https://kevesko.vn/20240730/thu-tuong-viet-nam-sap-di-tham-an-do-31093441.html
Thủ tướng Việt Nam sắp đi thăm Ấn Độ
Thủ tướng Việt Nam sắp đi thăm Ấn Độ
Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao chiều ngày 30/7 cho biết, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ từ ngày 30/7 đến ngày 1/8/2024, theo lời mời của Thủ tướng... 30.07.2024, Sputnik Việt Nam
2024-07-30T19:01+0700
2024-07-30T19:01+0700
2024-07-30T19:01+0700
việt nam
phạm minh chính
ấn độ
chính trị
narendra modi
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/16/18027400_0:0:2001:1125_1920x0_80_0_0_785f48d7251f8e1e182b9fe81b7e1bfb.jpg
Đây là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên cương vị lãnh đạo Chính phủ.Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra trong bối cảnh quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại Việt Nam - Ấn Độ phát triển nhanh chóng và tích cực trong thời gian qua.Thủ tướng Việt Nam sắp thăm Ấn ĐộTheo thông báo của Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sắp thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ từ ngày 30/7 đến ngày 1/8/2024.Đáng chú ý, đây là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên cương vị người đứng đầu chính phủ Việt Nam.Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng là một trong những lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được mời thăm Ấn Độ sau khi nước này bầu Hạ viện và có chính phủ nhiệm kỳ mới.Việt Nam - Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1972. Đến năm 2016, hai nước nâng tầm quan hệ thành Đối tác Chiến lược toàn diện.Hơn 50 năm qua, Ấn Độ là một trong những đối tác tin quan trọng của Việt Nam ở cả cấp độ song phương và đa phương trên tất cả các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, hợp tác kinh tế - thương mại – đầu tư.Trong tuyên bố chính thức trước đó, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã nâng cấp “Chính sách hướng Đông” thành chính sách “Hành động hướng Đông” nhằm thể hiện quyết tâm tăng cường các kết nối về kinh tế với thị trường Đông Nam Á cũng như nâng cao vai trò và vị thế của Ấn Độ tại khu vực, trong đó, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chính sách này.Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính được kỳ vọng sẽ củng cố các lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và đồng thời mở rộng ra những lĩnh vực hai bên cùng quan tâm như điện tử, viễn thông, AI, bán dẫn, công nghệ sinh học, dược phẩm, năng lượng tái tạo, kinh tế xanh, kinh tế số.Đối tác kinh tế quan trọngMột lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương cho biết, Ấn Độ hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Nam Á; là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam.Kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch của Việt Nam với các nước Nam Á khác và có sự tăng trưởng đáng kể trong thời gian qua.Điển hình, giai đoạn 2011-2016, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam Ấn Độ tăng 1,3 lần từ 2,9 tỷ USD lên 5,4 tỷ USD. Tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 17,3%.Giai đoạn 2017-2023, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam Ấn Độ tăng 1,8 lần từ 7,7 tỷ USD lên 14,3 tỷ USD. Tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 12%.Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đạt 7,18 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023.Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ấn Độ bao gồm: Máy tính và hàng điện tử, điện thoại di động và phụ kiện; máy móc và thiết bị, thép và các kim loại khác, hóa chất, giày dép, hàng may mặc, cao su, sản phẩm gỗ...Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ hàng kỹ thuật, nông sản (bao gồm thịt và thủy sản), hóa chất và dược phẩm, hàng điện tử, khoáng sản, bông và dệt may, nhựa...Về hợp tác đầu tư, Ấn Độ đứng thứ 26/141 các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (hiện có 353 dự án đầu tư FDI đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1,1 tỷ USD).Nhiều tập đoàn và công ty lớn của Ấn Độ đều đã có mặt tại Việt Nam, tham gia đầu tư tại nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.Nhiều cơ hộiLãnh đạo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho rằng, quan hệ kinh tế hai nước chưa ngang tầm với quan hệ chính trị rất tốt đẹp, với tiềm năng, thế mạnh và chưa đáp ứng được kỳ vọng của hai bên.Trong đó, đầu tiên, cả Việt Nam và Ấn Độ có nền kinh tế tăng trưởng tốt và môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.Thứ hai, việc di chuyển giữa hai nước hết sức thuận lợi với các đường bay thẳng giữa các thành phố lớn. Hiện cả Việt Nam và Ấn Độ đã thiết lập được đường bay thẳng giữa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng với nhiều thành phố của Ấn Độ như Delhi, Mumbai... với tần suất gần 50 chuyến bay/tuần.Thứ ba, cơ cấu ngành hàng của hai nước có sự bổ sung lẫn nhau. Đại diện Bộ Công Thương cho biết, cả Việt Nam và Ấn Độ đều có nhu cầu cao đối với hàng hóa của mỗi bên.Với cơ cấu hàng hóa bổ sung lẫn nhau, Việt Nam có thể cung cấp cho Ấn Độ nhiều loại hàng hóa đa dạng, từ nông thủy sản, gia vị phục vụ tiêu dùng và sản xuất xuất khẩu; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, thiết bị điện tử; các sản phẩm hóa chất, phân bón, chất dẻo; đến các sản phẩm tiêu dùng, đồ thủ công mỹ nghệ…Ngược lại, Ấn Độ là nguồn cung cấp nguyên phụ liệu phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước của Việt Nam như dệt may, da giày, dược phẩm, linh kiện, phụ tùng, thức ăn gia súc và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, khoáng sản.
https://kevesko.vn/20220627/cach-viet-nam-va-an-do-tang-cuong-quan-he-quoc-phong-15941320.html
https://kevesko.vn/20211216/cong-dong-nguoi-viet-nam-o-an-do-cau-noi-cho-quan-he-song-phuong-viet---an-12890765.html
https://kevesko.vn/20211216/viet-nam---an-do-quan-he-thuong-mai-tao-xung-luc-moi-12889997.html
https://kevesko.vn/20190510/an-do-cam-ket-tang-cuong-quan-he-hop-tac-voi-viet-nam-7481547.html
ấn độ
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/16/18027400_91:0:1862:1328_1920x0_80_0_0_501750497e587512e297af1802f1c36c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, phạm minh chính, ấn độ, chính trị, narendra modi, kinh tế
việt nam, phạm minh chính, ấn độ, chính trị, narendra modi, kinh tế
Đây là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của
Thủ tướng Phạm Minh Chính trên cương vị lãnh đạo Chính phủ.
Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra trong bối cảnh quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại Việt Nam - Ấn Độ phát triển nhanh chóng và tích cực trong thời gian qua.
Thủ tướng Việt Nam sắp thăm Ấn Độ
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sắp thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ từ ngày 30/7 đến ngày 1/8/2024.
Đáng chú ý, đây là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên cương vị người đứng đầu chính phủ Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng là một trong những lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được mời thăm Ấn Độ sau khi nước này bầu Hạ viện và có chính phủ nhiệm kỳ mới.
“Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính được thực hiện theo lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi”, - thông cáo của Bộ Ngoại giao nêu rõ.
Việt Nam - Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1972. Đến năm 2016, hai nước nâng tầm quan hệ thành Đối tác Chiến lược toàn diện.
Hơn 50 năm qua, Ấn Độ là một trong những đối tác tin quan trọng của Việt Nam ở cả cấp độ song phương và đa phương trên tất cả các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, hợp tác kinh tế - thương mại – đầu tư.
Trong tuyên bố chính thức trước đó, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã nâng cấp “Chính sách hướng Đông” thành chính sách “Hành động hướng Đông” nhằm thể hiện quyết tâm tăng cường các kết nối về kinh tế với thị trường Đông Nam Á cũng như nâng cao vai trò và vị thế của Ấn Độ tại khu vực, trong đó, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chính sách này.
“Việt Nam là trụ cột mạnh mẽ trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ” và “quan hệ song phương giữa hai nước dựa trên sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau và hội tụ những quan điểm về các vấn đề khác nhau trong khu vực và toàn cầu”, - ông Modi từng phát biểu hồi tháng 9/2016 trước Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu, Trung Quốc.
Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính được kỳ vọng sẽ củng cố các lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và đồng thời mở rộng ra những lĩnh vực hai bên cùng quan tâm như điện tử, viễn thông, AI, bán dẫn, công nghệ sinh học, dược phẩm, năng lượng tái tạo, kinh tế xanh, kinh tế số.
Đối tác kinh tế quan trọng
Một lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương cho biết, Ấn Độ hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Nam Á; là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch của Việt Nam với các nước Nam Á khác và có sự tăng trưởng đáng kể trong thời gian qua.
Điển hình, giai đoạn 2011-2016, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam Ấn Độ tăng 1,3 lần từ 2,9 tỷ USD lên 5,4 tỷ USD. Tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 17,3%.
16 Tháng Mười Hai 2021, 11:22
Giai đoạn 2017-2023, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam Ấn Độ tăng 1,8 lần từ 7,7 tỷ USD lên 14,3 tỷ USD. Tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 12%.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đạt 7,18 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ấn Độ bao gồm: Máy tính và hàng điện tử, điện thoại di động và phụ kiện; máy móc và thiết bị, thép và các kim loại khác, hóa chất, giày dép, hàng may mặc, cao su, sản phẩm gỗ...
Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ hàng kỹ thuật, nông sản (bao gồm thịt và thủy sản), hóa chất và dược phẩm, hàng điện tử, khoáng sản, bông và dệt may, nhựa...
Về hợp tác đầu tư, Ấn Độ đứng thứ 26/141 các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (hiện có 353 dự án đầu tư FDI đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1,1 tỷ USD).
Nhiều tập đoàn và công ty lớn của Ấn Độ đều đã có mặt tại Việt Nam, tham gia đầu tư tại nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.
16 Tháng Mười Hai 2021, 10:24
“Thị trường Việt Nam cũng được coi là cửa ngõ để hàng hóa Ấn Độ thúc đẩy thâm nhập vào thị trường các nước ASEAN và các đối tác khác của Việt Nam. Hai nước đang phấn đấu để sớm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 20 tỷ trong thời gian tới”, - lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á – châu Phi thông tin trên báo Công Thương.
Lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho rằng, quan hệ kinh tế hai nước chưa ngang tầm với quan hệ chính trị rất tốt đẹp, với tiềm năng, thế mạnh và chưa đáp ứng được kỳ vọng của hai bên.
Trong đó, đầu tiên, cả Việt Nam và Ấn Độ có nền kinh tế tăng trưởng tốt và môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, việc di chuyển giữa hai nước hết sức thuận lợi với các đường bay thẳng giữa các thành phố lớn. Hiện cả Việt Nam và Ấn Độ đã thiết lập được đường bay thẳng giữa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng với nhiều thành phố của Ấn Độ như Delhi, Mumbai... với tần suất gần 50 chuyến bay/tuần.
Thứ ba, cơ cấu ngành hàng của hai nước có sự bổ sung lẫn nhau. Đại diện Bộ Công Thương cho biết, cả Việt Nam và Ấn Độ đều có nhu cầu cao đối với hàng hóa của mỗi bên.
Với cơ cấu hàng hóa bổ sung lẫn nhau, Việt Nam có thể cung cấp cho Ấn Độ nhiều loại hàng hóa đa dạng, từ nông thủy sản, gia vị phục vụ tiêu dùng và sản xuất xuất khẩu; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, thiết bị điện tử; các sản phẩm hóa chất, phân bón, chất dẻo; đến các sản phẩm tiêu dùng, đồ thủ công mỹ nghệ…
Ngược lại, Ấn Độ là nguồn cung cấp nguyên phụ liệu phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước của Việt Nam như dệt may, da giày, dược phẩm, linh kiện, phụ tùng, thức ăn gia súc và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, khoáng sản.