Vạch thêm tội bà Trương Mỹ Lan

© Sputnik / Vitaly Belousov / Chuyển đến kho ảnhСòng tay
Сòng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2024
Đăng ký
Giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát, nhà chức trách cáo buộc bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm đã vận chuyển trái phép hơn 4,5 tỷ USD (hơn 106.000 tỷ đồng) qua biên giới.
Ở giai đoạn 1, toà sơ thẩm đã xét xử và tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan mức án tử hình về 3 tội danh: Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Tham ô tài sản.

Ban hành cáo trạng truy tố Trương Mỹ Lan

Theo VTC News, VKSND Tối cao mới đây đã ban hành cáo trạng truy tố Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 bị can trong giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Theo đó, bà Trương Mỹ Lan bị truy tố về các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, theo Điều 174, Điều 324 và Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Cáo trạng nêu rõ, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được Trương Mỹ Lan thành lập, nắm giữ 60% cổ phần và làm Chủ tịch HĐQT từ năm 1992 đến nay.
Bà Trương Mỹ Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2024
3 nhân vật đã chết trong vụ Trương Mỹ Lan bị kê biên tài sản
Chưa hết, Trương Mỹ Lan đã thông qua người thân, pháp nhân và cá nhân khác đứng tên hộ để nắm giữ phần lớn cổ phần tại Ngân hàng SCB, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI), thao túng, chỉ đạo, điều hành, chi phối mọi hoạt động của các pháp nhân này.

Làm rõ 3 tội danh của Trương Mỹ Lan

Cáo trạng làm rõ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Trương Mỹ Lan và đồng phạm. Theo kết quả điều tra, từ năm 2018-2020, các đối tượng liên quan tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty Cổ phần Đầu tư Quang Thuận, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại TP.HCM, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sunny World và các tổ chức khác đã có hành vi gian dối, làm trái quy định pháp luật, lập 25 gói trái phiếu với tổng giá trị hàng nghìn tỷ đồng để bán cho người mua (trái chủ), huy động tiền và chiếm đoạt.
Từ năm 2018 đến 2020, Trương Mỹ Lan đã có chủ trương và chỉ đạo các bị can Đinh Văn Thành (Chủ tịch HĐQT SCB), Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng Giám đốc SCB), Nguyễn Phương Hồng (Phó Tổng Giám đốc thuộc SCB), Nguyễn Tiến Thành (Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán TVSI) và Hồ Bửu Phương (Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) sử dụng 4 công ty là An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu “khống" với tổng khối lượng hơn 308 triệu trái phiếu.
Bà Trương Mỹ Lan  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2024
FWD Việt Nam khẳng định không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan
Từ đó, Trương Mỹ Lan đã huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư (nhà đầu tư thứ cấp), thu về hàng chục nghìn tỷ đồng, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành, từ đó mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.
Nhà chức trách cáo buộc Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt của 35.824 bị hại số tiền hàng chục nghìn tỷ đồng.
Cáo trạng cũng truy tố Trương Mỹ Lan và 8 bị can khác về tội Rửa tiền. Về tội này, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt hàng trăm nghìn tỷ đồng thông qua tham ô tài sản và phát hành trái phiếu.
Về tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, Trương Mỹ Lan và 8 bị can bị cáo buộc đã vận chuyển trái phép số tiền hơn 4,5 tỷ USD, tương đương hơn 106.000 tỷ đồng.
Khi xét xử giai đoạn 1 vụ án ở thời điểm cách đơn hơn 2 tháng, bà Trương Mỹ Lan đã bị TAND TP.HCM tuyên án sơ thẩm với mức án tử hình về 3 tội danh. Còn lại 85 đồng phạm lĩnh các mức từ tù treo đến chung thân.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2024
Bà Trương Mỹ Lan rửa tiền hơn 450 ngàn tỷ, sao Cục Phòng chống rửa tiền không phát hiện?
Trong đoạn 1, cơ quan điều tra xác định Trương Mỹ Lan đã xây dựng "đế chế" hơn 1.000 công ty với 4 nhóm khác nhau. Trong đó, nhóm công ty "ma" được thành lập để rút 1 triệu tỷ đồng từ SCB bằng các hợp đồng vay vốn giả.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала