https://kevesko.vn/20240725/chi-800-ty-dong-moi-ngay-nguoi-viet-mua-hang-online-gi-nhieu-nhat-30999036.html
Chi 800 tỷ đồng mỗi ngày, người Việt mua hàng online gì nhiều nhất?
Chi 800 tỷ đồng mỗi ngày, người Việt mua hàng online gì nhiều nhất?
Sputnik Việt Nam
Người Việt chi 800 tỷ đồng mỗi ngày để mua hàng online trên TikTok, Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, theo Metric. 25.07.2024, Sputnik Việt Nam
2024-07-25T19:26+0700
2024-07-25T19:26+0700
2024-07-25T19:26+0700
việt nam
thương mại
tiền
xã hội
thông tin
chi phí
sản phẩm
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/1d/14448280_0:166:3053:1883_1920x0_80_0_0_41b6ba0fbbfe2639c920eba21e363d52.jpg
Trong 6 tháng đầu năm nay, TikTok và Shopee đạt doanh thu ấn tượng nhờ các xu hướng mua sắm trending, trong khi đó, Tiki, Lazada hay Sendo chứng kiến thực trạng cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng.Hơn 800 tỷ đồng mỗi ngày để mua hàng onlineBáo cáo thị trường sàn bán lẻ trực tuyến 6 tháng đầu năm 2024 của công ty dữ liệu thương mại điện tử Metric - một trong hai đơn vị cung cấp dữ liệu thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam – người Việt chi 800 tỷ đồng mỗi ngày để mua hàng online trên TikTok, Shopee, Lazada, Tiki, Sendo…Metric cho hay, dữ liệu công bố được thu thập bằng công nghệ, đã loại bỏ đơn ảo và hàng quà tặng.Tổng doanh số 5 sàn trong nửa năm qua đạt 143.900 tỷ đồng, tăng 54,91% so với cùng kỳ 2023. Tốc độ này cao hơn đáng kể so với tăng trưởng 7,4% của ngành bán lẻ trong 6 tháng đầu năm, theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê.Cùng kỳ, tổng mức bán lẻ cả nước đạt gần 2,4 triệu tỷ đồng. Như vậy, quy mô thị trường của 5 sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam này ước chiếm khoảng 6% ngành bán lẻ.Theo Metric, thương mại điện tử tại Việt Nam tiếp tục phát triển và trở thành điểm sáng trong toàn cảnh bức tranh kinh tế.Trong 5 sàn, đóng góp chính vào tăng trưởng doanh số kênh trực tuyến đến từ TikTok Shop và Shopee, lần lượt đạt 150,54 % và 65,97% so với cùng kỳ 2023.Kết quả này là nhờ 2 nền tảng có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.Thêm vào đó,TikTok Shop cùng những phiên KOC livestream trị giá hàng tỷ đồng liên tục gây sốt, cho thấy làn sóng Shoppertainment trên nền tảng này vẫn tiếp tục tăng trưởng rất mạnh mẽ.Nhờ lợi thế ở phân khúc giá rẻ, nhất là bán khuyến mại qua livestream, tăng trưởng tính theo sản lượng hàng hóa trên TikTok Shop tăng mạnh nhất nửa đầu năm, đến hơn 240% so với cùng kỳ 2023, trong khi Shopee tăng 65,5%.Trong khi Lazada, Tiki và Sendo tiếp tục chứng kiến mức sụt giảm chi tiêu của khách hàng ở mức 2 con số trong 6 tháng đầu năm.Cũng theo Metric, người tiêu dùng mua 1,533 triệu sản phẩm trực tuyến (tính theo đơn nhận thành công), tăng 65,5% so với cùng kỳ 2023. Đặc biệt, phân khúc giá rẻ dưới 200.000 đồng vẫn duy trì sức hấp dẫn mạnh mẽ, với thị phần tăng thêm 3% so với cùng kỳ.Người Việt chi tiêu nhiều nhất cho làm đẹp, thời trang và nhà cửaBáo cáo của Metric thể hiện, tính theo nhóm ngành, người Việt chi tiêu nhiều nhất cho làm đẹp, thời trang nữ và nhà cửa - đời sống trong nửa năm qua.Đây là 3 ngành dẫn đầu về doanh số lẫn sản lượng bán trực tuyến. Tính trung bình mỗi ngày, người Việt chi 144 tỷ đồng cho đồ làm đẹp, hơn 100 tỷ đồng cho quần áo nữ cũng như vật dụng nhà cửa.Theo Metric, đối với các mặt hàng thời trang nam nữ thì phân khúc giá dưới 200.000 vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo tới khoảng 2/3 thị trường.Nhưng đối với nhóm mặt hàng Nhà cửa & Đời sống lại cho thấy sự phân hóa khá rõ rệt, hai nhóm phân khúc giá phổ biến nhất của mặt hàng này là dưới 100.000 với 30,8% và trên 500.000 với gần 29%.Mặt khác đối với các sản phẩm Làm đẹp thì gần như nhu cầu của người tiêu dùng việc chia đều cho các mức giá trong đó phổ biến nhất vẫn là mức giá từ 100 đến 200.000 với 26%.Nhóm ngành hàng duy nhất có 70% doanh số thương mại điện tử đến từ phân khúc giá trên 500.000 đó là Điện gia dụng. Điều này là dễ hiểu bởi các sản phẩm trong ngành hàng này vốn có mức giá trung bình cao hơn nhiều so với các mặt hàng khác, nên việc phân khúc giá cao như vậy cũng là điều dễ hiểu.Hiện nay, mức giá sản phẩm phổ biến nhất của nhóm ngành này là nhóm từ 500.000 đồng –2.000.000 đồng và nhóm trên 5.000.000 đồng.Đi cùng tăng trưởng mạnh mẽ là nhiều thách thức cho người bán lẫn người mua hàng trực tuyến.Trước đó, Google & Temasek dự báo quy mô thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 24 tỷ USD vào 2025.Kênh mua bán online đang ngày càng cạnh tranh khi nhiều thương hiệu chuyển dần từ kênh bán hàng truyền thống sang, sự tham gia của những người nổi tiếng, các nhà xưởng muốn bán trực tiếp cho khách đầu cuối. Chưa kể, trên hầu hết sàn, khách còn có thể mua sản phẩm từ cửa hàng nước ngoài dễ dàng, đa dạng.Dữ liệu của Metric cho biết có 573.800 cửa hàng hoạt động trên 5 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop trong 6 tháng đầu năm. Ngược với doanh số tăng, lượng cửa hàng giảm 7,54% so với cùng kỳ, cho thấy mức độ cạnh tranh và đào thải cao.Ở góc độ khác, với người mua, cơ hội sắm hàng rẻ qua chợ mạng cũng đi kèm rủi ro bị hàng kém chất lượng trà trộn. Nửa năm qua, cơ quan quản lý thị trường đã triệt phá nhiều kho hàng trực tuyến có dấu hiệu bán sản phẩm giả hoặc không rõ nguồn gốc.Về xu hướng tiêu dùng nổi bật trong nửa đầu năm, báo cáo của Metric cho biết, nửa đầu năm 2024, các sản phẩm theo trend như Kẹp tóc hoa sứ và Táo đỏ Tân Cương bất ngờ tăng trưởng đột biến trên các sàn TMDT nhờ vào sức viral khủng khiếp trên các trang mạng xã hội như TikTok và Facebook.Trong đó, Kẹp hoa sứ - Phụ kiện thời trang hot nhất TikTok với giá chưa đến 10K đã tăng trưởng tới +627% doanh số và +3,400% sản lượng so với 6 tháng đầu năm 2023.Ngoài ra, các phiên livestream tiền tỷ trên TikTok liên tục là chủ đề gây sốt trong suốt 6 tháng đầu năm 2024. Đỉnh điểm như phiên Mega Live 5.5 với doanh số 100 tỷ đồng, hay Mega Sale 3.3 với 75 tỷ đồng.Các mặt hàng phổ biến nhất được bán trên Livestream phải kể đến như Mỹ phẩm, Thiết bị điện gia dụng gia đình, Quần áo, giày dép, Điện thoại, máy tính bảng, Đồ dùng nhà bếp. Đặc biệt, hàng nông Sản hay các sản phẩm có giá trị cao như ô tô, xe máy cũng bắt đầu ra nhập cuộc đua livestream. Trong đó, các sản phẩm ô tô, xe máy, hãng xe VinFast đã kết hợp với khá nhiều KOL, KOC nổi tiếng tổ chức các phiên livestream với doanh số cao có phiên đạt trên 3,3 tỷ đồng.
https://kevesko.vn/20240504/ban-hang-online-thu-36-ty-dong-nhung-quen-nop-thue-29597747.html
https://kevesko.vn/20240614/nguoi-dan-can-can-nhac-va-than-trong-trong-viec-mua-dau-tu-vang-30303658.html
https://kevesko.vn/20240723/viet-nam-nham-muc-gdp-binh-quan-dau-nguoi-7500-usd-nam-2030-30968602.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/1d/14448280_161:0:2892:2048_1920x0_80_0_0_71ede3427293f60e46d7b8c36e3349e9.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thương mại, tiền, xã hội, thông tin, chi phí, sản phẩm
việt nam, thương mại, tiền, xã hội, thông tin, chi phí, sản phẩm
Trong 6 tháng đầu năm nay, TikTok và Shopee đạt doanh thu ấn tượng nhờ các xu hướng mua sắm trending, trong khi đó, Tiki, Lazada hay Sendo chứng kiến thực trạng cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng.
Hơn 800 tỷ đồng mỗi ngày để mua hàng online
Báo cáo thị trường sàn bán lẻ trực tuyến 6 tháng đầu năm 2024 của công ty dữ liệu thương mại điện tử Metric - một trong hai đơn vị cung cấp dữ liệu
thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam – người Việt chi 800 tỷ đồng mỗi ngày để mua hàng online trên TikTok, Shopee, Lazada, Tiki, Sendo…
Metric cho hay, dữ liệu công bố được thu thập bằng công nghệ, đã loại bỏ đơn ảo và hàng quà tặng.
Tổng doanh số 5 sàn trong nửa năm qua đạt 143.900 tỷ đồng, tăng 54,91% so với cùng kỳ 2023. Tốc độ này cao hơn đáng kể so với tăng trưởng 7,4% của ngành bán lẻ trong 6 tháng đầu năm, theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê.
Cùng kỳ, tổng mức bán lẻ cả nước đạt gần 2,4 triệu tỷ đồng. Như vậy, quy mô thị trường của 5 sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam này ước chiếm khoảng 6% ngành bán lẻ.
Theo Metric, thương mại điện tử tại Việt Nam tiếp tục
phát triển và trở thành điểm sáng trong toàn cảnh bức tranh kinh tế.
Trong 5 sàn, đóng góp chính vào tăng trưởng doanh số kênh trực tuyến đến từ TikTok Shop và Shopee, lần lượt đạt 150,54 % và 65,97% so với cùng kỳ 2023.
Kết quả này là nhờ 2 nền tảng có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.
Thêm vào đó,TikTok Shop cùng những phiên KOC livestream trị giá hàng tỷ đồng liên tục gây sốt, cho thấy làn sóng Shoppertainment trên nền tảng này vẫn tiếp tục tăng trưởng rất mạnh mẽ.
Nhờ lợi thế ở phân khúc giá rẻ, nhất là bán khuyến mại qua livestream, tăng trưởng tính theo sản lượng hàng hóa trên TikTok Shop tăng mạnh nhất nửa đầu năm, đến hơn 240% so với cùng kỳ 2023, trong khi Shopee tăng 65,5%.
Trong khi Lazada, Tiki và Sendo tiếp tục chứng kiến mức sụt giảm chi tiêu của khách hàng ở mức 2 con số trong 6 tháng đầu năm.
Cũng theo Metric, người tiêu dùng mua 1,533 triệu sản phẩm trực tuyến (tính theo đơn nhận thành công), tăng 65,5% so với cùng kỳ 2023. Đặc biệt, phân khúc giá rẻ dưới 200.000 đồng vẫn duy trì sức hấp dẫn mạnh mẽ, với thị phần tăng thêm 3% so với cùng kỳ.
“Với nhiều biến động của tình hình kinh tế hiện nay, thắt chặt chi tiêu vẫn là tiêu chí được nhiều gia đình áp dụng. Vì vậy, người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền”, Metric lưu ý.
Người Việt chi tiêu nhiều nhất cho làm đẹp, thời trang và nhà cửa
Báo cáo của Metric thể hiện, tính theo nhóm ngành, người Việt chi tiêu nhiều nhất cho làm đẹp, thời trang nữ và nhà cửa - đời sống trong nửa năm qua.
Đây là 3 ngành dẫn đầu về doanh số lẫn sản lượng bán trực tuyến. Tính trung bình mỗi ngày, người Việt chi 144 tỷ đồng cho đồ làm đẹp, hơn 100 tỷ đồng cho quần áo nữ cũng như vật dụng nhà cửa.
Theo Metric, đối với các mặt hàng thời trang nam nữ thì phân khúc giá dưới 200.000 vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo tới khoảng 2/3
thị trường.
Nhưng đối với nhóm mặt hàng Nhà cửa & Đời sống lại cho thấy sự phân hóa khá rõ rệt, hai nhóm phân khúc giá phổ biến nhất của mặt hàng này là dưới 100.000 với 30,8% và trên 500.000 với gần 29%.
Mặt khác đối với các sản phẩm Làm đẹp thì gần như nhu cầu của người tiêu dùng việc chia đều cho các mức giá trong đó phổ biến nhất vẫn là mức giá từ 100 đến 200.000 với 26%.
Nhóm ngành hàng duy nhất có 70% doanh số thương mại điện tử đến từ phân khúc giá trên 500.000 đó là Điện gia dụng. Điều này là dễ hiểu bởi các sản phẩm trong ngành hàng này vốn có mức giá trung bình cao hơn nhiều so với các mặt hàng khác, nên việc phân khúc giá cao như vậy cũng là điều dễ hiểu.
Hiện nay, mức giá sản phẩm phổ biến nhất của nhóm ngành này là nhóm từ 500.000 đồng –2.000.000 đồng và nhóm trên 5.000.000 đồng.
Đi cùng tăng trưởng mạnh mẽ là nhiều thách thức cho người bán lẫn người mua hàng trực tuyến.
Trước đó, Google & Temasek dự báo quy mô thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 24 tỷ USD vào 2025.
Kênh mua bán online đang ngày càng
cạnh tranh khi nhiều thương hiệu chuyển dần từ kênh bán hàng truyền thống sang, sự tham gia của những người nổi tiếng, các nhà xưởng muốn bán trực tiếp cho khách đầu cuối. Chưa kể, trên hầu hết sàn, khách còn có thể mua sản phẩm từ cửa hàng nước ngoài dễ dàng, đa dạng.
Dữ liệu của Metric cho biết có 573.800 cửa hàng hoạt động trên 5 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop trong 6 tháng đầu năm. Ngược với doanh số tăng, lượng cửa hàng giảm 7,54% so với cùng kỳ, cho thấy mức độ cạnh tranh và đào thải cao.
Ở góc độ khác, với người mua, cơ hội sắm hàng rẻ qua chợ mạng cũng đi kèm rủi ro bị hàng kém chất lượng trà trộn. Nửa năm qua, cơ quan quản lý thị trường đã triệt phá nhiều kho hàng trực tuyến có dấu hiệu bán sản phẩm giả hoặc không rõ nguồn gốc.
Về xu hướng tiêu dùng nổi bật trong nửa đầu năm, báo cáo của Metric cho biết, nửa đầu năm 2024, các sản phẩm theo trend như Kẹp tóc hoa sứ và Táo đỏ Tân Cương bất ngờ tăng trưởng đột biến trên các sàn TMDT nhờ vào sức viral khủng khiếp trên các trang mạng xã hội như TikTok và Facebook.
Trong đó, Kẹp hoa sứ - Phụ kiện thời trang hot nhất TikTok với giá chưa đến 10K đã tăng trưởng tới +627% doanh số và +3,400% sản lượng so với 6 tháng đầu năm 2023.
Ngoài ra, các phiên livestream tiền tỷ trên TikTok liên tục là chủ đề gây sốt trong suốt 6 tháng đầu năm 2024. Đỉnh điểm như phiên Mega Live 5.5 với doanh số 100 tỷ đồng, hay Mega Sale 3.3 với 75 tỷ đồng.
Các mặt hàng phổ biến nhất được bán trên Livestream phải kể đến như Mỹ phẩm, Thiết bị điện gia dụng gia đình, Quần áo, giày dép, Điện thoại, máy tính bảng, Đồ dùng nhà bếp. Đặc biệt, hàng nông Sản hay các sản phẩm có giá trị cao như ô tô, xe máy cũng bắt đầu ra nhập cuộc đua livestream. Trong đó, các sản phẩm ô tô, xe máy, hãng xe
VinFast đã kết hợp với khá nhiều KOL, KOC nổi tiếng tổ chức các phiên livestream với doanh số cao có phiên đạt trên 3,3 tỷ đồng.