Doanh nghiệp châu Âu than phiền điều gì về Việt Nam?

© Depositphotos.com / Vietnam_imagesThành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2024
Đăng ký
Báo cáo mới nhất từ EuroCham tái khẳng định sự lạc quan với triển vọng dài hạn của Việt Nam. Dù có những thách thức ngắn hạn, 70% doanh nghiệp tiếp tục tỏ ra lạc quan về tăng trưởng kinh tế của đất nước trong 5 năm tới.
Dù vậy, các doanh nghiệp châu Âu vẫn phàn nàn về việc phải đối mặt với những thách thức như thủ tục hành chính phức tạp, còn gặp khó khăn trong việc xin giấy phép và phê duyệt.

Lạc quan với triển vọng dài hạn tại Việt Nam

Ngày 15/7, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã công bố báo cáo Chỉ số Niềm tin kinh doanh (BCI) quý II/2024. Báo cáo cho thấy một bức tranh toàn cảnh về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Báo Tuổi trẻ dẫn báo cáo của EuroCharm cho biết, dù GDP đã tăng mạnh trong nửa đầu năm 2024, BCI đã giảm nhẹ từ 528 điểm trong quý I xuống còn 513 điểm trong quý II.
Theo khảo sát, một số ít công ty báo cáo tình hình kinh tế là "rất tệ" (giảm từ 8% xuống 6%), trong khi số công ty báo cáo "không tốt" tăng nhẹ (từ 24% lên 26%). Tuy vậy, vẫn có 68% số công ty tham gia khảo sát duy trì quan điểm từ trung lập đến tích cực về điều kiện kinh doanh của họ.
Thủ tướng tiếp lãnh đạo một số tập đoàn Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2024
Việt Nam đảm bảo chính sách thuận lợi để các doanh nghiệp cùng thành công
Trong triển vọng ngắn hạn, có 45% các doanh nghiệp tỏ ra lạc quan thận trọng về kinh tế của Việt Nam trong quý III/2024. Có 23% cho biết họ “lo ngại”.
Về triển vọng dài hạn, có đến 70% doanh nghiệp lạc quan với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 5 năm tới. Con số này rõ ràng đã phản ánh niềm tin mạnh mẽ vào tiềm năng của thị trường Việt Nam.

Thủ tục hành chính phức tạp

Đáng chú ý, khảo sát của EuroCharm cũng nêu bật các thách thức pháp lý của môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Theo đó, các doanh nghiệp châu Âu cho rằng môi trường kinh doanh Việt Nam vẫn còn những quy định mơ hồ được giải thích khác nhau, cùng thủ tục hành chính phức tạp. Nhà đầu tư còn gặp khó khăn trong việc xin giấy phép và phê duyệt.
Các thách thức được nêu ra ở kỳ khảo sát trước như vấn đề thị thực và giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, sự không nhất quán giữa các cấp chính quyền... vẫn tồn tại trong lần này.
Đại diện các doanh nghiệp châu Âu cho rằng, để thu hút thêm FDI và kích thích tăng trưởng kinh tế, các quy trình hành chính và thủ tục cần tiếp tục được hợp lý hóa, thúc đẩy sự rõ ràng minh bạch trong pháp luật. Việt Nam cũng cần phát triển cơ sở hạ tầng cốt lõi, đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực và giấy phép lao động...
Doanh nhân tại văn phòng - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2024
Việt Nam: Mỗi tháng có tới 21.600 doanh nghiệp rút lui
"Tiềm năng kinh tế của Việt Nam là không thể phủ nhận, và cộng đồng doanh nghiệp châu Âu vẫn tin tưởng vào sự tăng trưởng dài hạn của Việt Nam. Mặc dù khảo sát của chúng tôi chỉ ra những lĩnh vực cần cải thiện, chúng tôi tin rằng bằng cách hợp tác để giải quyết các rào cản hành chính và quy định, chúng ta có thể tạo ra một môi trường kinh doanh hiệu quả và hấp dẫn hơn", - Chủ tịch EuroCham Việt Nam Dominik Meichle chia sẻ.
Khảo sát cũng phản ánh cam kết ngày càng tăng về tính bền vững, với 7% doanh nghiệp đã đạt được mức trung hòa carbon, trong khi 37% đặt mục tiêu hoàn thành vào hoặc trước năm 2050. Tuy nhiên, các trở ngại được nêu ra gồm chi phí cao và thiếu khuyến khích từ Chính phủ.
Được biết, báo cáo Chỉ số Niềm tin kinh doanh do Decision Lab thực hiện, khảo sát 1.400 thành viên của EuroCham. Chỉ số này là thước đo quan trọng về tâm lý của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала