https://kevesko.vn/20240709/sau-viettel-va-vinaphone-den-luot-mobifone-thang-dau-gia-bang-tan-5g-30750517.html
Sau Viettel và VinaPhone, đến lượt MobiFone thắng đấu giá băng tần 5G
Sau Viettel và VinaPhone, đến lượt MobiFone thắng đấu giá băng tần 5G
Sputnik Việt Nam
MobiFone chính thức trở thành nhà mạng thứ ba giành quyền sử dụng tần số 5G tại Việt Nam với khối băng tần C3 (3800 – 3900 MHz). 09.07.2024, Sputnik Việt Nam
2024-07-09T21:42+0700
2024-07-09T21:42+0700
2024-07-09T21:42+0700
việt nam
5g
internet
công nghệ
viettel
mobifone
https://cdn.img.kevesko.vn/img/878/93/8789344_0:142:2725:1675_1920x0_80_0_0_69615859f3f9d0a2983b0b0df5516401.jpg
Trước đó, Viettel và VinaPhone cũng thắng đấu giá và trở thành 2 nhà mạng di động đầu tiên của Việt Nam đấu thầu thành công quyền sử dụng băng tần 5G.MobiFone thắng đấu giá băng tần C3Theo báo Người lao động, chiều 9/7, Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã giành chiến thắng trong buổi đấu giá băng tần 3.800-3.900 MHz (khối băng tần C3), qua đó chính thức trở thành nhà mạng thứ ba tại Việt Nam giành quyền sử dụng tần số 5G, sau Viettel và VNPT.Đại diện MobiFone cho biết, đây là cơ sở để đẩy nhanh thương mại hóa dịch vụ 5G trên toàn quốc ngay trong năm nay 2024. MobiFone dự kiến tập trung ban đầu vào việc tăng cường dịch vụ tại các thành phố lớn, khu vực sân bay, điểm du lịch hay khu công nghiệp.Ngoài ra, nhà mạng này cũng có thể triển khai mô hình hợp tác chia sẻ hạ tầng với các bên cung cấp khác để tối ưu hóa nguồn lực.Đến nay, MobiFone đã tiến hành thử nghiệm 5G tại nhiều địa bàn trên cả nước, đồng thời cung cấp cơ sở dữ liệu ban đầu để đánh giá và xây dựng phương án mở rộng mạng lưới trong tương lai.Hiện MobiFone chưa công bố số tiền thắng đấu giá, nhưng giá khởi điểm quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 3.800-3.900 MHz là hơn 2.580 tỷ đồng. Tiền đặt trước là 130 tỷ đồng, bước giá là 25 tỷ đồng.Được biết, theo Hiệp hội các nhà cung cấp điện thoại di động toàn cầu (GSA), C3 là một trong những băng tần quan trọng nhất cho mạng 5G. Việc MobiFone trúng đấu giá băng tần C3 là bước ngoặt quan trọng trong việc triển khai 5G ở Việt Nam.Những ứng dụng 5G phù hợp với băng tần C có thể kể đến như: thực tế tăng cường, thực tế ảo (AR/VR), video độ phân giải cực cao (UHD), nhà thông minh, thiết bị không người lái…3 “ông lớn” viễn thông đấu giá thành công các băng tầnTháng 3 vừa qua, Viettel đã đấu giá thành công và giành quyền sở hữu khối băng tần B1 (2.500-2.600 MHz) cho cả mạng 4G và 5G với giá 7.533 tỷ đồng. Trong khi đó, VNPT trúng đấu giá khối C2 (3.700-3.800 MHz) với 2.581 tỷ đồng.Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức đấu giá thành công tần số, sau 15 năm kể từ khi Luật Tần số vô tuyến điện được Quốc hội thông qua.Ông Đoàn Quang Hoan, Phó chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam, cho biết có 2 yếu tố chính dẫn đến sự chênh lệch giá giữa các băng tần.Theo đó, B1 có tần số nhỏ hơn, đồng nghĩa độ phủ rộng hơn, giúp nhà mạng tiết kiệm chi phí triển khai trạm thu phát sóng. Đây cũng là băng tần duy nhất cho phép triển khai cả mạng 4G và 5G, so với chỉ 5G của khối C, nhờ vậy mang đến giá trị về kinh doanh và triển khai khi Việt Nam chuyển dần từ 4G sang 5G.Theo yêu cầu, doanh nghiệp trúng đấu giá phải triển khai dịch vụ 5G trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp phép. Ngoài ra, sau 2 năm phải có tối thiểu 3.000 trạm phát sóng 5G.
https://kevesko.vn/20230704/viettel-chuan-bi-phat-song-dien-rong-5g-vnpt-va-mobifone-thi-sao-23949884.html
https://kevesko.vn/20240303/viet-nam-se-phu-song-5g-toan-quoc-evn-cam-ket-khong-de-thieu-dien-28507777.html
https://kevesko.vn/20230907/lo-trinh-viet-nam-tat-song-2g-thuong-mai-hoa-5g-va-nghien-cuu-phat-trien-6g-25120538.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/878/93/8789344_151:0:2574:1817_1920x0_80_0_0_7312e74f14cd8785a03be7b83097f90c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, 5g, internet, công nghệ, viettel, mobifone
việt nam, 5g, internet, công nghệ, viettel, mobifone
Sau Viettel và VinaPhone, đến lượt MobiFone thắng đấu giá băng tần 5G
MobiFone chính thức trở thành nhà mạng thứ ba giành quyền sử dụng tần số 5G tại Việt Nam với khối băng tần C3 (3800 – 3900 MHz).
Trước đó, Viettel và VinaPhone cũng thắng đấu giá và trở thành 2 nhà mạng di động đầu tiên của Việt Nam đấu thầu thành công quyền sử dụng băng tần 5G.
MobiFone thắng đấu giá băng tần C3
Theo báo Người lao động, chiều 9/7,
Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã giành chiến thắng trong buổi đấu giá băng tần 3.800-3.900 MHz (khối băng tần C3), qua đó chính thức trở thành nhà mạng thứ ba tại Việt Nam giành quyền sử dụng tần số 5G, sau Viettel và VNPT.
Đại diện MobiFone cho biết, đây là cơ sở để đẩy nhanh thương mại hóa dịch vụ 5G trên toàn quốc ngay trong năm nay 2024. MobiFone dự kiến tập trung ban đầu vào việc tăng cường dịch vụ tại các thành phố lớn, khu vực sân bay, điểm du lịch hay khu công nghiệp.
Ngoài ra, nhà mạng này cũng có thể triển khai mô hình hợp tác chia sẻ hạ tầng với các bên cung cấp khác để tối ưu hóa nguồn lực.
"Triển khai 5G là nội dung trọng yếu của chúng tôi trong hành trình phát triển và chiến lược đến năm 2035, chuyển từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang tập đoàn công nghệ", - Vnexpress dẫn lời đại diện MobiFone.
Đến nay, MobiFone đã tiến hành thử nghiệm 5G tại nhiều địa bàn trên cả nước, đồng thời cung cấp cơ sở dữ liệu ban đầu để đánh giá và xây dựng phương án mở rộng mạng lưới trong tương lai.
Hiện MobiFone chưa công bố số tiền thắng đấu giá, nhưng giá khởi điểm quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 3.800-3.900 MHz là hơn 2.580 tỷ đồng. Tiền đặt trước là 130 tỷ đồng, bước giá là 25 tỷ đồng.
Được biết, theo Hiệp hội các nhà cung cấp điện thoại di động toàn cầu (GSA), C3 là một trong những băng tần quan trọng nhất cho mạng 5G. Việc MobiFone trúng đấu giá băng tần C3 là bước ngoặt quan trọng trong
việc triển khai 5G ở Việt Nam.
Những ứng dụng 5G phù hợp với băng tần C có thể kể đến như: thực tế tăng cường, thực tế ảo (AR/VR), video độ phân giải cực cao (UHD), nhà thông minh, thiết bị không người lái…
“Việc tổ chức đấu giá thành công khối băng tần C3 sẽ nâng tổng lượng băng tần đã cấp lên 640 MHz, đứng thứ 4/10 nước Đông Nam Á”, - Zingnews dẫn phát biểu của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng.
3 “ông lớn” viễn thông đấu giá thành công các băng tần
Tháng 3 vừa qua, Viettel đã đấu giá thành công và giành quyền sở hữu khối băng tần B1 (2.500-2.600 MHz) cho cả mạng 4G và 5G với giá 7.533 tỷ đồng. Trong khi đó, VNPT trúng đấu giá khối C2 (3.700-3.800 MHz) với 2.581 tỷ đồng.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức đấu giá thành công tần số, sau 15 năm kể từ khi Luật Tần số vô tuyến điện được Quốc hội thông qua.
Ông Đoàn Quang Hoan, Phó chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam, cho biết có 2 yếu tố chính dẫn đến sự chênh lệch giá giữa các băng tần.
Theo đó, B1 có tần số nhỏ hơn, đồng nghĩa độ phủ rộng hơn, giúp nhà mạng tiết kiệm chi phí triển khai trạm thu phát sóng. Đây cũng là băng tần duy nhất cho phép triển khai cả mạng 4G và 5G, so với chỉ 5G của khối C, nhờ vậy mang đến giá trị về kinh doanh và triển khai khi Việt Nam chuyển dần từ 4G sang 5G.
Theo yêu cầu, doanh nghiệp trúng đấu giá phải triển khai dịch vụ 5G trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp phép. Ngoài ra, sau 2 năm phải có tối thiểu 3.000 trạm phát sóng 5G.