Đề xuất miễn trừ trách nhiệm phát ngôn của đại biểu Quốc hội Việt Nam

© Ảnh : Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí MinhToàn cảnh tọa đàm về Luật Tổ chức Quốc hội, sáng 30-7. Ảnh: L.THOA
Toàn cảnh tọa đàm về Luật Tổ chức Quốc hội, sáng 30-7. Ảnh: L.THOA - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2024
Đăng ký
TS. Cao Vũ Minh lưu ý, các phát ngôn chất vấn của đại biểu Quốc hội trên nghị trường thậm chí có thể trở thành đề tài công kích từ nhiều chủ thể.
Do đó, việc bổ sung quyền miễn trừ với các phát ngôn của đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ là hết sức cần thiết.

Cần có tiêu chuẩn cụ thể về đại biểu Quốc hội

Theo thông tin trên báo Pháp luật TPHCM, sáng 30/7, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM đã tổ chức buổi tọa đàm về việc thực hiện Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020.
Tại sự kiện, các đại biểu đã đề nghị đặt ra tiêu chuẩn lựa chọn đại biểu Quốc hội, trong bối cảnh có một số đại biểu bị sai phạm, phải xử lý thời gian qua.
Bà Võ Thị Dung, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM, cho rằng người dân rất ủng hộ công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực “không có vùng cấm”, nhưng cũng rất lo lắng khi có một số đại biểu Quốc hội vi phạm pháp luật đến mức phải khởi tố, một số vị trí cán bộ chủ chốt bị thay đổi.
Bà Võ Thị Dung đề nghị đặt ra cơ chế giám sát của nhân dân đối với điều kiện, tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, nhằm ngăn ngừa những trường hợp này.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu bế mạc Phiên họp thứ 35 của UBTV Quốc hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2024
Việt Nam bàn nhiều vấn đề quan trọng ở kỳ họp thứ 8 của Quốc hội
Nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng đề nghị nghiên cứu sửa đổi về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội. Theo bà, đây là vấn đề khó nhưng cần làm vì quy định hiện còn quá chung chung.
Vừa qua, Bộ chính trị đã ban hành Quy định 144 về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Bà Dung đề nghị sửa đổi sao cho phù hợp với quy định này.
“Cần quy định rõ hơn về trình độ, sức khỏe, sự tín nhiệm của đại biểu Quốc hội, chứ nói chung chung thì rất khó, khi tiêu chuẩn chung chung thì ai cũng ứng cử, quá trình chọn lựa sẽ khó khăn hơn…”, - bà Dung phân tích.
Theo bà, khi đã có tiêu chuẩn cụ thể rồi, đại biểu Quốc hội vi phạm các tiêu chuẩn đó trong quá trình làm đại biểu thì hoàn toàn có thể bị xem xét xử lý.
Về phần mình, ông Nguyễn Anh Vũ – Giảng viên Học viện Cán bộ TP.HCM, đề nghị trước khi phê chuẩn các ứng viên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, cần tổ chức phiên chất vấn của Quốc hội.
Ông Vũ cho rằng, việc bổ sung phiên chất vấn sẽ góp phần nâng cao chất lượng nhân sự của tập thể Chính phủ, vì Quốc hội có cơ sở để đánh giá năng lực, trình độ, phẩm chất của ứng viên. Đây còn là dịp để ứng viên trình bày quan điểm, kế hoạch hành động và cam kết của mình nếu được bổ nhiệm.
Phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2024
Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Đất đai
Việc thực hiện phiên chất vấn này cũng thể hiện tính chất của Quốc hội là cơ quan có quyền lực nhà nước cao nhất, là chủ thể có tiếng nói quyết định trong lựa chọn nhân sự cấp cao của bộ máy Nhà nước ở Trung ương.

Quyền miễn trừ trách nhiệm với phát ngôn của đại biểu

Tại tọa đàm, nhiều đại biểu đã thảo luận về việc bảo vệ phát ngôn của các đại biểu trong các kỳ họp Quốc hội.
TS. Cao Vũ Minh, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM, cho biết theo Điều 37 Luật Tổ chức Quốc hội, đại biểu Quốc hội có quyền miễn trừ nhưng trên thực tế, quy định này chỉ ghi nhận về quyền bất khả xâm phạm (không bị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc) của đại biểu.
Theo TS. Minh, quy định này không đề cập đến quyền miễn trừ trách nhiệm của đại biểu Quốc hội đối với các phát ngôn của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đại biểu.
TS. Minh cho rằng, với quá trình đổi mới và hoạt động ngày càng dân chủ của Quốc hội, các đại biểu đã bắt đầu đối mặt với nguy cơ phải chịu trách nhiệm pháp lý về những phát ngôn của mình trong quá trình làm nhiệm vụ là người đại diện của nhân dân. Thậm chí, những phát ngôn chất vấn của đại biểu còn có thể trở thành đề tài công kích từ những chủ thể khác.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2024
Việt Nam: Cơ quan Quốc hội phát hiện 6 văn bản trái pháp luật
Do đó, để bảo đảm sự độc lập và tự do trong việc trình bày chính kiến của các đại biểu Quốc hội, cần thiết quy định về quyền miễn trừ đối với các phát ngôn của đại biểu trong nhiệm kỳ.
Từ đó, bên cạnh nội dung về quyền bất khả xâm phạm như hiện nay, TS. Cao Vũ Minh đề xuất Quốc hội bổ sung quyền miễn trừ trách nhiệm đối với các phát ngôn của đại biểu trong nhiệm kỳ.

“Hiến pháp là khế ước thiêng liêng”

Theo PGS-TS Huỳnh Văn Thới, quyền Giám đốc Phân viện Học viện hành chính Quốc gia tại TP.HCM, cần cân nhắc sửa đổi quy định tại khoản 1 điều 1 của luật Tổ chức Quốc hội.
Báo Thanh Niên dẫn lời ông Thới nêu, về bản chất thì quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước không thể là quyền lực phát sinh cho bộ máy nhà nước, mà đó là quyền lực ủy thác từ phía nhân dân thông qua khế ước thiêng liêng nhất là Hiến pháp.
“Khoản 2 điều 2 của Hiến pháp năm 2013 cũng đã xác định khá là rõ, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là do nhân dân làm chủ và tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, - chuyên gia lưu ý.
PGS-TS Thới còn nêu vấn đề, nếu xem Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Việt Nam thì có thể kiểm soát được Quốc hội hay không. Đây cũng là điểm cần lưu ý.
Tiếp đó, ông Thới cũng đề nghị, đã đến lúc cần tách quyền lập hiến ra khỏi quyền lập pháp của Quốc hội và trao quyền lập hiến này cho nhân dân với quyền phúc quyết của nhân dân đối với hiến pháp.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Chương trình công tác năm 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2023
Việt Nam chuẩn bị kỹ cho kỳ họp bất thường của Quốc hội
Về vấn đề này, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Trợ lý Bí thư Thành ủy TP.HCM) nêu quan điểm, đối với việc tách quyền lập hiến và quyền lập pháp thì cần phải trưng cầu ý dân vì 2 quyền này đã được quy định trong Hiến pháp, muốn tách ra thì phải thay đổi Hiến pháp.

“Là đại biểu Quốc hội, tôi cũng chưa hài lòng ở việc thực hiện chức năng lập pháp. Cơ quan soạn thảo dự thảo luật hiện nay không phải là đại biểu Quốc hội mà là của Chính phủ. Mong muốn của các đại biểu Quốc hội là đơn vị soạn thảo luật phải là đại biểu Quốc hội, phải là các Ủy ban của Quốc hội chứ không phải là của Chính phủ. Chúng ta có thể mời Chính phủ, các chuyên gia để tham gia tổ biên soạn này”, - ông Trần Hoàng Ngân bày tỏ.

Đồng thời, chuyên gia đề xuất, để quyền lập pháp thật sự chuyên nghiệp, cần tăng số lượng đại biểu chuyên trách, tăng số buổi họp có đại biểu chuyên trách và thay đổi nội dung kỳ họp, thống nhất nội dung, từ ngữ trong các hệ thống văn bản luật…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала