https://kevesko.vn/20240714/hang-viet-nam-bi-dieu-tra-trong-252-vu-viec-30828245.html
Hàng Việt Nam bị điều tra trong 252 vụ việc
Hàng Việt Nam bị điều tra trong 252 vụ việc
Sputnik Việt Nam
Bộ Công Thương cho biết, chỉ trong vòng nửa năm nay, Việt Nam đã đã phải đối diện với 252 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường và vùng lãnh... 14.07.2024, Sputnik Việt Nam
2024-07-14T22:35+0700
2024-07-14T22:35+0700
2024-07-15T14:16+0700
việt nam
bộ công thương
điều tra
xuất khẩu
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/520/76/5207692_0:300:3081:2033_1920x0_80_0_0_d2600e731b6a6b5bf118704d9a98509d.jpg
Ở chiều ngược lại, Bộ Công Thương đã khởi xướng 28 vụ điều tra phòng vệ thương mại và áp dụng 22 biện pháp với hàng nhập khẩu.Con số bất ngờ về số vụ điều tra thương mại nhằm vào hàng Việt NamThông tin từ Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 252 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường và vùng lãnh thổ.Đứng đầu là các vụ điều tra chống bán phá giá, chiếm 138 vụ; các vụ việc tự vệ chiếm 50 vụ việc; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại chiếm 37 vụ việc và chống trợ cấp là 27 vụ việc.Nguyên nhân chính khiến các nước tăng điều tra phòng vệ thương mại với hàng Việt do Việt Nam đã tận dụng các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và gia tăng quy mô xuất khẩu.Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, sự gia tăng về lượng và quy mô hàng hóa Việt Nam đã gây sức ép cạnh tranh với sản xuất nội địa của các nước nhập khẩu. Do đó, các nước này tăng điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.Trước tình hình này, Bộ đã cập nhật danh sách cảnh báo các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh phòng vệ thương mại đến tháng 6, gửi các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để phối hợp theo dõi.Bộ cũng đã đăng tải thông tin cảnh báo về nguy cơ Mỹ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với đĩa giấy; nguy cơ Canada điều tra chống bán phá giá với dây thép, đinh ốc nhập khẩu từ Việt Nam; nguy cơ Hàn Quốc điều tra chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam.Bộ Công Thương lưu ý, công tác cảnh báo sớm cũng như hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua đã đem lại một số kết quả tích cực.Việt Nam bảo vệ nền công nghiệp nội địaRiêng thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho rằng, công tác khởi kiện, điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh, tạo lập lại môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước trước bối cảnh nhiều hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá hoặc được trợ cấp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số ngành sản xuất.Bộ Công Thương cho hay, đến nay, Việt Nam đã khởi xướng điều tra 28 vụ việc phòng vệ thương mại và đã áp dụng 22 biện pháp với hàng hóa nhập khẩu.Thống kê 6 tháng đầu năm nay, Bộ Công Thương đã triển khai công tác điều tra, rà soát các vụ việc phòng vệ thương mại cụ thể, gồm: tiếp tục điều tra, rà soát 7 vụ việc đã khởi xướng trong năm 2023; khởi xướng điều tra 1 vụ việc mới; tiếp nhận và xử lý 7 hồ sơ đề nghị điều tra và rà soát mới.Việt Nam hiện đang áp dụng 4 biện pháp phòng vệ thương mại với các sản phẩm thép nhập khẩu và 1 biện pháp phòng vệ thương mại với sản phẩm liên quan tới thép (vật liệu hàn).Thực tế, chính sách bảo vệ ngành công nghiệp nội địa là hết sức cần thiết đối với ngành quan trọng như ngành thép. Ngành thép với tư cách như là một ngành tạo ra “bánh mì của nền công nghiệp” rất cần được sự hỗ trợ, bảo vệ của Nhà nước để có thể phát triển bền vững, góp phần phát triền nền kinh tế tự lực tự cường của Việt Nam.Việc bảo vệ này phải có tính dài hạn thì mới đủ thời gian cho ngành non trẻ lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh với các cường quốc thép khác trong khu vực.Có 2 vụ việc đang trong quá trình điều tra liên quan tới sản phẩm cáp thép dự ứng lực và tháp điện gió.Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã tiến hành rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội và thép phủ màu để đánh giá hiệu quả biện pháp này cũng như khả năng tiếp tục gia hạn thêm 5 năm nữa.Dự kiến trong tháng 10, Bộ Công Thương sẽ có kết quả rà soát của 2 vụ việc này.Ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) nhận định với báo Công Thương, biện pháp phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu được áp dụng thời gian qua đã bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, bảo vệ công ăn việc làm của hàng trăm ngàn lao động.Chuyên gia nhấn mạnh, nhờ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hợp lý, phù hợp với cam kết quốc tế, các ngành sản xuất trong nước được bảo vệ trước những hành vi cạnh tranh không bình đẳng, từ đó tạo điều kiện phát triển, tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
https://kevesko.vn/20240630/hang-ty-do-do-vao-viet-nam-30588332.html
https://kevesko.vn/20231026/mat-hang-viet-nam-xuat-khau-dung-thu-6-the-gioi-26107808.html
https://kevesko.vn/20230719/phuong-tay-roi-don-hang-khoi-viet-nam-nganh-xuat-khau-ty-do-bat-ngo-that-the-24229466.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/520/76/5207692_147:0:2878:2048_1920x0_80_0_0_e86ef356af99b128c8ede12eba800b3d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bộ công thương, điều tra, xuất khẩu, kinh tế
việt nam, bộ công thương, điều tra, xuất khẩu, kinh tế
Hàng Việt Nam bị điều tra trong 252 vụ việc
22:35 14.07.2024 (Đã cập nhật: 14:16 15.07.2024) Bộ Công Thương cho biết, chỉ trong vòng nửa năm nay, Việt Nam đã đã phải đối diện với 252 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường và vùng lãnh thổ.
Ở chiều ngược lại, Bộ Công Thương đã khởi xướng 28 vụ điều tra phòng vệ thương mại và áp dụng 22 biện pháp với hàng nhập khẩu.
Con số bất ngờ về số vụ điều tra thương mại nhằm vào hàng Việt Nam
Thông tin từ Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm nay,
hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 252 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường và vùng lãnh thổ.
Đứng đầu là các vụ điều tra chống bán phá giá, chiếm 138 vụ; các vụ việc tự vệ chiếm 50 vụ việc; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại chiếm 37 vụ việc và chống trợ cấp là 27 vụ việc.
Nguyên nhân chính khiến các nước tăng điều tra phòng vệ thương mại với hàng Việt do Việt Nam đã tận dụng các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và gia tăng quy mô xuất khẩu.
Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, sự gia tăng về lượng và quy mô hàng hóa Việt Nam đã gây sức ép cạnh tranh với sản xuất nội địa của các nước nhập khẩu. Do đó, các nước này tăng điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Trước tình hình này, Bộ đã cập nhật danh sách cảnh báo các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh phòng vệ thương mại đến tháng 6, gửi các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để phối hợp theo dõi.
Bộ cũng đã đăng tải thông tin cảnh báo về nguy cơ Mỹ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với đĩa giấy; nguy cơ Canada điều tra chống bán phá giá với dây thép, đinh ốc nhập khẩu từ Việt Nam; nguy cơ Hàn Quốc điều tra chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương lưu ý, công tác cảnh báo sớm cũng như hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua đã đem lại một số kết quả tích cực.
“Việt Nam đã chứng minh doanh nghiệp xuất khẩu không có các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng với nước thứ ba trong một số vụ việc, nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu”, - Bộ Công Thương lưu ý.
Việt Nam bảo vệ nền công nghiệp nội địa
Riêng thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho rằng, công tác khởi kiện, điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh, tạo lập lại môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước trước bối cảnh nhiều hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá hoặc được trợ cấp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số ngành sản xuất.
Bộ Công Thương cho hay, đến nay, Việt Nam đã khởi xướng điều tra 28 vụ việc phòng vệ thương mại và đã áp dụng 22 biện pháp với hàng hóa nhập khẩu.
Thống kê 6 tháng đầu năm nay, Bộ Công Thương đã triển khai công tác điều tra, rà soát các vụ việc phòng vệ thương mại cụ thể, gồm: tiếp tục điều tra, rà soát 7 vụ việc đã khởi xướng trong năm 2023; khởi xướng điều tra 1 vụ việc mới; tiếp nhận và xử lý 7 hồ sơ đề nghị điều tra và rà soát mới.
Việt Nam hiện đang áp dụng 4 biện pháp phòng vệ thương mại với các sản phẩm thép nhập khẩu và 1 biện pháp phòng vệ thương mại với sản phẩm liên quan tới thép (vật liệu hàn).
26 Tháng Mười 2023, 22:29
Thực tế, chính sách bảo vệ ngành công nghiệp nội địa là hết sức cần thiết đối với ngành quan trọng như ngành thép. Ngành thép với tư cách như là một ngành tạo ra “bánh mì của nền công nghiệp” rất cần được sự hỗ trợ, bảo vệ của Nhà nước để có thể phát triển bền vững, góp phần phát triền nền kinh tế tự lực tự cường của Việt Nam.
Việc bảo vệ này phải có tính dài hạn thì mới đủ thời gian cho ngành non trẻ lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh với các cường quốc thép khác trong khu vực.
Có 2 vụ việc đang trong quá trình điều tra liên quan tới sản phẩm cáp thép dự ứng lực và tháp điện gió.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã tiến hành rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội và thép phủ màu để đánh giá hiệu quả biện pháp này cũng như khả năng tiếp tục gia hạn thêm 5 năm nữa.
Dự kiến trong tháng 10, Bộ Công Thương sẽ có kết quả rà soát của 2 vụ việc này.
Ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) nhận định với báo Công Thương, biện pháp phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu được áp dụng thời gian qua đã bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, bảo vệ công ăn việc làm của hàng trăm ngàn lao động.
Chuyên gia nhấn mạnh, nhờ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hợp lý, phù hợp với cam kết quốc tế, các ngành sản xuất trong nước được bảo vệ trước những hành vi cạnh tranh không bình đẳng, từ đó tạo điều kiện phát triển, tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
“Ở góc độ tiêu dùng, các biện pháp phòng vệ thương mại trong dài hạn giúp nền kinh tế không bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, đem lại ổn định và sức chống chịu tốt hơn trước những tác động và cú sốc từ bên ngoài”, - ông Chu Thắng Trung đánh giá.