Nóng: Ấn Độ cho Việt Nam vay 300 triệu USD cùng chiến lược hành động mới
© Ảnh : TTXVN - An Văn ĐăngThủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
© Ảnh : TTXVN - An Văn Đăng
Đăng ký
Việt Nam và Ấn Độ đã ký kết 9 văn kiện quan trọng dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và người đồng cấp Narendra Modi, trong đó, đáng chú ý là hiệp định vay tín dụng giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Ấn Độ trị giá 300 triệu USD.
Theo truyền thông quốc gia Nam Á, Ấn Độ cung cấp gói tài chính trị giá 300 triệu USD nhằm giúp Việt Nam tăng cường an ninh hàng hải. Ấn Độ và Việt Nam nhất trí thông qua kế hoạch hành động mới nhằm mở rộng quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Cụ thể, Việt Nam và Ấn Độ đã ra tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ và thúc đẩy hợp tác hai nước với phương châm "Năm hơn" sau hội đàm cấp cao giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Việt Nam và Ấn Độ khẳng định luôn coi nhau là những người bạn và luôn sát cánh bên nhau trong suốt chiều dài lịch sử, hiện tại và tương lai.
© Ảnh : TTXVN - An Văn ĐăngThủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
© Ảnh : TTXVN - An Văn Đăng
Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ và chiến lược hành động mới
Chiều 1/8, ngay sau cuộc hội đàm “chân thành, tin cậy, nồng ấm, cởi mở, thiết thực, hiệu quả” – theo thông cáo từ Chính phủ Việt Nam - Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có cuộc gặp gỡ với báo chí.
“Hai bên đánh giá Việt Nam-Ấn Độ là những người bạn luôn sát cánh bên nhau trong suốt chiều dài lịch sử, hiện tại và tương lai; nhất trí thông qua Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ và thúc đẩy hợp tác hai nước với phương châm Năm hơn", - báo Chính phủ khẳng định.
Phát biểu trước báo chí, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ cảm ơn Thủ tướng Narendra Modi và các bạn Ấn Độ đã tiếp chu đáo, quý mến, trọng thị và thân tình.
Sáng nay 1/8, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tiếp đón rất chân tình và trọng thị nhà lãnh đạo Việt Nam. Ông Modi xuống tận nơi xe đỗ để đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và dành cái ôm thân thiết cho người bạn phương xa.
Phát biểu tại họp báo sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam và Ấn Độ có tin cậy chính trị cao; văn hóa văn minh tương đồng, ý tưởng tương thông; kinh tế bổ trợ; cùng chung khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng và còn nhiều tiềm năng, dư địa hợp tác, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để phù hợp với xu thế chung của thời đại, cũng như phục vụ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân và thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi nước.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mở ra một chương mới cho quan hệ giữa hai nước.
Ông Modi chia sẻ, trong 10 năm qua, quan hệ hai bên đã ngày càng sâu sắc hơn, nâng cấp lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Thương mại song phương tăng trưởng 85%; hợp tác năng lượng, công nghệ và phát triển được nâng cao; hợp tác quốc phòng và an ninh được tiếp thêm năng lượng; kết nối cũng được tăng cường.
“Việt Nam là đối tác quan trọng, là trụ cột mạnh mẽ trong Chính sách hành động hướng Đông của Ấn Độ; hoan nghênh quyết định của Việt Nam tham gia Liên minh cơ sở hạ tầng chống chịu thiên tai do Ấn Độ đề xướng”, - Thủ tướng Modi bày tỏ.
Thúc đẩy hợp tác với phương châm “Năm hơn”
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hai nước đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung về Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện nhân chuyến thăm, và nhất trí thúc đẩy hợp tác hai nước với phương châm “năm hơn”.
Trong đó, tin cậy chính trị - chiến lược cao hơn; trao đổi và tiếp xúc thường niên giữa hai nước trên các kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân, phát huy tối đa hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương và triển khai hiệu quả Chương trình Hành động giai đoạn 2024 - 2028.
Hợp tác quốc phòng - an ninh rộng mở hơn, sâu sắc hơn, trong đó có việc triển khai hiệu quả Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2030. Cùng với đó, tầm nhìn, hành động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư thực chất và hiệu quả hơn, trong đó nhất trí tăng gấp đôi kim ngạch thương mại và đầu tư hai chiều trong 3 - 5 năm tới.
Hợp tác khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo trở thành động lực mạnh mẽ hơn, trong đó khai thác tối đa những tiềm năng và lợi thế của hai nước cũng như cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để thúc đẩy hợp tác về nghiên cứu khoa học, năng lượng nguyên tử, đất hiếm, năng lượng tái tạo, các lĩnh vực công nghệ mới như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây...
© Ảnh : TTXVN - An Văn ĐăngThủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
© Ảnh : TTXVN - An Văn Đăng
Hợp tác văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân kết nối mật thiết hơn, trong đó tăng cường kết nối về văn hóa, văn minh, lịch sử, tôn giáo giữa hai nước, đưa những giá trị này trở thành nền tảng, động lực để củng cố tình hữu nghị, giao lưu nhân dân giữa hai nước.
Theo thông cáo sau hội đàm, hai bên cũng nhất trí làm sâu sắc hơn nữa hợp tác khu vực và quốc tế; tiếp tục phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là Liên Hợp Quốc, ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt; thúc đẩy đối thoại hòa bình, xây dựng lòng tin giữa các nước; phát huy vai trò trung tâm của ASEAN; thúc đẩy các cơ chế hợp tác Tiểu vùng Me Kong.
Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và ủng hộ vai trò ngày càng quan trọng của Ấn Độ trong các thể chế hợp tác quan trọng ở khu vực và toàn cầu.
Đáng chú ý, nhân chuyến thăm này, Việt Nam đã quyết định tham gia Liên minh cơ sở hạ tầng chống chịu thiên tai (CDRI) và khẳng định sớm hoàn tất thủ tục để tham gia Liên minh năng lượng mặt trời quốc tế (ISA) do Ấn Độ đề xướng. Hai bên nhất trí thiết lập Tham vấn về ngoại giao kinh tế cấp thứ trưởng ngoại giao.
Lãnh đạo Việt Nam và Ấn Độ khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982; nhất trí trao đổi, chia sẻ thông tin và tăng cường hợp tác, cùng phấn đấu đưa Biển Đông thành vùng biển của hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Nhân dịp này, các cơ quan chức năng của hai nước đã ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng về quốc phòng, ngoại giao, tư pháp, văn hóa, y tế, nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực... và nhiều văn kiện hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư của các doanh nghiệp.
“Chúng tôi tái khẳng định sự ưu tiên và coi trọng mà Việt Nam và Ấn Độ dành cho nhau trong chính sách đối ngoại; nhất trí sẽ tiếp tục trân trọng, gìn giữ, củng cố, tăng cường quan hệ truyền thống giữa Việt Nam và Ấn Độ với tư cách là những người bạn chân thành, tin cậy, thủy chung son sắt, cùng sát cánh bên nhau trong suốt chiều dài lịch sử, hiện tại và trong tương lai”, - Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Hà Nội và New Delhi nỗ lực tìm ra điểm đột phá đưa quan hệ song phương phát triển lên tầm cao mới, tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa hai nước trong giai đoạn chiến lược mới, vì sự thịnh vượng, hùng cường của mỗi nước, vì đời sống hạnh phúc về vật chất và tinh thần của nhân dân hai nước.
“Với những kết quả thực chất nêu trên, quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ sẽ bước sang một giai đoạn phát triển mới ngày càng sâu sắc và tin cậy, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước, vì sự hùng cường, thịnh vượng của mỗi nước và hòa bình, vì hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới”, - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng.
Ký kết 9 văn kiện quan trọng: Gói tài chính 300 triệu USD đáng chú ý
Ấn Độ hôm thứ Năm đã đề nghị khoản vay 300 triệu đô la giúp Việt Nam củng cố an ninh hàng hải khi hai bên tái khẳng định mong muốn tăng gấp đôi kim ngạch thương mại và đầu tư trong vòng 5 nămtới.
Theo truyền thông Ấn Độ, phát biểu với báo chí, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ, thế giới đang phải đối mặt với những thách thức an ninh phi truyền thống khốc liệt nhưng vẫn luôn có nhiều cơ hội hợp tác.
© Ảnh : TTXVN - An Văn ĐăngThủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
© Ảnh : TTXVN - An Văn Đăng
Nhà lãnh đạo Việt Nam lưu ý, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là đầu tàu tăng trưởng, nhưng cũng là nơi diễn ra cạnh tranh địa chính trị lớn một cách gay gắt, quyết liệt.
“Do đó, chúng ta cần một cách tiếp cận mang tính toàn cầu và ủng hộ chủ nghĩa đa phương”, - Times of India dẫn phát biểu của Thủ tướng bày tỏ.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí cả hai bên đều muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, công nghệ bán dẫn và công nghệ xanh, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và các chiến lược hành động chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Cùng ngày, tại Thủ đô New Delhi, sau khi hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chứng kiến lễ trao đổi các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai nước.
Theo báo Chính phủ, trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng và các thành viên đoàn cấp cao hai nước, lãnh đạo các cơ quan đã trao đổi các văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng, ngoại giao, tư pháp, văn hóa, y tế, nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực... gồm:
1.
Chương trình hành động Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ giai đoạn 2024-2028.2.
Bản ghi nhớ về hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Pháp luật và Tư pháp Ấn Độ.3.
Bản ghi nhớ về hợp tác phát thanh và truyền hình giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh Prasar Bharati Ấn Độ.4.
Hai hiệp định vay tín dụng giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Ấn Độ trị giá 300 triệu USD.5.
Bản ghi nhớ giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Cảng, Vận tải và Đường thủy nước Ấn Độ về hợp tác và phát triển khu phức hợp di sản hàng hải quốc gia (NMHC) tại Lothal, Gujarat.6.
Ý định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ấn Độ về bảo tồn và phục hồi khu tháp F tại Mỹ Sơn, Quảng Nam, Việt Nam.7.
Bản ghi nhớ giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Cơ quan Hải quan và Thuế gián tiếp của Ấn Độ về đào tạo nguồn nhân lực.8.
Bản ghi nhớ giữa Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế Việt Nam) và Ủy ban Dược liệu quốc gia Ấn Độ về hợp tác trong lĩnh vực cây dược liệu.9.
Bản ghi nhớ giữa Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Đại học Nông nghiệp Trung ương Imphal, Manipur.Hai bên cũng công bố 2 văn kiện, gồm Công hàm về việc thiết lập Cơ chế tham vấn ngoại giao kinh tế cấp thứ trưởng ngoại giao; Công hàm về việc Việt Nam tham gia Liên minh cơ sở hạ tầng chống chịu thiên tai (CDRI) do Ấn Độ đề xướng.
© Ảnh : TTXVN - An Văn ĐăngThủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
© Ảnh : TTXVN - An Văn Đăng
“Việt Nam là đối tác quan trọng của trong Chính sách Hành động hướng Đông và tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Ấn Độ. Có sự phối hợp đồng thuận tốt đẹp giữa quan điểm của hai bên về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng tôi ủng hộ sự tiến bộ, không phải chủ nghĩa bành trướng”, - Thủ tướng Modi nói khẳng định cả Việt Nam và Ấn Độ sẽ tiếp tục hợp tác vì một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở, dựa trên luật lệ quốc tế và sự thịnh vượng chung.