Josep Borrell ve vãn Việt Nam khá lộ liễu

© Ảnh : TTXVN - An Văn ĐăngPhó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Đại diện cấp cao Liên minh Châu Âu (EU) về Chính sách đối ngoại và An ninh Josep Borrell Fontelles phát biểu thông báo kết quả hội đàm.
Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Đại diện cấp cao Liên minh Châu Âu (EU) về Chính sách đối ngoại và An ninh Josep Borrell Fontelles phát biểu thông báo kết quả hội đàm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2024
Đăng ký
Những hành động ve vãn Việt Nam khá lộ liễu đều nằm trong một “bản giao hưởng” chống Trung Quốc và Liên bang Nga được biên soạn “tổng phổ” từ Washington, do các “nhạc công” EU “trình tấu” dưới “cây đũa chỉ huy” của người Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam và nhiều quốc gia Đông Nam Á với phương châm “tiếp cận cân bằng” khó có thể chấp nhận và hòa theo.
Người đứng đầu cơ quan đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) Josep Borrell vừa kết thúc chuyến Việt Nam ba ngày từ 29 đến 31/7. Phát biểu tại Việt Nam, ông ta cho biết: EU muốn đảm bảo hòa bình ở Biển Đông, EU muốn trở thành "nhân tố hỗ trợ thông minh" cho hòa bình và an ninh trong khu vực, tăng cường hợp tác để nâng cao năng lực của Việt Nam trong vấn đề an ninh mạng, an ninh hàng hải và quản lý khủng hoảng.
Liên quan tới chủ đề này, phóng viên Sputnik đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu chính trị quốc tế, chuyên gia Nguyễn Hồng Long.

Mục đích thực sự chuyến thăm và làm việc tại Đông Nam Á của Josep Borrell

Sputnik: Chuyến thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị AMM 57 tại Lào của nhân vật lãnh đạo số 2 của EU cho thấy mãi tới 4 năm sau khi trở thành đối tác chiến lược của ASEAN, đây là lần đầu tiên, EU thể hiện sự quan tâm đặc biệt hơn cả tới khu vực này. Đánh giá của ông về chuyến công du Đông Nam Á lần này, trong đó có Việt Nam, của ông Josep Borrell?
Nhà nghiên cứu chính trị quốc tế Nguyễn Hồng Long:
Một mặt, chuyến đi của ông Josep Borrell Fontelles một lần nữa chứng minh rằng ASEAN đã trở thành một trung tâm quan hệ quốc tế hòa bình, ổn định và phát triển. Mặt khác, chuyến đi này cũng phản ánh những phản ứng đối phó của EU nói riêng và phương Tây do Mỹ cầm đầu nói chung để cố gắng duy trì một thế giới đơn cực; trong đó Mỹ là quốc gia đứng đầu cùng với các “vệ tinh” ở “lục địa già”.
Trong con mắt của Mỹ và EU, những trung tâm quyền lực mới của thế giới đang hình thành đã đe dọa trật tự thế giới đơn cực. Đó là Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), là Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và quan trọng hơn cả là BRICS với 5 thành viên mới ở Trung Đông và Bắc Phi.
Tại Đông Nam Á, đã có hai quốc gia bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS là Thái Lan và Malaysia. Những biến động này đã khiến EU phải “xắn tay” cùng với Mỹ ngăn chặn sự lớn mạnh của các trung tâm mới nhằm duy trì địa vị độc tôn của Mỹ và phương Tây đối với thế giới. Đó là mục đích thực sự chuyến thăm và làm việc tại Đông Nam Á của ngài Borrell.
© Ảnh : TTXVN - An Văn ĐăngBộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Đại diện cấp cao Liên minh Châu Âu (EU) về Chính sách đối ngoại và An ninh Josep Borrell Fontelles.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Đại diện cấp cao Liên minh Châu Âu (EU) về Chính sách đối ngoại và An ninh Josep Borrell Fontelles. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2024
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Đại diện cấp cao Liên minh Châu Âu (EU) về Chính sách đối ngoại và An ninh Josep Borrell Fontelles.

Hành động ve vãn khá lộ liễu của vị lãnh đạo thứ 2 của EU đối với Việt Nam

Sputnik: Một số chuyên gia Nga đã nhận định như sau: Biển Đông là vấn đề nhạy cảm và căng thẳng giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. EU và Mỹ thường lợi dụng điều này để tạo lợi thế cho mình như một yếu tố gây áp lực và thao túng để cuối cùng khiến các nước châu Á chống lại Trung Quốc. Ông có đồng ý với nhận định này không?
Nhà nghiên cứu chính trị quốc tế Nguyễn Hồng Long:
Đối với Biển Đông, Việt Nam hoan nghênh mọi cố gắng gìn giữ hòa bình và ổn định tại khu vực quan trọng này của tất cả các nước. Việt Nam cũng hoan nghênh những quốc gia ủng hộ Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung trong việc biến Biển Đông thành một khu vực hợp tác và phát triển, ngăn chặn căng thẳng leo thang và tăng cường đối thoại để giải quyết các tranh chấp.
Tuy nhiên, vấn đề bảo đảm an ninh và hòa bình ở Biển Đông trước hết là trách nhiệm của các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc, những quốc gia có liên quan trực tiếp đến mọi vấn đề ở Biển Đông. Việt Nam tuy hoan nghênh sự ủng hộ của các nước, các bên đối với việc bảo đảm hòa bình và an ninh ở Biển Đông nhưng cũng phản đối mọi sự can thiệp thô bạo của bên ngoài vào khu vực Biển Đông nhằm những lợi ích riêng cũng như phục vụ cho cuộc cạnh tranh địa chiến lược của các nước lớn.
Cũng cần nhắc để ngài Borrell nhớ lại mục tiêu chiến lược của ASEAN được Hội nghị AMM-57 vừa qua tại Viêng Chăn (Lào) khẳng định là “đề cao đoàn kết và duy trì cách tiếp cận cân bằng”. Và đây cũng là quan điểm chiến lược của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại. Việt Nam cảm ơn EU và cá nhân ngài Borrell đã “lo lắng” cho khả năng an ninh mạng và hàng hải của Việt Nam đồng thời hoan nghênh những sự hợp tác thiết thực của EU đối với Việt Nam, nhất là về kinh tế.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng có đủ năng lực công nghệ cũng như quân sự quốc phòng để tự đảm bảo an ninh trên các vùng biển thuộc chủ quyền của mình ở Biển Đông. Điều mà Việt Nam cần đến trong lúc này là sự phê chuẩn của các nước EU đối với Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) cũng như việc gỡ bỏ “thẻ vàng” của EU đối với thủy hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU thì lại không thấy ngài Borrell đề cập đến. Phải để đến lúc phía Việt Nam nhắc nhở thì ngài Borrell mới làm như “sực nhớ ra” và thừa nhận việc chậm trễ trong việc phê duyệt, cho biết đang thúc giục các quốc gia thành viên còn lại tăng tốc quá trình xem xét phê chuẩn.
Từ những động thái này, có thể thấy những hành động ve vãn khá lộ liễu của vị lãnh đạo thứ 2 của EU đối với Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung. Những hành động này đều nằm trong một “bản giao hưởng” chống Trung Quốc và Liên bang Nga được biên soạn “tổng phổ” từ Washington, do các “nhạc công” EU “trình tấu” dưới “cây đũa chỉ huy” của người Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam và nhiều quốc gia Đông Nam Á là cái nôi của nhiều dòng âm nhạc dân gian nổi tiếng, có nhiều di sản được UNESCO công nhận. Vì vậy, ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng với phương châm “tiếp cận cân bằng” khó có thể chấp nhận và hòa theo những “điệu kèn lạc lõng” từ Mỹ và phương Tây.
ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2024
Dấu ấn AMM-57. Cân bằng và ổn định tại khu vực và vai trò của Nga

Việc nâng cấp quan hệ đối tác với EU sẽ có thể tạo ra những cơ hội lớn cho sự phát triển của Việt Nam trong tương lai gần, nhưng cũng tạo ra những thách thức lớn

Sputnik: Ông Josep Borrell đã không hề úp mở khi tuyên bố rằng Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU và mong muốn cùng cố mối quan hệ đối tác này bằng việc nâng cấp quan hệ EU-Việt Nam. Ông có bình luận gì về phát biểu của Josep Borrell?
Nhà nghiên cứu chính trị quốc tế Nguyễn Hồng Long:
Quả thật là có rất nhiều quốc gia, nhiều liên minh, nhiều bên coi trọng vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam. Muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam vừa để đem lại lợi ích cho cả hai bên nhưng cũng vừa muốn thông qua vị thế và uy tín đó để giành lợi thế cho họ trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược toàn cầu đang diễn ra hết sức căng thẳng và phức tạp hiện nay.
Tất nhiên là việc nâng cấp quan hệ đối tác với khối EU sẽ có thể tạo ra những cơ hội lớn cho sự phát triển của Việt Nam trong tương lai gần. Nhưng mặt khác, nó cũng tạo ra những thách thức lớn không chỉ vì người Châu Âu quá “cao cành” khi đặt ra những hàng rào tiêu chuẩn khắt khe đối với hàng hóa của Việt Nam mà còn muốn lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của EU hay nói đúng hơn là quỹ đạo vệ tinh của Mỹ. Vì vậy, Việt Nam không vội vàng chấp nhận những lời đề nghị đó của EU khi một loạt các trở ngại và vướng mắc còn chưa được tháo gỡ. Trong số những trở ngại đó có sự chậm trễ của việc phê chuẩn hiệp định EVIPA cũng như “thẻ vàng” IUU đối với thủy hải sản Việt Nam, vấn đề nhân quyền và các vấn đề khác còn có vướng mắc.
Theo quan điểm của tôi, cũng vì những điều đó mà Việt Nam không chấp nhận một thứ quan hệ đối tác ở mức cao nhưng nặng về hình thức và có vẻ viển vông. Việt Nam cần những hành động thực chất của EU trong các mối quan hệ với Việt Nam trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng hướng tới hòa bình và ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982. Và điều đặc biệt là quan hệ này không được phép gây ảnh hưởng bất lợi đối với bên thứ ba mà Việt Nam đang có quan hệ tốt đẹp và ổn định, cho dù bên thứ ba đó đang là đối thủ cạnh tranh của EU cũng như của Mỹ.
Còn nếu EU muốn tranh thủ mối quan hệ với Việt Nam để lôi kéo Việt Nam và một liên minh (kể cả quân sự và phi quân sự) nhằm chống lại nước này, nước kia thì xin mời các lãnh đạo EU hãy đọc lại “Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019” và tìm hiểu thật kỹ “NGUYÊN TẮC 4 KHÔNG” bất di bất dịch của Việt Nam.
Sputnik: Xin cảm ơn ông!
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала