng các chủ đề mà hai bên cùng quan tâm và ưu tiên trong quan hệ song phương, không để các vấn đề mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á ảnh hưởng đến quan hệ song phương Việt nam – Hàn Quốc”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An bình luận với Sputnik.
Có một số chi tiến đáng chú ý về lễ nghi cũng như cấp độ văn bản thỏa thuận cuối cùng của hai bên trong chuyến đi thăm và là việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính như Lễ đón Thủ tướng tại sân bay quân sự Seul không có mặt người đồng cấp Hàn Quốc là ông Han Duck Soo. Và kết thúc chuyến thăm và là việc là thông cáo báo chí chung giữa hai bên, văn kiện đứng thứ ba trong cấp độ các văn kiện hợp tác cấp cao được ký kết gồm: Tuyên bố chung; Thông cáo chung, Thông cáo báo chí chung.
“Đó là do chế độ khác nhau, Thủ tướng Hàn Quốc chỉ có quyền cùng với đối tác đồng cấp ra thông cáo báo chí chung. Còn việc cùng với đối tác ra tuyên bố chung và thông cáo chung thuộc thẩm quyền của tổng thống. Do đó, sự đón tiếp của phía Hàn Quốc đối với Thủ tướng Việt Nam là trọng thị, chu đáo, phù hợp với quy định của quốc gia sở tại”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc gặp gỡ những người bạn Hàn Quốc
Phía Việt Nam tập trung ưu tiên các lĩnh vực kinh tế, đầu tư, thương mại, văn hóa, khoa học công nghệ, hợp tác lao động
Theo những thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam trước chuyến đi thì hai bên sẽ bàn thảo các biện pháp tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trên tất cả các lĩnh vực hính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, hợp tác lao động, hợp tác văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, hợp tác đa phương… và các lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
Tuy nhiên, chỉ cần nhìn vào thành phần phái đoàn cán bộ cao cấp tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính, người ta dễ dàng thấy được phía Việt Nam sẽ ưu tiên những vấn đề gì trong quan hệ hai bên. Đó là các vị bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, Ngoại giao, Kế hoạch đầu tư, Công thương, Nông nghiệp, Tài chính, Khoa học công nghệ, Tài nguyên môi trường.
“Thực tế diễn biến của chuyến đi thăm và làm việc này cho thấy, phía Việt Nam tập trung ưu tiên các lĩnh vực kinh tế, đầu tư, thương mại, văn hóa, khoa học công nghệ, hợp tác lao động. Trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tới 8 điểm tiến triển hơn sau khi hai nước nâng cấp quan hệ, bao gồm tin cậy chính trị, thương mại, đầu tư, du lịch, giao lưu nhân dân, hợp tác khoa học – công nghệ, lao động, hợp tác địa phương, hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế và đề nghị Thủ tướng Han Duck Soo quan tâm chỉ đạo 5 ưu tiên triển khai hợp tác trong thời gian tới”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long phân tích với Sputnik.
Về tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng - an ninh, hai bên chỉ thỏa thuận tiếp tục đạt được nhận thức chung thông qua việc thúc đẩy trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao, các cấp, các kênh nhằm phối hợp triển khai các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước. Về các vấn đề quốc tế, hai bên chủ yếu chia sẻ tầm nhìn chung về bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; nhấn mạnh ủng hộ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
“Vấn đề này rất quan trọng với Hàn Quốc vì Biển Đông nằm trên tuyến đường hàng hải chủ yếu của Hàn Quốc kết nối nước này với các khu vực với Đông Nam Á, Nam Á, Nam Thái Bình Dương, Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi đều là các thị trường quan trọng của nền kinh tế Hàn Quốc”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh.
Kết quả là hai bên đã ký kết 9 văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực. Trong đó có đầu tư (bao gồm cả viện trợ không hoàn lại), thương mại, tài chính, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác về xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc. Các thỏa thuận này cho thấy kinh tế và khoa học công nghệ vẫn là trụ cột trong quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Trong khi đó, hai bên không có một thỏa thuận mới nào về các lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Những bước tiến bộ mới quan trọng
Các nội dung mới thể hiện trong 9 bản ghi nhớ cho thấy hai bên đã từng bước có những tiến triển mới trong hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, lao động và giáo dục đào tạo.
Ngay trong chuyến thăm và làm việc, phần lớn các thỏa thuận đó đã được cụ thể hóa bởi các biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc như Samsung, Hyundai, Hyosung, Celltrion, Uniscan, tại “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc”.
Những kết quả thỏa thuận hợp tác cũng được Thủ tướng Việt Nam thông báo và chia sẻ đến các tập đoàn kinh tế, công nghệ và thương mại hàng đầu của Hàn Quốc như Hyosung, Lotte, Hyundai Motor, Doosan Enerbility, KB Financial Group, Hana Financial Group, Shinhan Bank, MB Bank, POSCO International, TKG Taekwang, Seegene Medical Foundation… trong các buổi tiếp kiến và làm việc.
Thỏa thuận về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai bên mới được thiết lập trong vòng chưa đầy 2 năm giữa những thách thức, khó khăn rất lớn do sự cạnh tranh địa chiến lược toàn cầu giữa các cường quốc cũng như tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mà đặc biệt là khu vực Biển Đông cũng như Bán đảo Triều Tiên tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp.
“Trong bối cảnh địa chính trị khu vực phức tạp đó, những bước tiến bộ mới này có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ tạo đà cho hai bên tiếp tục phát triển sâu rộng hơn nữa sự hợp tác trên các lĩnh vực trụ cột là kinh tế và văn hóa xã hội, khai thác có hiệu quả thế mạnh của mỗi bên để Việt Nam giữ vững vị trí là một trong ba đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc trên thế giới về đầu tư và thương mại”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An đưa ra đánh giá với Sputnik.
Truy cập vào chat đã bị chặn do vi phạm quy tắc.
Bạn có thể tham gia lại sau:∞.
Nếu bạn không đồng ý với việc chặn, hãy sử dụng định dạng liên lạc phản hồi
Kết thúc thảo luận. Có thể tham gia nêu ý kiến trong vòng 24 giờ sau khi bài được xuất bản.