Mỹ bất ngờ hoãn công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

© iStock.com / LordRunarCảnh Hà Nội
Cảnh Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2024
Đăng ký
Bộ Thương mại Hoa Kỳ hôm 24/7 thông báo hoãn quyết định về việc nâng cấp Việt Nam lên thành “nền kinh tế thị trường” vì “lý do kỹ thuật”.
Việc thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường có tầm quan trọng đặc biệt với cả Washington và Hà Nội. Giới chuyên gia nêu quan điểm, dù Mỹ coi đây là quyết định khó khăn và nhạy cảm thì việc công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường sẽ có lợi cho cả hai nước.

Mỹ trì hoãn việc công nhận nền kinh tế thị trường

Theo Reuters, Bộ Thương mại Hoa Kỳ hôm thứ Tư (24/7) cho biết đã trì hoãn một “quyết định khó khăn” về việc có nên nâng cấp Việt Nam lên thành nền kinh tế thị trường hay không.
Quyết định công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam được hoãn khoảng một tuần từ nay cho đến đầu tháng 8.
Nguyên nhân Mỹ tạm hoãn, chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường là vì sự cố gián đoạn công nghệ thông tin liên quan lỗi phần mềm công ty an ninh mạng CrowdStrike.
Tiền VND - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2024
Bộ Tài chính Hoa Kỳ khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ
Reuters tham chiếu bản ghi nhớ của Bộ Thương mại Mỹ nêu, thời hạn cho các quyết định cuối cùng trong các vụ kiện chống bán phá giá sẽ được gia hạn "tổng cộng 6 ngày" do "sự gián đoạn liên tục đối với các nguồn lực và nền tảng IT của Bộ Thương mại Mỹ".
Quyết định nâng cấp mà Hà Nội mong đợi từ lâu lẽ ra sẽ được đưa ra vào thứ Sáu này. Như Sputnik đưa tin trước đó, Mỹ đã bắt đầu xem xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và theo kế hoạch, lẽ ra Mỹ sẽ công bố kết quả vào ngày 26/7 tới đây.
Tuy nhiên, việc nâng cấp đang gặp phải sự phản đối từ một số ngành công nghiệp Mỹ.
Nhiều nhà sản xuất thép Hoa Kỳ, các hộ nuôi tôm và nuôi ong lấy mật ở Bờ Vịnh phản đối công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Dù vậy, ở chiều ngược lại, các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác ủng hộ cơ chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Nếu được Mỹ thừa nhận quan hệ kinh tế thị trường, Việt Nam sẽ được giảm thuế chống bán phá giá trừng phạt đối với hàng nhập khẩu do hiện tại đất nước đang bị xem là nền kinh tế phi thị trường.

Lợi đôi bên

Đánh giá về vấn đề này, TS. Huỳnh Thế Du, Quản lý Chương trình, Trường O'Neill thuộc Đại học Indiana (Hoa Kỳ), giảng viên thỉnh giảng Trường đại học Fulbright Việt Nam khẳng định, việc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam sẽ đem lại lợi ích cho cả Việt Nam và Mỹ.

“Nếu Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường, đây sẽ là điều kiện cực kỳ tốt cho Việt Nam và tốt cho cả quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ”, ông Du nói với báo Đầu tư từ Hoa Kỳ.

Theo chuyên gia, trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc trở nên phức tạp, câu chuyện của thế giới bây giờ là xây liên minh, tạo ảnh hưởng, vì lợi ích quốc gia. Do vậy, TS. Huỳnh Thế Du nhìn nhận, việc Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam là “phù hợp” thực tế hiện nay.
“Việc Mỹ chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam giống như một “chiếc barie”, khiến lưu thông kinh tế giữa 2 bên chưa thông suốt, phát sinh chi phí cho cả 2 bên. Nếu “chiếc barie” này được tháo bỏ, sẽ đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp 2 nước, có lợi cho sự phát triển của thế giới nói chung”, ông nói.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2024
Hoa Kỳ ghi nhận tiến bộ của Việt Nam, nhưng vẫn thiếu khách quan
Vị chuyên gia phân tích, những năm qua, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn bị “xử ép” với cáo buộc bán phá giá vào Mỹ nhưng nếu Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, thì mọi thứ sẽ khác, hàng hóa từ Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ không bị áp thuế chống bán phá giá và đương nhiên là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi.
Hơn nữa, doanh nghiệp Hoa Kỳ đang làm ăn với doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi, không còn bị ràng buộc bởi làm ăn với doanh nghiệp của một nền kinh tế phi thị trường.
“Hai nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ mang tính bổ sung, bổ trợ cho nhau, chứ không cạnh tranh với nhau. Vì vậy, việc làm ăn, kinh doanh giữa 2 nước thuận lợi, dễ dàng hơn là điều mà mọi doanh nghiệp, nhà đầu tư Hoa Kỳ đều mong muốn”, ông Huỳnh Thế Du khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала