https://kevesko.vn/20240723/may-bay-nato-se-chiem-linh-bau-troi-thai-binh-duong-trong-nhieu-tuan-30968175.html
Máy bay NATO sẽ chiếm lĩnh bầu trời Thái Bình Dương trong nhiều tuần
Máy bay NATO sẽ chiếm lĩnh bầu trời Thái Bình Dương trong nhiều tuần
Sputnik Việt Nam
Tuần trước, 30 chiến đấu cơ của NATO đã đến các sân bay quân sự của Nhật Bản, như quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik thông báo trong bài viết mới. 23.07.2024, Sputnik Việt Nam
2024-07-23T16:58+0700
2024-07-23T16:58+0700
2024-07-23T17:14+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
tác giả
nato
thái bình dương
nhật bản
thế giới
đức
pháp
tây ban nha
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/13/12172657_0:227:3221:2038_1920x0_80_0_0_d71f60aebf8d705776739923ba0c172d.jpg
Cuộc diễn tập quy mô lớn của các nước NATOLần đầu tiên trong lịch sử, các máy bay quân sự của ba thành viên chủ chốt NATO là Đức, Pháp và Tây Ban Nha sẽ hội ngộ trên lãnh thổ Nhật Bản để tiến hành cuộc tập trận chung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đức và Tây Ban Nha cử chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon, Pháp phái đến chiến đấu cơ Rafale. Hộ tống các chiến đấu cơ này còn một số máy bay vận tải và máy bay chở nhiên liệu, cũng như đội ngũ hàng trăm nhân viên.Giai đoạn đầu tiên của cuộc tập trận chung của máy bay ba nước cùng với Không quân Nhật Bản đã diễn ra hồi tuần trước. Còn vài tuần nữa mới đến giai đoạn tập trận chung và riêng của các phi công NATO cùng với Không quân Ấn Độ và Australia. Ở một số giai đoạn của cuộc tập trận, liên kết với bộ ba này có phần tham gia của Không quân Ý và tất nhiên là cả Không lực Hoa Kỳ. Lầu Năm Góc dự định sử dụng máy bay chiến đấu F-2 trong các cuộc tập trận với Pháp và F-15 cho những cuộc tập trận riêng cùng với Tây Ban Nha và Đức.Tổng cộng, cuộc diễn tập của máy bay NATO và các đối tác châu Á của họ sẽ kéo dài suốt hai tháng. Cuộc tập trận này là một phần trong chuỗi tập trận của Pacific Skies’24 (Bầu trời Thái Bình Dương24), huy động tới 1.800 quân nhân từ các nước khác nhau.Mục tiêu tuyên bố và thực tếTrong các thông báo chính thức về cuộc tập trận Pacific Skies'24 chỉ ra rằng hoạt động tầm cỡ này sẽ giải quyết vấn đề khả năng tương tác chiến dịch chung của lực lượng không quân các nước NATO và đồng minh châu Á của họ trong các chuyến bay tầm thấp, hoạt động ở chế độ tấn công và phòng thủ, cũng như các ca tiếp nhiên liệu trong thời gian bay.Nhưng nếu phân tích các mục tiêu chính trị và chiến lược của các thành viên tham gia tập trận, có thể thấy rõ rằng những hoạt động này là một phần trong lộ trình của NATO nhằm thúc đẩy liên minh tiến vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.Mặc dù theo các văn kiện điều lệ thì khu vực trách nhiệm của NATO được chỉ định là phần phía bắc của Đại Tây Dương và lãnh thổ các quốc gia tiếp giáp, suốt ba năm lại đây các nhà lãnh đạo của khối liên minh vẫn khăng khăng nói về lợi ích của họ trong quan hệ với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Lập luận cơ bản giải thích mối quan tâm ngày càng gia tăng và lộ liễu của các quốc gia Tây Âu trong NATO tới châu Á là: an ninh của châu Âu không thể tách rời an ninh của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.Chủ trương này của NATO nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt từ phía các nhà quân sự Nhật Bản.Điều đó «không chỉ cải thiện kỹ năng chiến thuật của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mà còn tăng cường hợp tác với các nước khác và giúp hiện thực hóa một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", ông nói thêm. Tức là phải hiểu lời của Bộ trưởng Nhật Bản theo cách - nếu như không có quân đội NATO, các nước trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ không thể đảm bảo được tự do của mình.Có thể thấy, Bộ trưởng Nhật Bản cũng có nét tư duy giống như các nhà tuyên truyền quân sự Đức, tin rằng nhờ cuộc tập trận không quân năm nay, trong tương lai các máy bay NATO sẽ "có thể đảm bảo thực thi nguyên tắc trật tự quốc tế dựa trên cơ sở các quy định dành cho trường hợp bất thường khẩn cấp".Như vậy, thêm rõ ràng một lần nữa rằng đằng sau khái niệm “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” và “các nguyên tắc của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” thực ra là kế hoạch quân sự hiếu chiến được che giấu một cách kém cỏi của Hoa Kỳ và các nước NATO khác trong quan hệ với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các nước NATO hướng tới khu vực Thái Bình Dương Lực lượng quân sự từ châu Âu có thể mang lại điều gì tốt đẹp cho các nước châu Á? Để trả lời câu hỏi này, chỉ cần nhớ lại những trang sử thế giới thế kỷ 19 là đủ.Vậy là trong hai tháng tới, máy bay quân sự của các cường quốc phương Tây sẽ quần đảo trên bầu trời Thái Bình Dương, đe dọa sự yên bình của các nước trong khu vực này.
https://kevesko.vn/20231017/trieu-tien-len-an-cuoc-tap-tran-hat-nhan-cua-nato-la-dien-tap-cho-chien-tranh-hat-nhan-25883665.html
https://kevesko.vn/20240321/nguoi-dan-na-uy-phan-nan-ve-thiet-hai-tu-cuoc-tap-tran-nato-28877696.html
https://kevesko.vn/20240118/nato-se-tap-tran-mo-phong-khoi-dau-the-chien-thu-ba-27672611.html
thái bình dương
nhật bản
đức
pháp
tây ban nha
á-thái bình dương
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/13/12172657_161:0:2892:2048_1920x0_80_0_0_1ae65ba2110e50934e2230f030362d6c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, nato, thái bình dương, nhật bản, thế giới, đức, pháp, tây ban nha, cuộc tập trận, diễn tập quân sự, á-thái bình dương
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, nato, thái bình dương, nhật bản, thế giới, đức, pháp, tây ban nha, cuộc tập trận, diễn tập quân sự, á-thái bình dương
Máy bay NATO sẽ chiếm lĩnh bầu trời Thái Bình Dương trong nhiều tuần
16:58 23.07.2024 (Đã cập nhật: 17:14 23.07.2024) Tuần trước, 30 chiến đấu cơ của NATO đã đến các sân bay quân sự của Nhật Bản, như quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik thông báo trong bài viết mới.
Cuộc diễn tập quy mô lớn của các nước NATO
Lần đầu tiên trong lịch sử, các máy bay quân sự của ba thành viên chủ chốt NATO là Đức, Pháp và Tây Ban Nha sẽ hội ngộ trên lãnh thổ Nhật Bản để tiến hành cuộc tập trận chung
ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đức và Tây Ban Nha cử chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon, Pháp phái đến chiến đấu cơ Rafale. Hộ tống các chiến đấu cơ này còn một số máy bay vận tải và máy bay chở nhiên liệu, cũng như đội ngũ hàng trăm nhân viên.
Giai đoạn đầu tiên của cuộc tập trận chung của máy bay ba nước cùng với Không quân Nhật Bản đã diễn ra hồi tuần trước. Còn vài tuần nữa mới đến giai đoạn tập trận chung và riêng của các phi công NATO cùng với Không quân Ấn Độ và Australia. Ở một số giai đoạn của cuộc tập trận, liên kết với bộ ba này có phần tham gia của Không quân Ý và tất nhiên là cả Không lực Hoa Kỳ. Lầu Năm Góc dự định sử dụng máy bay chiến đấu F-2 trong các cuộc tập trận với Pháp và F-15 cho những cuộc tập trận riêng cùng với Tây Ban Nha và Đức.
17 Tháng Mười 2023, 11:22
Tổng cộng, cuộc diễn tập của máy bay NATO và các đối tác châu Á của họ sẽ kéo dài suốt hai tháng. Cuộc tập trận này là một phần trong chuỗi tập trận của Pacific Skies’24 (Bầu trời Thái Bình Dương24), huy động tới 1.800 quân nhân từ các nước khác nhau.
Mục tiêu tuyên bố và thực tế
Trong các thông báo chính thức về cuộc tập trận Pacific Skies'24 chỉ ra rằng hoạt động tầm cỡ này sẽ giải quyết vấn đề khả năng tương tác chiến dịch chung của lực lượng không quân các nước NATO và đồng minh châu Á của họ trong các chuyến bay tầm thấp, hoạt động ở chế độ tấn công và phòng thủ, cũng như các ca tiếp nhiên liệu trong thời gian bay.
Nhưng nếu phân tích các mục tiêu chính trị và chiến lược của các thành viên tham gia tập trận, có thể thấy rõ rằng những hoạt động này là một phần trong lộ trình của NATO nhằm thúc đẩy liên minh tiến vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Mặc dù theo các văn kiện điều lệ thì khu vực trách nhiệm của NATO được chỉ định là phần phía bắc của Đại Tây Dương và lãnh thổ các quốc gia tiếp giáp, suốt ba năm lại đây các nhà lãnh đạo của khối liên minh vẫn khăng khăng nói về lợi ích của họ trong quan hệ với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Lập luận cơ bản giải thích mối quan tâm ngày càng gia tăng và lộ liễu của các quốc gia Tây Âu trong NATO tới châu Á là: an ninh của châu Âu không thể tách rời an ninh của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Chủ trương này của NATO nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt từ phía các nhà quân sự Nhật Bản.
Trong tương quan này, khi tiến hành chuyến thăm khu vực của các quân nhân Tây Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Minoru Kihara đã tuyên bố: “Những chuyến thăm liên tiếp tới khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của lực lượng vũ trang các nước này là bằng chứng về mức sẵn sàng và khả năng tham gia của họ vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương".
Điều đó «không chỉ cải thiện kỹ năng chiến thuật của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mà còn tăng cường hợp tác với các nước khác và giúp hiện thực hóa một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", ông nói thêm. Tức là phải hiểu lời của Bộ trưởng Nhật Bản theo cách - nếu như không có quân đội NATO, các nước trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ không thể đảm bảo được tự do của mình.
Có thể thấy, Bộ trưởng Nhật Bản cũng có nét tư duy giống như các nhà tuyên truyền quân sự Đức, tin rằng nhờ cuộc tập trận không quân năm nay, trong tương lai các máy bay NATO sẽ "có thể đảm bảo thực thi nguyên tắc trật tự quốc tế dựa trên cơ sở các quy định dành cho trường hợp bất thường khẩn cấp".
Như vậy, thêm rõ ràng một lần nữa rằng đằng sau khái niệm “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” và “các nguyên tắc của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” thực ra là kế hoạch quân sự hiếu chiến được che giấu một cách kém cỏi của Hoa Kỳ và các nước NATO khác trong quan hệ với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Các nước NATO hướng tới khu vực Thái Bình Dương Lực lượng quân sự từ châu Âu có thể mang lại điều gì tốt đẹp cho các nước châu Á? Để trả lời câu hỏi này, chỉ cần nhớ lại những trang sử thế giới thế kỷ 19 là đủ.
Vậy là trong hai tháng tới, máy bay quân sự của các cường quốc phương Tây sẽ quần đảo trên bầu trời Thái Bình Dương, đe dọa sự yên bình của các nước trong khu vực này.